text
stringlengths
201
359k
id
stringlengths
25
31
metadata
dict
Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách tiền lương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được ban hành ngày 21/5/2018 và được công bố toàn văn trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngày 22/5. LuatVietnam xin giới thiệu những điểm mới, nổi bật của Nghị quyết này. Tiếp tục tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng Nghị quyết nêu rõ, trong khu vực Nhà nước, giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ sở, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề. Tuy nhiên, đến năm 2021, mức lương cơ sở sẽ hoàn toàn được bãi bỏ. Trong khu vực doanh nghiệp, thực hiện tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020, mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Từ năm 2021, vẫn tiếp tục điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo định kỳ. Từ 2021, lương Nhà nước bằng lương doanh nghiệp Từ năm 2021, mức lương cơ sở và hệ số lương được bãi bỏ, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể, đảm bảo mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức phải bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. - Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. - Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp. Toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương (Ảnh minh họa) Xây dựng 5 bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm Bao gồm: - 1 bảng lương chức vụ: Áp dụng với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, không phân biệt bộ, ngành, ban. - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ: Áp dụng chung với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; được xây dựng trên nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau… - 3 bảng lương với lực lượng vũ trang nhân dân, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan và hạ sĩ quan nghiệp vụ công an; 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công an. Bổ sung tiền thưởng trong cơ cấu tiền lương Cơ cấu tiền lương mới đối với khu vực Nhà nước sẽ bao gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng 10% tổng quỹ lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Bãi bỏ hàng loạt phụ cấp và khoản chi ngoài lương Nghị quyết nêu rõ, sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực nhưng sẽ bãi bỏ các loại phụ cấp khác như: Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu); phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể; phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Đồng thời, bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án… Không áp dụng lương công chức với nhân viên thừa hành, phục vụ Đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp) sẽ không còn được áp dụng bảng lương công chức, viên chức như quy định hiện nay mà thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Tiếp tục thí điểm cơ chế tăng thu nhập cho công chức nhiều nơi Cũng theo Nghị quyết, sẽ mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản cho cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý. Nhà nước không can thiệp vào tiền lương của doanh nghiệp Nhà nước chỉ công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động mà không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động tự thương lương, ký hợp đồng và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.
1700679099281.67.parquet/3275
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 127.4, "token_count": 12776, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/toan-bo-diem-moi-cua-nghi-quyet-27-nq-tw-ve-cai-cach-tien-luong-230-16511-article.html" }
Ngày 30/01/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 18/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục một số mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 01/02/2009 đến hết ngày 31/12/2009.
1700679099281.67.parquet/6484
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 72.5, "token_count": 10927, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/danh-muc-mat-hang-duoc-giam-50-muc-thue-suat-thue-gtgt-186-4883-article.html" }
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Giáo dục 2019. Trong đó có nội dung đáng chú ý liên quan đến thời gian nghỉ hè của giáo viên. Thay vì quy định riêng trong từng Thông tư như hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất quy định chung thời gian nghỉ hè của giáo viên từng cấp học trong cùng một Nghị định. Cụ thể, khoản 1 Điều 5 dự thảo Nghị định nêu rõ: - Với giáo viên mầm non: Thời gian nghỉ hè hàng năm là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có); - Với giáo viên các trường phổ thông, trường chuyên biệt: Thời gian nghỉ hè là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hàng năm theo quy định của Bộ luật Lao động, được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có); - Với giáo viên trường trung cấp, giảng viên trường cao đẳng: Thời gian nghỉ hè hàng năm là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép hàng năm và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động, được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có); - Với giảng viên các trường đại học: Thời gian nghỉ hè do hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục đại học quyết định. Như vậy, thay vì quy định như hiện nay “thời gian nghỉ hè của giáo viên là 02 tháng” thì dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục 2019 lại điều chỉnh thành “thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần”. Đề xuất giáo viên các cấp học được nghỉ hè 08 tuần (Ảnh minh họa) Ngoài ra, chính sách học bổng đối với học sinh, sinh viên cũng là một phần nội dung của dự thảo này. Theo đó, học sinh trường chuyên được xét học bổng nếu có điểm chuyên môn từ 8,5 trở lên hoặc đạt một trong các giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Mức học bổng tối thiểu bằng 3 lần mức học phí hiện hành.
1700679099281.67.parquet/82347
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 144.5, "token_count": 11074, "url": "https://luatvietnam.vn/du-thao/sua-doi-quy-dinh-ve-thoi-gian-nghi-he-cua-giao-vien-628-23467-article.html" }
Vướng mắc về việc xác định thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân với tiền lương làm thêm giờ được Tổng cục Thuế giải đáp tại Công văn số 4641/TCT-DNNCN ngày 12/11/2019. Theo đó, Bộ luật Lao động hiện hành quy định, số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ/ngày, không quá 30 giờ/tháng, tổng số không quá 200 giờ/năm và được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc theo tiền lương của công việc đang làm gồm: - Vào ngày thường: Ít nhất bằng 150%; - Vào ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất bằng 200%; - Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương; - Làm thêm vào ban đêm: Ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và được trả thêm 20% tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Đồng thời, theo hướng dẫn các khoản thu nhập được miễn thuế của Bộ Tài chính tại Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ sẽ được miễn thuế. Do đó, phần thu nhập từ tiền lương, tiền công do làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm ngày bình thường nếu số giờ làm thêm không vượt quá mức quy định nêu trên thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, nếu vượt định mức cho phép thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Bảo hiểm Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2020 Ngày 29/11/2019, Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh đã ra Công văn 2781/BHXH-QLT hướng dẫn thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/01/2020. Theo Công văn này: - Kể từ ngày 01/01/2020, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn phải rà soát lại mức lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương mà đơn vị đã gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước về lao động để điều chỉnh lại cho phù hợp theo nguyên tắc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng dưới đây: + Mức 4,42 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp tại các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè + Mức 3,92 triệu đồng/tháng áp dụng với các doanh nghiệp tại huyện Cần Giờ. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho từng người lao động theo đúng thang lương, bảng lương đã xây dựng. - Doanh nghiệp phải thực hiện mức lương giao kết hợp đồng và đóng đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho từng người lao động theo nguyên tắc: + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; + Đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. - Chậm nhất đến ngày 28/02/2020, các đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương Đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo lương tối thiểu vùng mới. Thương mại-Quảng cáo Hà Nội: Không để tăng đột biến giá thịt lợn dịp Tết Nguyên đán 2020 Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, ngày 21/11/2019, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội ra Công văn 5234/UBND-KT gửi các cơ quan liên quan về việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán 2020. Theo đó, các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng trên toàn thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm: - Theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi để nắm bắt nguồn cung thịt lợn và các mặt hàng thiết yếu khác, từ đó có phương án ổn định thị trường, đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu dẫn đến tăng giá đột biến. - Cấp phép, tạo điều kiện cho các xe chở hàng hóa vào nội thành trong các ngày giờ cao điểm. - Xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm có mầm bệnh hoặc có dịch bệnh cần quản lý; tổ chức các chốt kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn cung đáp ứng tiêu chuẩn. - Ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu; buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng; đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính; các hoạt động sản xuất kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm… Tài chính-Ngân hàng Quỹ từ thiện phải công bố công khai các khoản đóng góp Công khai, minh bạch các khoản đóng góp là một trong những nghĩa vụ của quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo Nghị định 93/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 25/11/2019 vừa qua. Cụ thể, trước ngày 31/3 hàng năm, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có trách nhiệm công bố công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, báo cáo tình hình tài chính, tổ chức, hoạt động với cơ quan cấp giấy phép thành lập, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động của quỹ cũng như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi quỹ đặt trụ sở trước ngày 31/12. Riêng những quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến tặng hoặc theo hợp đồng ủy quyền, di chúc mà không tổ chức quyên góp, nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ. Ngoài ra, Nghị định nêu rõ, tuyệt đối cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, cấm lợi dụng quỹ để tư lợi, gian dối về tài chính hoặc thực hiện các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố… Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/01/2020. Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề Bỏ quy định cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C từ ngày 15/01/2020 Ngày 26/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT liên quan đến việc kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên. Điều 1 Thông tư nêu rõ, bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, từ 15/01/2020 - ngày Thông tư này có hiệu lực, các quy định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh; hồ sơ, thủ tục đăng ký dự kiểm tra; nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ cũng như xếp loại kết quả kiểm tra… nêu tại Quyết định 30 sẽ không còn được áp dụng. Tuy nhiên, các chứng chỉ ngoại ngữ đã được cấp theo Quyết định này vẫn có giá trị sử dụng. Đối với các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày 15/01/2020 thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc. Tuyển nhiều giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngày 28/11/2019, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND áp dụng trên toàn thành phố. Theo đó, để chuẩn bị các điều kiện và tổ chức triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị đội ngũ để thực hiện theo lộ trình đặt ra. Lúc này, phải tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên của từng môn học, lớp học, cấp học theo các giai đoạn: - Giai đoạn 1 từ nay đến tháng 11/2019: Tuyển dụng bổ sung giáo viên chuẩn bị phục vụ giảng dạy chương trình giáo dục mới ở cấp tiểu học, trung học cơ sở; - Giai đoạn 2 từ tháng 12/2019 - tháng 6/2020: Hoàn thành việc tuyển dụng bổ sung giáo viên phục vụ giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở cấp tiểu học, trung học cơ sở; Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1; - Giai đoạn 3 từ tháng 7/2020 - tháng 6/2021: Triển khai áp dụng đại trà toàn thành phố chương trình mới, sách giáo khoa mới cho lớp 1; Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới với các lớp còn lại; - Giai đoạn 4 từ tháng 7/2021 - tháng 6/2022: Tuyển dụng bổ sung giáo viên chuẩn bị phục vụ giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông ở cấp trung học phổ thông (nếu có)… Hành chính Thêm nhiều quy định liên quan đến cán bộ, công chức bị bãi bỏ Sau Thông tư số 11/2019, ngày 27/11/2019, Bộ Nội vụ tiếp tục ban hành Thông tư 15/2019 bãi bỏ thêm một số văn bản liên quan đến điều chỉnh lương tối thiểu của cán bộ, công chức. Theo đó, 03 Thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên tịch ban hành sẽ bị bãi bỏ toàn bộ từ 01/02/2020: - Thông tư liên tịch số 125/TT-LB ngày 24/6/1995 hướng dẫn bàn giao nhiệm vụ, tổ chức và nhân sự bảo hiểm xã hội của hệ thống lao động, thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - Thông tư liên tịch số 54/1999/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 29/12/1999 hướng dẫn điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp và mức sinh hoạt phí với người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước; - Thông tư liên tịch số 72/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 26/12/2000 hướng dẫn điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí với người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước. Thông tư 15/2019/TT-BNV này có hiệu lực từ 01/02/2020. Đăng ký thí điểm hợp nhất hàng loạt cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại Công văn số 5898/BNV-TCBC do Bộ Nội vụ ban hành gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 27/11/2019. Theo đó, để thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, Bộ Nội vụ đề nghị đăng ký thực hiện thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện:
1700679099281.67.parquet/88083
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 100.4, "token_count": 21115, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/diem-tin-van-ban-moi-so-442019-220-23083-article.html" }
Bộ luật Dân sự quy định, ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Trong đó, có những người dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Những người hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo di chúc; nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì chia theo pháp luật. Tuy vậy, Điều 644 của Bộ luật này quy định có 06 nhóm đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, gồm: - Con chưa thành niên của người để lại di sản; - Cha của người để lại di sản; - Mẹ của người để lại di sản; - Vợ của người để lại di sản; - Chồng của người để lại di sản; - Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản. Theo đó, cho dù những người trên không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng gắn bó với người mất mà pháp luật quy định những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế. Có một số người được hưởng thừa kế, không phụ thuộc nội dung di chúc (Ảnh minh họa) Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc di chúc Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Tương tự, trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…). Trên đây là quy định về những người không có tên trong di chúc, vẫn được hưởng thừa kế. Quý khách hàng quan tâm các thông tin liên quan đến vấn đề thừa kế có thể tham khảo tại đây.
1700679099281.67.parquet/125460
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 132.9, "token_count": 11580, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/nhung-nguoi-khong-co-ten-trong-di-chuc-van-duoc-huong-thua-ke-230-18036-article.html" }
Ngày 01/6/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 1511/BHXH-CSXH chấn chỉnh công tác quản lý, xét duyệt hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Thời gian gần đây, qua công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện có tình trạng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thực hiện cấp chứng từ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) không đúng quy định cho người lao động để thanh toán chế độ BHXH, có trường hợp trục lợi chính sách, vi phạm các quy định của pháp luật về chính sách an sinh xã hội. Trong quá trình thẩm định hồ sơ ốm đau, thai sản tại một số nơi đã phát hiện sự bất thường về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (GCN) với các biểu hiện:
1700679099281.67.parquet/131437
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 88.6, "token_count": 11328, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nhieu-bat-thuong-trong-cap-giay-chung-nhan-nghi-om-dau-thai-san-186-30663-article.html" }
Trong đời sống hiện đại, việc phát sinh các khoản nợ riêng của vợ, chồng là rất phổ biến. Vậy, vợ/chồng căn cứ vào đâu để chứng minh mình không phải trả tiền cho khoản nợ riêng của bên kia? Thực tế, đa số các cặp vợ chồng không thỏa thuận về chế độ tài sản mà sau khi kết hôn tự động xác lập chế độ tài sản theo luật định. Tài sản tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều này được áp dụng tương tự với các khoản nợ. Tuy nhiên, không phải mọi khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ, chồng. Xác định nợ riêng, nợ chung của vợ chồng thế nào? (Ảnh minh họa) Phải cùng trả khoản nợ do người kia tạo nên khi nào? Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng phải cùng trả các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây: “1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.” Điều 27 Luật này cũng khẳng định: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ nêu trên. Đồng thời, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh…). Không có nghĩa vụ trả khoản nợ riêng Cũng theo các quy định nêu trên, khoản nợ không do 02 bên cùng thỏa thuận mà do một bên tự ý xác lập thuộc các trường hợp sau thì có thể được xác định là nợ riêng: "1. Không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 2. Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 3. Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 4. Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật; 5. Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014". Đối với khoản nợ riêng này, người xác lập có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ, không được dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán cho những khoản nợ này. Điều 6 và khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Đương sự có quyền, nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy, khi có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ, bên có yêu cầu chứng minh được việc vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: Ăn ở, học hành, chữa bệnh… thì Tòa án có thể quyết định đó là nợ chung, vợ chồng cùng có trách nhiệm trong việc trả nợ.
1700679099281.67.parquet/137576
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 835.8, "token_count": 12263, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/xac-dinh-no-rieng-no-chung-cua-vo-chong-the-nao-230-16632-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5455:1998 CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT - CHẤT TẨY RỬA – XÁC ĐỊNH CHẤT HOẠT ĐỘNG ANION BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ HAI PHA TRỰC TIẾP Surface active agent – Detergent – Determination of anionic- active matter by manual or mechanical direct two-phase titration procedure Lời nói đầu: TCVN 5455: 1998 hoàn toàn tương đương với ISO 2271: 1989 TCVN 5455: 1998 thay thế cho TCVN 5455- 72 TCVN 5455:1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 47 “ Ho á ch ất c ơ b ản”biên soạn,Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường- Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lắc bằng tay hoặc khuấy bằng máy để xác định chất hoạt động anion có trong chất tẩy rửa. Phương pháp được áp dụng cho các chất hoạt động ở dạng rắn hoặc dung dịch nước. Phương pháp này không áp dụng khi có mặt chất hoạt động bề mặt cation Phương pháp lắc bằng tay được sáp dụng để xác định ankylbenzen sunfonat ; ankan sunfonat, sunfat và hidrosunfat; ankylphenol sunfat; các sunfat etoxi và metoxi của rượu béo; diankylsunfosuxinat và các chất hoạt động khác có chứa một nhóm háo nước trong mối phân tử. Phương pháp khuấy bằng máy được áp dụn cho tất cả các sản phẩm kể trên nếu nó cho kết quả có thể so sánh với kết quả nhận được theo phương pháp lắc bằng tay. Chú thích- Các sunfonat có khối lượng phân tử trung bình thấp ở dạng hidrotrop( toluen, xilen) không cản trở khi có mặt ở nồng độ nhỏ hơn 15 % ( m/m) so với chất hoạt động. Ở mức cao hơn , ảnh hưởng của nó cần được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Xà phòng, urê và các muối của etylendinitri-tetra axetic axit không gây cản trở. Khi có mặt các chất hoạt động bề mặt không ion, ảnh hưởng của nó cần được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Các hợp chất vô cơ điển hình trong thành phần chất tẩy rửa như natri clorua, sunfat, borat, tripoliphotphat, peborat, silicat… không gây cản trở, nhưng các chất tẩy trắng khác ngoài peborat cần được phân huỷ trước khi phân tích mẫu và mẫu cần thử được hoà tan trong nước. 2. Tiêu chuẩn trích dẫn TCVN 1609- 1988 Dụng cụ thuỷ tinh thí nghiệm- Buret- Phần 1- Yêu cầu chung. TCVN 1606-1988 Dụng cụ thuỷ tinh thí nghiệm- Pipet một vạch mức. TCVN 1605-1988 Dụng cụ thuỷ tinh thí nghiệm- Bình định mức một vạch 3. Nguyên tắc Xác định chất hoạt động anion trong môi trường chứa pha nước và clorofom bằng cách chuẩn độ với một thể tích dung dịch chuẩn chất hoạt động cation ( benzentoni clorua), có mặt chất chỉ thị là hỗn hợp của thuốc nhuộm cation (dimidi bromua) và thuốc nhuộm anion (đisunfin xanh 1 ) Chú thích – Qúa trình hoá học n hư sau: chất hoạt động anion sẽ tạo muối với thuốc nhuộm cation tan được trong clorofom, lớp này có màu hồng ánh đỏ. Trong quá trình chuẩn độ bezentoni clorua sẽ thay thế dimidi bromua trong muối và màu hồng sẽ biến khỏi lớp clorofom khi thuốc nhuộm chuyển sang pha nước. Lưọng dư bezentoni clorua sẽ tạo muối với thuốc nhuộm anion tan được trong clorofom và có màu xanh. 4. Thuốc thử Trong quá trình phân tích chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương. 4.1. Clorofom, d20 = 1,48 g/ml được cất ở khoảng từ 59,5 0C đến 61,50C 4.2. Axit sunfuric, dung dịch khoảng 245 g/l. Cẩn thận thêm 134 ml axit sunfuric d20 = 1,83 g/ml vào 300 ml nước và pha loãng đến 1 lit. 4.3. Axit sunfuric, dung dịch chuẩn c( ẵ H2SO4) = 1.0 mol/l 4.4. Natri hidroxit, dung dịch chuẩn c( NaOH) = 1,0 mol/l 4.5. Natri lauryl sunfat( natri đodexyl sunfat) [ CH3(CH2)11OSO3Na], dung dịch chuẩn c ( C12H25NaO4S ) = 0,004 mol/l Kiểm tra độ tinh khiết của Natri lauryl sunfat và đồng thời chuẩn bị dung dịch chuẩn 4.5.1 Xác định độ tinh khiết của Natri lauryl sunfat Cân 5 g ± 0,2 g sản phẩm thử chính xác đến 1 mg, cho vào bình cầu đáy tròn dung tích 250 ml. Thêm chính xác 25 ml dung dịch chuẩn axit sunfuric ( 4.3), lấy ống sinh hàn và hồi lưu. Từ 5 đến 10 phút đầu tiên, dung dịch sẽ đặc dần và có xu hướng tạo bọt mạnh; kiểm soát điều này bằng cách ngắt nguồn diện và lắc xoáy bình. Để tránh tạo bọt quá nhiều, thay vì đun hồi lưu, dung dịch này có thể được đặt trong bếp cách thuỷ đang sôi trong vòng 60 phút. Sau 10 phút tiếp theo, dung dịch sẽ trở nên trong và ngừng tạo bọt. Tiếp tục đun hồi lưu thêm 90 phút nữa. Ngắt nguồn nhiệt, làm nguội bình và cẩn thận tráng rửa bình ngưng bằng 30 ml etanol, sau đó là nước. Thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein ( 4.7) và chuẩn độ dung dịch này bằng dung dịch natri hidroxit( 4.4). Tiến hành một phép thử trắng bằng cách chuẩn độ 25 ml dung dịch axit sunfuric ( 4.3 ) bằng dung dịch natri hidroxit( 4.4). Tính độ tinh khiết t theo phần trăm khối lượng của natri lauryl sunfat, theo công thức: 28,84 x ( V1 – V0 ) x CO m Trong đó: V1 l à thể t ích dung d ịch n atri hidroxit ( 4.4) đ ã s ử d ụng cho m ãu tr ắng, t ính b ằng mililit V0 l à thể t ích dung dịch natri hidroxit đã sử dụng cho phần mẫu thử natri lauryl sunfat, tính bằng mililit; CO là nồng độ chính xác của dung dịch natri hidroxit ( 4.4) tính bằng mol NaOH/l; m1 là khối lượng của phần mẫu thử natri lauryl sunfat, tính bằng gam. 4.5.2 Chuẩn bị dung dịch chuẩn natri lauryl sunfat Cân từ 1,14 g đến 1.16 g natri lauryl sunfat chính xác đến 1 mg và hoà tan trong 200 ml nước. Chuyển định lượng dung dịch này vào bình định mức 1000 ml ( 5.3) có nút và pha loãng bằng nước đến vạch mức. Tính nồng độ chính xác c2 của dung dịch bằng mol C12H25NaO4S/l theo công thức: m2 x t 288,4 x 100 Trong đó m2 là khối lượng của natri lauryl sunfat đã sử dụng để pha dung dịch, tính bằng gam: t là độ tinh khiết như đã nêu trong 4.5.1. 4.6 Benzetoni clorua, dung dịch chuẩn c( C27H42ClNO2) = 0,004 mol/l Benzyl dimetyl-2-2-4(1.1.3.3 tetra metylbutyl) phenoxi-etoxietyl amoni clorua,mono hidrat: [(CH3)3-C-CH2-C-(CH3)2-C6H4OCH2-CH2-N-(CH3)2-CH2-C6H6 ] + Cl-.H2O 4.6.1 Chuẩn bị dung dịch Cân khoảng 1,75 g đến 1,85 g bezetoni chính xác đén 1 mg và hoà tan trong nước. Chuyển định lượng dung dịch vào bình định mức 1000 ml ( 5.3) có nút thuỷ tinh và thêm n ước đến vạch mức Chú thích - Để chuẩn bị dung dịch 0,004 mol/l , sấy khô benzentoni clorua ở 105 0C, làm nguội trong bình hút ẩm, cân 1,792 g chính xác đến 1 mg hoà tan trong nước pha loãng đến 1000 ml. Các phép thử đã chứng tỏ rằng các thuốc thử cation khác như là xetyl amoni bromua và benzankoni clorua cho các kết quả tương đương như các kết quả thu được khi sử dụng benzentoni clorua. Tuy nhiên, những thử nghiệm này chưa được thực hiện với số lượng đủ để khẳng định chắc chắn rằng các kết quả sẽ như nhau mà không phụ thuộc vào sản phẩm nào được phân tích. Vì vậy, nếu benzentoni clorua không có sẵn thì có thể dùng thuốc thử khác, miễn là điều này phải được ghi vào biên bản thử. Trong trường hợp có nghi ngờ và trường hợp có tranh cãi thì chỉ được sử dụng bezentoni clorua. 4.6.2 Chuẩn hoá dung dịch Dùng pipet (5.4) hút 25 ml dung dịch natri luaryl sunfat chuẩn ( 4.5) cho vào lọ hoặc ống đong( 5.1) hoặc bình chuẩn độ ( 5.5), rồi thêm 10 ml nước, 15 ml clorofom( 4.1) và 10 ml dung dịch chỉ thị hỗn hợp( 4.8). Chuẩn độ với dung dịch benzentoni clorua( 4.6.1)/ Nếu dùng lọ hoặc ống đong( 5.1) thì phải đậy nút và sau mỗi lần thêm phải lắc kỹ; nếu dùng bình chuẩn độ ( 5.5) kèm máy khuấy thì chạy máy khuấy ít nhất 4 giây rồi tắt máy. Lớp bên dưới sẽ có màu hồng. Tiếp tục chuẩn độ và lắc mạnh( nếu dùng 5.1) hoặc khuấy ( nếu dùng 5.2). Khi tiến tới điểm cuối, nhũ tương được tạo thành trong quá trình lắc sẽ dần bị phá vỡ dễ dàng. Tiếp tục chuẩn độ từng giọt, lắc sau mỗi lần thêm dung dịch chuẩn cho đến khi đạt được điểm cuối. Đó là thời điểm lớp clorofom hoàn toàn biến mất màu hồng và chuển sang màu xanh ghi nhạt. 4.6.3 Tính nồng độ Tính nồng độ chính xác c1 của dung dịch benzentoni clorua, biểu thị bằng số mol C27H42ClNO2/ lit, theo công thức: c2 x 25 V2 Trong đó V2 là thể tích của dung dịch benzentoni clorua đã dùng để chuẩn độ trong 4.6.2, tính bằng mililit; c2 như trong 4.5.2 4.7 Phenolphtalein,dung dịch 10 g/l trong etanol Hoà tan 1 g phenolphtalein trong 100 ml etanol 95 % ( V/ V). 4.8. Dung dịch chỉ thị hỗn hợp*) 4.8.1 Dung dịch gốc Dung dịch này được pha từ disunfin xanh 1 và dimidi bromua 4.8.1.1 Disunfin xanh 1 **)( chỉ số màu 42045) ( Dinatri-4�,4�� dinitrilodietyl triphenyl metan-2,4disunfonat) 4.8.1.2 Dimidi bromua ( 3,8- diamo- 5 metyl-6 phenyl phenantridini bromua) 4.8.1.3 Chuẩn bị dung dịch gốc Cân 0,5 g ± 0,005 g dimidi bromua( 4.8.1.2), chính xác đến 1 mg, cho vào cốc dung tích 50 ml, và 0,25 g ± 0,005 g disunfin xanh 1( 4.8.1.1) cho vào cốc dung tích 50 ml thứ hai. Thêm khoảng 20 đến 30 ml etanol 10% ( V / V) nóng vào cốc. Khuấy đến khi tan hết và chuyển các dung dịch vào bình định mức dung tích 250 ml. Tráng cốc bằng dung dịch etanol gộp vào bình và định mức bằng etanol đến vạch. 4.8.2 Dung dịch axit Thêm 200 ml nước vào 20 ml dung dịch gốc ( 4.8.1) trong một bình định mức dung tích 500 ml. Thêm 20 ml dung dịch axit sunfuric nồng độ xấp xỉ 245 g/l ( 4.2), lắc kỹ và pha loãng bằng nước đến vạch mức. Gĩư ở chỗ tối. 5. Thiết bị Các thiết bị thí nghiệm thông thường và 5.1 Lọ hoặc ống đong, dung tích 100 ml có nút nhám. 5.2 Buret, dung tích 25 ml và 50 ml phù hợp với TCVN 1609-1988. 5.3 Bình định mức một vạch, dung tích 1000 ml, có nút nhám, phù hợp với TCVN 1605-1988 5.4 Pipet một vạch, dung tích 25 ml, phù hợp với TCVN 1606-1988 5.5 Bình chuẩn độ, có thiết bị khuấy phù hợp ( xem hình 1) chạy bằng môtơ. 5.6 Buret tự động, kiểu piston có môtơ, dung tích 20 ml , có độ chính xác tương đương như đã qui định trong 5.2 6. Lấy mẫu Mẫu phòng thí nghiệm được chuẩn bị và bảo quản phù hợp với hướng dẫn trong các quy định hiện hành. 7. Cách tiến hành Cảnh báo- Cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc với các dung môi độc 7.1 Phần mẫu thử Cân một lượng mẫu phòng thí nghiệm( xem điều 6) chính xác đến 1 mg, vào cốc 150 ml có chứa khoảng 0,003 mol đến 0,005 mol chất hoạt động anion Chú thích- Bảng dưới đây được tính trên cơ sở khối lượng phân tử trung bình là 360, có thể được dùng như chỉ số sơ bộ Bảng 1- Khối lượng phần mẫu thử Lượng chất hoạt động trong mẫu, %( m/m) Khối lượng phần mẫu thử,g Lượng chất hoạt động trong mẫu, %(m/m) Khối lượng phần mẫu thử,g 15 10,0 60 2,4 30 5,0 80 1,8 45 3,2 100 1,4 7.2 Xác định Hoà tan phần mẫu thử trong nước. Thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein (4.7) và trung hoà đến màu hồng nhạt bằng dung dịch natri hidroxit( 4.4) hoặc dung dịch axit sunfuric( 4.3) nếu cần. Chuyển định lượng vào bình định mức dung tích 1000 ml ( 5.3) có nút nhám và pha loãng đến vạch bằng nước. Lắc kỹ, dùng pipet ( 5.4) hút 25 ml dung dịch này cho vào lọ hoặc ống đong( 5.1) hoặc bình chuẩn độ ( 5.5), rồi thêm 10 ml nước, 15 ml clorofom(4.1) và 10 ml dung dịch chỉ thị axit hỗn hợp(4.8).
1700679099281.67.parquet/141151
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 594.9, "token_count": 17377, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-5455-1998-226010-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 355-CT Chỉ thị 355-CT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 355-CT NGÀY 5-10-1990 VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH TRUNG ƯƠNG VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ. Để phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần; trong khi tiến hành nghiên cứu nhằm đổi mới công tác kế hoạch hoá, tiến tới ban hành văn bản pháp quy của Hội đồng Bộ trưởng thay thế Nghị định số 49-CP ngày 25-3-1974 về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các văn bản khác có liên quan đến hệ thống các tổ chức kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu hệ thống các tổ chức kế hoạch thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây: 1. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. a) Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các dự án tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất. b) Tổ chức xây dựng các dự án kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm các cân đối tổng thể nền kinh tế quốc dân trên những lĩnh vực quan trọng, thống nhất các cân đối giá trị với cân đối hiện vật (kể cả phần vay nợ và viện trợ của nước ngoài) phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước. c) Trình Hội đồng Bộ trưởng những tư tưởng quan điểm chung về các biện pháp, chính sách để bảo đảm thực hiện định hướng kế hoạch, nghiên cứu dự thảo một số chính sách liên quan ngành do Hội đồng Bộ trưởng phân công. d) Kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phục vụ Hội đồng Bộ trưởng điều hành các cân đối chủ yếu của nền kinh tế và chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Hội đồng Bộ trưởng phân công. e) Thường trực xét duyệt các tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ, thường trực Hội đồng xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật cấp Nhà nước; thẩm tra và lập tờ trình Hội đồng Bộ trưởng về các dự án đầu tư để bảo đảm cơ cấu đầu tư phù hợp với định hướng kế hoạch. g) Quản nước Nhà nước về quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ kế hoạch. 2. Cơ quan kế hoạch cấp Bộ. a) Nghiên cứu xây dựng chiến lược, phương án phân bố lực lượng sản xuất của ngành trên phạm vi cả nước, xây dựng dự án kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành hay lĩnh vực xuyên suốt cả nước phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước. b) Tham gia nghiên cứu dự thảo Luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành hay lĩnh vực. c) Tổ chức triển khai thực hiện và điều hành, kiểm tra thực hiện kế hoạch của ngành hay lĩnh vực. d) Tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư của ngành hay lĩnh vực và đề xuất ý kiến đối với những dự án đầu tư có liên quan. 3. Uỷ ban kế hoạch tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương. a) Cụ thể hoá chiến lược kinh tế - xã hội và các phương án phân vùng, phân bố lực lượng sản xuất của cả nước thành phương án của tỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, tham gia nghiên cứu các chuyên đề kinh tế - xã hội chung của cả nước. b) Tổ chức xây dựng các dự án kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố bảo đảm các cân đối chủ yếu và thống nhất kế hoạch hiện vật với kế hoạch giá trị (kể cả phần vay nợ và viện trợ của nước ngoài) phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nước. c) Tham gia nghiên cứu, cụ thể hoá các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước cho phù hợp với địa phương. d) Theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hành việc thực hiện các cân đối lớn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa phương. e) Chủ trì tổ chức xét duyệt dự án đầu tư các công trình xây dựng của địa phương và tham gia xét duyệt các công trình cây dựng của Trung ương và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố, chủ trì xét duyệt và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật theo chế độ được phân cấp. Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên và phối hợp với các Bộ, các địa phương xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và cơ quan kế hoạch các cấp theo hướng tăng cường chất lượng, biên chế gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối trung gian, phù hợp với hệ thống quản lý mới để trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu mới. Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành tốt Chỉ thị này.
1700679099281.67.parquet/146802
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 125.5, "token_count": 13101, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chi-thi-355-ct-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-2119-d1.html" }
Đây là một trong những nguyên tắc được nêu tại Công điện hỏa tốc số 20/CĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội về tăng tốc kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với mục tiêu nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trước ngày 15/9/2021, Thành phố đặt ra một số nguyên tắc thực hiện sau: - Phân loại các vùng theo mức độ nguy cơ và có biện pháp phù hợp với từng vùng để “bảo vệ vững chắc vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ”. - Xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân trên toàn bộ địa bàn để bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng. 100% người trên 18 tuổi ở Hà Nội được tiêm vắc xin trước ngày 15/9 (Ảnh minh họa) - Hoàn thành tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9/2021 trên cơ sở số vắc xin được phân giao của Bộ Y tế. Tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định. Đặc biệt ưu tiên và lưu ý cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Tổ chức nhiều điểm tiêm tại phường, xã, tổ dân phố, thôn, khu phố. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm, giảm bớt thủ tục hành chính. Ưu tiên tiêm tại chỗ, tiêm cuốn chiếu, tiêm dứt điểm cho từng khu vực theo đơn vị hành chính.
1700679099281.67.parquet/151330
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 145, "token_count": 9974, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nguoi-tren-18-tuoi-o-ha-noi-duoc-tiem-vac-xin-186-32734-article.html" }
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều quốc gia thừa nhận người chuyển đổi giới tính. Vậy nếu đã sang Thái Lan chuyển đổi giới tính thì khi về Việt Nam có được công nhận không? Quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân Trước đây, trong Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính thì hành vi thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, với nỗ lực tuyên truyền, giáo dục của Nhà nước và xã hội, mọi người đã có cái nhìn khách quan hơn, không còn thái độ kỳ thị những người chuyển giới nữa. Đặc biệt, Bộ luật Dân sự mới nhất 2015 đã có quy định cụ thể và riêng biệt về vấn đề này. Theo đó, Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật; Người chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định. Như vậy, giờ đây, pháp luật đã nhìn nhận quyền chuyển đổi giới tính như một quyền nhân thân của cá nhân. Mặc dù, mới chỉ là quy định chung nhất về vấn đề chuyển đổi giới tính và chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn quy định này nhưng đối với những người đã chuyển đổi giới tính đây có thể coi là một bước tiến vô cùng quan trọng. Việt Nam có công nhận chuyển giới không? (Ảnh minh họa) Việt Nam đã công nhận người chuyển giới? Cũng theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch như: quyền thay đổi họ, tên, thay đổi quốc tịch, ... Theo đó, tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính. Từ những phân tích trên có thể thấy, đối với người đã sang Thái Lan chuyển đổi giới tính, pháp luật Việt Nam công nhận giới tính mới của họ với đầy đủ các quyền nhân thân.
1700679099281.67.parquet/180416
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 70.5, "token_count": 11447, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/chuyen-gioi-co-duoc-cong-nhan-o-viet-nam-khong-230-18986-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 55/QĐ-BXD Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Lê Quang Hùng Ngày ban hành: 25/01/2017 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Xây dựng, Thông tin-Truyền thông TÓM TẮT VĂN BẢN Nguyên tắc bảo trì tháp thu phát sóng viễn thông, truyền hình Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình đã được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 55/QĐ-BXD ngày 25/01/2017, trong đó nhấn mạnh tới các nguyên tắc kiểm định và bảo trì. Cụ thể, việc bảo dưỡng định kỳ trạm truyền thông do những người được đào tạo đầy đủ kiến thức về an toàn, các nội dung kỹ thuật bảo dưỡng cần thực hiện, được kiểm tra sức khỏe nếu cần thiết; chỉ những người được đào tạo về cột cao, có chứng nhận mới được công tác trên cột cao. Đồng thời, không được sử dụng các chất kích thích trước khi công tác trên cột cao; khi làm việc trên cao phải thắt dây an toàn, có mũ bảo hộ, túi đựng dụng cụ thuận tiện chắc chắn, tránh để rơi đồ, dụng cụ từ trên cao xuống. Khi làm việc với thiết bị điện phải mặc tất cả quần áo không dẫn điện, tất cả các dụng cụ phải được bọc nhựa để tránh chập điện giữa đường dẫn và kim loại nối đất; không chấp nhận việc dùng băng dính để quấn dụng cụ; sử dụng các loại thang không dẫn điện. Đặc biệt, cấm tiến hành công việc trên cột tháp khi trời mưa to, gió lớn, có giông sét hoặc không đủ ánh sáng để làm việc… Cũng theo Quyết định này, việc kiểm tra bao gồm: Kiểm tra ban đầu - thực hiện sau 03 tháng từ thời điểm nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; Kiểm tra định kỳ - tần suất tối đa 24 tháng/lần với vùng ven biển; 30 tháng/lần với các vùng còn lại; Kiểm tra bất thường - tiến hành khi công trình có dấu hiệu hư hỏng do tác động đột ngột của các yêu tố bên ngoài; Kiểm tra chi tiết - tiến hành sau khi các cuộc kiểm tra nêu trên cho thấy có yêu cầu phải kiểm tra kỹ kết cấu. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết Quyết định 55/QĐ-BXD tại đây tải Quyết định 55/QĐ-BXD Quyết định 55/QĐ-BXD DOC (Bản Word) Quyết định 55/QĐ-BXD PDF (Bản có dấu đỏ) Quyết định 55/QĐ-BXD ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ XÂY DỰNG -------- Số: 55/QĐ-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THÁP THU PHÁT SÓNG VIỄN THÔNG, TRUYỀN THANH, TRUYỀN HÌNH ------------------ BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 12/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 746/QĐ-BXD ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt dự án “Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác kiểm định, bảo trì và biên soạn các tài liệu hướng dẫn quy trình kiểm định, bảo trì các công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình” thuộc Đề án “Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam”; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1.Phê duyệt Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng lập, phục vụ việc tổ chức kiểm định, bảo trì các công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình trên cả nước (Quy trình được ban hành kèm theo Quyết định này). Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Bộ trưởng (để b/c); - Lưu: VP, GĐ. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quang Hùng QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CÁC CÔNG TRÌNH THÁP THU PHÁT SÓNG VIỄN THÔNG, TRUYỀN THANH, TRUYỀN HÌNH (Kèm theo Quyết định số 55/QĐ-BXD ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) LỜI NÓI ĐẦU Quy trình kiểm định các công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình do Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng ban hành. Quy trình này là tài liệu kỹ thuật để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc thực hiện công tác kiểm định công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình. MỤC LỤC 1. Cơ sở xây dựng quy trình kiểm định 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng 3. Căn cứ để kiểm định 4. Chu kỳ kiểm định 5. Công tác chuẩn bị 6. Lập đề cương kiểm định 7. Công tác đo đạc, khảo sát 8. Lấy mẫu thí nghiệm xác định đặc trưng vật liệu 9. Xác định tải trọng thực tế 10. Phân tích, đánh giá an toàn kết cấu 11. Lập báo cáo kiểm định 12. An toàn khi kiểm định Phụ lục 1 - Mẫu đề cương kiểm định an toàn chịu lực kết cấu công trình Phụ lục 2 - Danh mục thiết bị thường sử dụng trong kiểm định Phụ lục 3 - Mẫu ghi kết quả đo đạc kích thước các cấu kiện Phụ lục 4 - Mẫu ghi kết quả kiểm tra anten lắp đặt trên công trình Phụ lục 5 - Ví dụ mẫu ghi số liệu đo đạc hiện trạng mặt bằng chân tháp Phụ lục 6 - Ví dụ mẫu ghi số liệu kết quả đo nghiêng công trình Phụ lục 7 - Xác định các đặc trưng vật liệu của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép Phụ lục 8 - Một số phương pháp đo lực căng dây neo Phụ lục 9 - Phương pháp thí nghiệm vi động (microdynamics) Phụ lục 10 - Mẫu báo cáo kết quả kiểm định an toàn chịu lực kết cấu tháp 1. Cơ sở xây dựng quy trình kiểm định Quy trình này được biên soạn dựa trên các văn bản, tài liệu kỹ thuật dưới đây: - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. - Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. - ANSI/TIA-222-G-2005, Structural Standard for Antenna Supporting Structures and Antennas (Tiêu chuẩn kết cấu đối với các kết cấu đỡ ăng ten và các thiết bị phụ trợ). - СП 70.13330.2012 Несущие и ограждающие конструкции (Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che). - СП 13-102-2003 “Правила обследования несущих строительных конструкций зданий и сооружений” (Nguyên tắc khảo sát các kết cấu nhà và công trình xây dựng). - Văn bản số 2340/MOBIFONE-ĐT ngày 15/4/2016 của Tổng công ty viễn thông Mobifone, văn bản số 1047/VTQĐ-XD ngày 29/4/2016 của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, văn bản số 1754/VNPT-KHĐT ngày 19/4/2016 của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT về việc đóng góp ý kiến cho Dự thảo Quy trình bảo trì, kiểm định tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình. 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng Quy trình này là tài liệu kỹ thuật để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc thực hiện công tác kiểm định công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình. Ngoài ra, quy trình này có thể áp dụng cho các công trình cần kiểm định trong trường hợp có yêu cầu của Chủ Đầu tư hoặc Cơ quan chức năng, ví dụ: công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, ảnh hưởng đến an toàn, khai thác và sử dụng; công trình cần kiểm định khi lắp đặt thêm thiết bị, cải tạo nâng cấp; công trình kiểm định theo yêu cầu như đề phòng trước mùa mưa bão hoặc sau khi bị tố lốc, bão mạnh, lũ lụt v.v.; công trình bị hư hỏng, có khiếm khuyết hay bị sự cố do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do các nguyên nhân khác. Các đối tượng công trình tháp ở trên được phân thành 5 cấp theo Thông tư03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016, có hiệu lực từ ngày 15/5/2016, cụ thể như sau: - Cấp đặc biệt ( H ≥ 300 m, trong đó, H - chiều cao tháp); - Cấp I (H ≥ 150 m); - Cấp II (H ≥ 75 m); - Cấp III (H ≥ 45 m); - Cấp IV (H < 45 m). 3. Căn cứ để kiểm định Việc kiểm định phải căn cứ vào quy chuẩn QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu các điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng và các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định. Đối với các công trình có lưu giữ hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và trong các hồ sơ đó có các tiêu chuẩn áp dụng thì việc kiểm định sử dụng các tiêu chuẩn ghi trong các hồ sơ này, có thể tham khảo các tiêu chuẩn liệt kê trong Bảng 1 dưới đây. Đối với các công trình không lưu giữ hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công, hoặc có lưu giữ nhưng không ghi rõ hoặc đầy đủ các tiêu chuẩn áp dụng thì việc kiểm định có thể sử dụng các tiêu chuẩn trong Bảng 1 làm căn cứ. Bảng 1: Danh mục các tiêu chuẩn làm căn cứ để kiểm định hoặc tham khảo1 Mã hiệu2 Tên tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9386:2012 Thiết kế công trình chịu động đất TCVN 5575:2012 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 170:1989 Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 4398:2001 Thép và sản phẩm thép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu, thử cơ tính TCVN 197:2002 Vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ thường TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9334:2012 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy TCVN 9356:2012 Kết cấu BTCT- Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông TCVN 9357:2012 Bê tông nặng- Đánh giá chất lượng bê tông - Phương pháp xácđịnh vận tốc xung siêu âm TCVN 9362:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 9360:2012 Qui trình kỹ thuật xác định độ lún công trình công nghiệp và dân dụng bằng phương pháp đo cao hình học và các tiêu chuẩn, quy định khác có liên quan . Ghi chú: 1 Trong trường hợp ban hành các tiêu chuẩn chuyên về tháp viễn thông thì việc kiểm định căn cứ vào các tiêu chuẩn chuyên ngành này và các tiêu chuẩn liên quan. 2 Đối với các tiêu chuẩn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). 4. Chu kỳ kiểm định Công tác kiểm định được thực hiện với chu kỳ 05 năm đối với dạng cột dây co và 07 năm đối với dạng tháp tự đứng. Tuy nhiên, chu kỳ kiểm định này có thể giảm từ01 đến 02 năm đối với công trình cấp đặc biệt; công trình được xây dựng ở khu vực ven biển (cách mép bờ biển dưới 10 km), trong môi trường ăn mòn, hay các thápthường xuyên chịu tác động của bão, lũ...; công trình đã đưa vào sử dụng lâu năm. Ngoài ra, công tác kiểm định có thể được thực hiện khi có yêu cầu của Chủ Đầu tư hoặc Cơ quan chức năng như quy định tại mục 2 của quy trình này. 5. Công tác chuẩn bị Mục đích của công tác chuẩn bị là tìm hiểu các thông tin cơ bản về công trình tháp sẽ được kiểm định. Cụ thể, cần phải thu thập, nghiên cứu và phân tích các hồ sơ, tài liệu sau: - Hồ sơ thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị, vận hành, bảo trì, kiểm định, sửa chữacông trình; - Tài liệu khảo sát địa chất nếu có. Quá trình thu thập, phân tích hồ sơ, tài liệu cần xác định được các thông tin nhưsau: - Năm xây dựng và năm đưa vào sử dụng; - Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, tư vấn giám sát...; - Giải pháp kết cấu, giải pháp nền móng công trình; - Tải trọng và tác động, trong đó đặc biệt lưu ý về tải trọng gió và yếu tố ăn mòn; - Vật liệu sử dụng. Khi các công tác chuẩn bị nêu trên không đưa ra đủ các thông tin cần thiết phụcvụ cho các bước kiểm định tiếp theo, có thể tiến hành khảo sát sơ bộ để có những thông tin về các kích thước hình học, các đặc trưng cơ lý của vật liệu, các hư hỏng, khuyết tật v.v. Từ đó, có cơ sở để xác định các nội dung và khối lượng khảo sát đối với từng loại cấu kiện, liên kết của kết cấu tháp. 6. Lập đề cương kiểm định Trên cơ sở các thông tin đã tìm hiểu và thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị, tiến hành lập đề cương kiểm định, trong đó cần chỉ rõ: - Mục đích và nhiệm vụ; - Danh mục nhân sự tham gia, năng lực của chủ trì và các cá nhân thực hiện; - Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng; - Danh mục, vị trí và khối lượng các cấu kiện, liên kết cần khảo sát; - Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu, thí nghiệm; - Danh mục thiết bị được sử dụng (Có thể tham khảo Phụ lục 2); - Danh mục các tính toán kiểm tra cần thiết; - Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động; - Tiến độ và dự toán (nếu có). Công tác khảo sát có thể được thực hiện toàn bộ (tổng thể) hoặc một phần kết cấu tùy thuộc vào nhiệm vụ đề ra, mức độ đầy đủ của hồ sơ thiết kế, đặc điểm và mức độ khuyết tật, hư hỏng. Khảo sát toàn bộ được tiến hành khi: - Không tìm được hồ sơ thiết kế; - Phát hiện các khuyết tật làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu; - Trong các kết cấu/cấu kiện cùng loại, phát hiện các tính chất không giống nhau của vật liệu do thay đổi điều kiện sử dụng dưới tác động của môi trường xâm thực hoặc do con người gây ra,... Khảo sát từng phần được tiến hành khi: - Cần thiết phải khảo sát các kết cấu/cấu kiện riêng, đặc thù; - Không thể tiến hành khảo sát toàn phần được do có những vị trí có nguy cơ nguy hiểm không thể tiếp cận; - Trong quá trình khảo sát toàn phần: đối với các kết cấu/cấu kiện cùng loại có số lượng lớn hơn 20, nếu phát hiện có từ 20 % trở lên số lượng kết cấu/cấu kiện nằm trong tình trạng không đảm bảo, còn số kết cấu, cấu kiện còn lại không có khuyết tật và hư hỏng, thì cho phép khảo sát một phần (từng phần) các kết cấu còn lại chưa được kiểm tra. Khối lượng các kết cấu được khảo sát từng phần phải được xác định cụ thể (không ít hơn 10 % số lượng kết cấu/cấu kiện cùng loại còn lại nhưng không ít hơn 3). Mẫu đề cương kiểm định có thể tham khảo trong Phụ lục 1 kèm theo quy trìnhnày. 7. Công tác đo đạc, khảo sát Mục đích của công tác đo đạc, khảo sát là xác định các thông số thực tế của cáckết cấu, cấu kiện, liên kết, cũng như kiểm tra sự phù hợp so với thiết kế (nếu có). Trong trường hợp có hồ sơ thiết kế thì công tác đo đạc khảo sát không cần phải thực hiện trên toàn bộ kết cấu mà chỉ kiểm tra xác suất để xác định các thông số thực tế. Trong trường hợp không có hồ sơ thiết kế thì công tác đo đạc khảo sát cần được tiến hành chi tiết hơn để xác định các thông số thực tế kết cấu/cấu kiện, liên kết. Tất cả kết quả đo đạc, khảo sát cần được ghi chép cẩn thận, đủ để thiết lập sơ đồ kết cấu công trình (ví dụ: các mặt bằng tại các cao trình, các mặt cắt dọc, các nút liên kết của hệ kết cấu...). Ngoài ra, khi tiến hành công tác đo đạc, khảo sát cần phải xác định dạng địa hình, địa mạo của khu vực xây dựng, nhằm phục vụ tính toán tải trọng gió tác dụng lên công trình. Trong công tác đo đạc, khảo sát, cũng cần xác định tất cả các khuyết tật, hư hỏng, sự ăn mòn, gỉ, xuống cấp của các kết cấu, cấu kiện và liên kết. Khi khảo sát kết cấu, cần đo đạc, kiểm tra: - Trục định vị công trình, các kích thước theo phương ngang và phương đứng của công trình; - Các thông số hình học chính của các kết cấu, cấu kiện chịu lực (bao gồm cả tiết diện thực tế của các kết cấu, cấu kiện); - Các sai lệch ban đầu (do chế tạo, thi công,...): độ thẳng đứng của kết cấu; các cao độ, tọa độ của các chân tháp; lệch trục/lệch tâm của các kết cấu, cấu kiện, liên kết, các vị trí thay đổi tiết diện; độ cong, độ sai lệch so với trục thẳng đứng, độ nghiêng, độ phình, độ dịch chuyển và các biến dạng cục bộ của kết cấu, cấu kiện. - Cấu tạo của các nút, liên kết (các liên kết: hàn, bu lông...). Chi tiết công tác đo đạc, khảo sát như sau: (i) Kết cấu công trình: - hiện trạng chân tháp; - kết cấu, cấu kiện (các chân và giằng) bị hư hỏng, khuyết tật, ăn mòn, gỉ sét,xuống cấp,...; - các cấu kiện bị lỏng; - thiếu các cấu kiện (thanh giằng chịu lực hoặc cấu tạo,...); bu lông không chặt, thiếu bu lông, thiếu ê cu, không đúng chủng loại, liên kết bu lông bị ăn mòn,...; - không có bu lông/nút khóa hoặc có nhưng không siết chặt đối với liên kết dâynéo; - vết nứt nhìn thấy được hoặc các khuyết tật khác trong liên kết hàn; sự an toàncủa thang leo, sàn công tác, lối đi lại,... (ii) Lớp hoàn thiện: - sơn hoặc lớp mạ kẽm; - gỉ sét, ăn mòn kết cấu, cấu kiện và các thiết bị phụ trợ (anten, chảo,...); - sơn nhận diện theo quy định của ICAO hoặc các quy định hiện hành khác của nhà nước; - thu nước trong các cấu kiện phải thoát nước nhanh (ví dụ: mở các lỗ thoát nước). (iii) Hệ thống chiếu sáng, chống sét, ăng-ten, chảo và các hệ thống phụ trợ khác: - kiểm tra sự gắn chặt với kết cấu, sự ăn mòn, chống rò rỉ gây điện giật, đảm bảo chống sét, chống cháy nổ. (iv) Bộ phận neo, dây co: - tình trạng dây co (sợi dây co bị ăn mòn, bị đứt, bị xoắn,...); - tình trạng các phụ kiện của dây co: đai ốc, tăng đơ,...( đảm bảo an toàn và vận hành đúng yêu cầu); vị trí nối dây co phải bố trí hợp lý (nếu có); ống lồng nối dây co phải bố trí hợp lý (nếu có); - liên kết dây co với kết cấu (đầu và cuối dây co): vòng dây co và bu lông phải được xiết chặt theo đúng yêu cầu; không có dấu hiệu trượt hoặc hư hỏng của dây co tạivị trí liên kết; tất cả các chi tiết liên kết này phải được bảo vệ phù hợp bằng dầu mỡtheo quy định của thiết kế; - kiểm tra, đo lực căng trong dây co (xem Phụ lục 8). Độ lệch lớn nhất của lực căng thiết kế ban đầu phải nằm trong khoảng (i) ±10% đối với dây có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 25 mm và (ii) ±5% đối với dây có đường kính lớn hơn 25 mm, so với lực căng thiết kế ban đầu quy định tại đầu neo, được hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường xung quanh. - ghi nhận các số liệu về nhiệt độ, vận tốc gió, hướng gió (nếu có). Chú thích: (1) Thông thường, lực căng trong dây co có thể thay đổi ít do ảnh hưởng của nhiệt độ hoặc ảnh hưởng của gió nhưng với vận tốc bé. Nếu có sự thay đổi lực căng lớn khi đo thì cần phải xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp ngay. Các nguyên nhân có thể là: lỏng ban đầu khi lắp đặt, tháp đã từng chịu gió bão lớn, chuyển vị các vị trí neo, lún móng, liên kết bị trượt. (2) Thay đổi lực căng trong dây co ở cùng một cao trình có thể do mặt cắt dọc của các neo khác nhau, sai số thi công, ảnh hưởng của tải trọng gió. (v) Móng: - tình trạng nền: lún, chuyển dịch, nứt đất; xói mòn; hiện trạng xung quanh(ngập nước, thoát nước, cây,...); - tình trạng neo (khóa, ê cu được vặn chặt hay không; điều kiện vữa chèn; tình trạng thanh neo (tăng đơ,...) bị ăn mòn, xuống cấp); - tình trạng bê tông: nứt, bong vỡ, tách; tách lớp, vỡ vụn; rỗ tổ ong; đốm ố bị ẩm; gỉ cốt thép... (vi) Trụ neo dây co: - lún, chuyển vị, nứt đất; - tình trạng các thanh neo dưới đất; - biện pháp chống ăn mòn: sơn phủ, mạ kẽm ... (vii) Độ thẳng đứng của tháp: - độ thẳng đứng, xoắn. Độ lệch thẳng đứng cho phép được lấy bằng H/1000 đối với tháp tự đứng và H/1500 đối với cột dây co (trong đó, H là chiều cao tháp từ mặt đất tới điểm đo). Độ vặn xoắn giữa bất kỳ hai cao độ không được vượt quá 0,5 độ cho mỗi 3 m chiều cao. Độ vặn xoắn lớn nhất trên suốt chiều cao kết cấu không được vượt quá 5 độ. Các số liệu về độ thẳng đứng, xoắn đo được ở mỗi lần kiểm định phải được lưu trữ để so sánh, đối chiếu với các lần đo trước đó, nhằm có thể đánh giá được xu hướng biến dạng, chuyển vị của kết cấu tháp theo thời gian. (viii) Hiện trạng sử dụng công trình: - nâng thêm chiều cao; - lắp thêm anten và các thiết bị khác. Tất cả các kết quả đo đạc, kiểm tra, khảo sát hiện trường, hiện trạng cần được ghi chép, chụp ảnh minh họa. Kết quả đo đạc kích thước cấu kiện, liên kết được ghi chép theo mẫu tham khảo ở Phụ lục 3. Kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng công trình, số lượng anten treo trên công trình được ghi chép theo mẫu ở Phụ lục 4. Kết quả đo đạc mặt bằng chân công trình dạng tháp tự đứng được ghi chép theo mẫu ở Phụ lục 5. Độ thẳng đứng, xoắn của công trình được ghi chép theo mẫu ở Phụ lục 6. 8. Lấy mẫu thí nghiệm xác định đặc trưng vật liệu Trong trường hợp cần thiết, có thể phải lấy mẫu để thí nghiệm nhằm xác định các đặc trưng vật liệu thực tế có tính đến sự suy giảm trong quá trình khai thác, sử dụng. Khi lấy mẫu cần chọn vị trí không ảnh hưởng hoặc không làm suy giảm khả năng chịu lực của kết cấu. Khi cần thiết cần có phương án chống đỡ hoặc thay thế cấu kiện tại vị trí lấy mẫu nhằm không làm ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của kết cấu. Khi kiểm định các kết cấu trụ móng bằng bê tông cốt thép, ngoài xem xét, khảo sát bằng trực quan đến ghi nhận các khuyết tật: nứt, vỡ, bong tróc.... Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành thí nghiệm hiện trường bằng phương pháp không phá hủy hoặc tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm trong phòng nhằm xác định các đặc trưng vật liệu. Công tác lấy mẫu thí nghiệm xác định đặc trưng vật liệu bê tông cốt thép có thể tham khảo Phụ lục 7. Đối với các cấu kiện kết cấu thép, cần xác định: - Mác thép (hoặc tên loại thép sử dụng). - Các đặc trưng về độ bền: giới hạn chảy, cường độ chịu kéo đứt tức thời. - Độ bền mỏi. Các số liệu đầu vào để đánh giá chất lượng thép kết cấu là các bản vẽ thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công, chứng chỉ của thép, que hàn, dây hàn, các sản phẩm thép chế sẵn, cũng như các tiêu chuẩn có hiệu lực tại thời kỳ xây dựng công trình. Khi thiếu các bản vẽ thiết kế thi công, bản vẽ hoàn công hoặc chứng chỉ, hoặc khi các tài liệu này không đủ các thông tin, trong khi đó lại phát hiện thấy ở kết cấu có các hư hỏng có thể làm chất lượng của thép thấp (sự phân lớp, các vết nứt giòn,...) thì việc xác định chất lượng thép kết cấu được tiến hành bằng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm từ các mẫu thử được chế tạo từ các mẫu lấy từ các kết cấu được khảo sát. Trong trường hợp khác, khi cần thiết vẫn phải tiến hành các thí nghiệm trong phòng đối với các mẫu thép lấy được trong quá trình khảo sát để xác định các đặc trưng cơ học và các chỉ tiêu cần thiết khác nhằm đánh giá tình trạng thép của các kết cấu được khảo sát. Các mẫu được lấy từ các cấu kiện ở các vị trí có ứng suất thấp, như: ở các cánh của thép góc không được liên kết v.v. Khi lấy mẫu phải đảm bảo độ bền của cấu kiện đó, trong các trường hợp cần thiết, vị trí lấy mẫu phải được gia cường hoặc có các biện pháp chống đỡ thay thế. Việc lấy mẫu thép từ các kết cấu thép, việc chế tạo và thí nghiệm các mẫu thử thép với mục đích xác định các đặc trưng của chúng được tiến hành phù hợp với đề cương và có kể đến các yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành, ví dụ: - Trình tự lấy mẫu để thử nghiệm cơ học theo TCVN 4398:2001; - Chế tạo mẫu thử và thử kéo theo TCVN 197:2002. Các giá trị tiêu chuẩn của giới hạn chảy hoặc của cường độ kéo đứt tức thời của thép được xác định trên các mẫu lấy từ kết cấu và được thử nghiệm phù hợp với TCVN 197:2002, hoặc được lấy phù hợp với các mác thép của kết cấu được khảo sát theo các tiêu chuẩn có hiệu lực trong thời kỳ luyện thép, ứng với các mẫu thép được khảo sát. Đối với bu lông, cần xác định tính chất cơ học của thép làm bu lông, tiến hành thử kéo đứt bu lông, đo độ cứng... theo TCVN 1916:1995. Cường độ chịu cắt tính toán và chịu kéo tính toán của bu lông, cũng như cường độ chịu nén của các bộ phận liên kết với bu lông lấy theo TCVN 5575:2012 hoặc quy định trong tiêu chuẩn áp dụng ghi trong hồ sơ thiết kế. Nếu cấp bền của bu lông không thể xác định được thì cường độ tính toán có thể lấy như đối với bu lông cấp bền 4.6 khi tính toán chịu cắt và như đối với với bu lông cấp bền 4.8 khi tính toán chịu kéo. Cường độ tính toán của các liên kết hàn được lấy theo các chỉ dẫn trong TCVN 5575:2012 có kể đến mác thép, vật liệu hàn, loại hàn, vị trí đường hàn và các phương pháp kiểm tra. 9. Xác định tải trọng thực tế Xác định các giá trị tiêu chuẩn của tải trọng thực tế tác dụng lên kết cấu: - Do trọng lượng bản thân của kết cấu chịu lực và không chịu lực (máng cáp, sàn thao tác, thang leo,…); - Do trọng lượng các thiết bị treo trên tháp: ăng-ten v.v.; - Lực căng dây co; - Gió tác dụng lên kết cấu, ăng-ten, máng, dây cáp v.v.; - Động đất; - Tác động do ăn mòn. Tải trọng do trọng lượng bản thân của các kết cấu chịu lực lắp ghép được xác định theo các bản vẽ và catalog còn khi không có các bản vẽ thì lấy theo kết quả đo đạc thu được khi khảo sát. Xác định tải trọng của thiết bị cố định (anten, máng, cáp, sàn, thang,…) trên cơ sở phân tích hồ sơ kỹ thuật đã được chỉnh lại bằng kết quả khảo sát hiện trường, lập sơ đồ bố trí thiết bị cố định gắn trên tháp. Trọng lượng thực tế của thiết bị lấy theo lý lịch của thiết bị. Lực căng dây cáp có thể xác định bằng các phương pháp thí nghiệm dao động, phương pháp hình học, hoặc bằng các dụng cụ như load-cell, máy đo lực căng,… Một số phương pháp xác định lực căng dây co có thể tham khảo Phụ lục 8. 10. Phân tích, đánh giá an toàn kết cấu Việc tính toán xác định nội lực và kiểm tra khả năng chịu lực (an toàn) của các kết cấu, cấu kiện và liên kết dưới tác dụng của tải trọng thực tế (Tải trọng thực tế xác định theo mục 9 của quy trình này) cũng như các tổ hợp tải trọng có thể được tiến hành với các phần mềm phân tích kết cấu chuyên dụng. Các tính toán được tiến hành trên cơ sở các hồ sơ đã thu thập được ở mục 7 và có kể đến các thông số khảo sát được ở mục 7, trong đó cần chú ý tới: - Các thông số hình học của công trình như: chiều cao, kích thước các tiết diện tính toán của kết cấu chịu lực; - Các gối tựa và liên kết thực tế của các kết cấu chịu lực, sơ đồ tính toán thực tế của chúng; - Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu làm kết cấu (giới hạn chảy, giới hạn bền, mô đun đàn hồi...); - Khuyết tật và hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu; - Tải trọng/tác động thực tế và các điều kiện sử dụng công trình (lưu ý tải trọng gió có thể tác dụng theo nhiều phương trên mặt bằng và phù thuộc và dạng địa hình xung quanh tháp, tác động ăn mòn và các thiết bị tăng tải trọng nếu có). Sơ đồ tính toán thực tế được xác định theo kết quả khảo sát. Sơ đồ này phải phản ánh được: - Điều kiện gối tựa, các liên kết; - Các kích thước hình học của tiết diện, chiều dài, độ lệch tâm; - Loại và đặc điểm của các tải trọng thực tế (hoặc yêu cầu), các điểm đặt của chúng hoặc sự phân bố trên các cấu kiện; - Hư hỏng, khuyết tật của kết cấu, cấu kiện, liên kết. Tính toán khả năng chịu lực của kết cấu thép được tiến hành phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong Bảng 1 hoặc các tiêu chuẩn áp dụng trong hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công (nếu có). Trên cơ sở tính toán kiểm tra, tiến hành xác định: - Nội lực trong các cấu kiện dưới tác dụng của các tải trọng và tác động thực tế có khả năng tác dụng lên công trình; - Khả năng chịu lực của các kết cấu/cấu kiện này; - Khả năng chịu lực của các liên kết, kể cả liên kết bu lông móng, chiều dài neo, bản đế liên kết với móng...; - Khả năng mất ổn định tổng thể hay cục bộ của kết cấu, cấu kiện; - Kiểm tra yêu cầu về chuyển dịch ngang đỉnh tháp; - Khả năng chịu lực của nền và móng (nếu cần). Đánh giá khả năng chịu lực của các kết cấu (cấu kiện và liên kết) căn cứ vào các tiêu chuẩn áp dụng ghi trong hồ sơ thiết kế hoặc trong Bảng 1 (như TCVN 5575:2012, TCVN 5574:2012 v.v.). Từ đó, kiến nghị các biện pháp can thiệp tiếp theo đối với công trình. 11. Lập báo cáo kiểm định Dựa trên các kết quả khảo sát đánh giá, tiến hành lập báo cáo kiểm định tháp thép. Trong báo cáo kiểm định cần đưa ra các nội dung sau: - Căn cứ thực hiện kiểm định. - Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định. - Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định. - Các kết quả khảo sát toàn phần, từng phần, bao gồm: sơ đồ kết cấu tháp (mặt bằng, mặt cắt...), các khuyết tật và hư hỏng (kèm các hình ảnh đặc trưng chụp được...), giải pháp nền móng công trình (nếu cần), tải trọng và tác động (tải trọng gió, tải trọng thiết bị, tác động ăn mòn...), các đặc trưng cơ lý của vật liệu kết cấu, cấu kiện và liên kết, kết quả bảo trì, kiểm định đã thực hiện nếu có. - Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá an toàn chịu lực kết cấu tháp, xác định nguyên nhân có thể gây hư hỏng, xuống cấp. - Kết luận về kiểm định tháp, đề xuất hướng xử lý tiếp theo. Các nội dung này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng kết cấu, đề cương và phương pháp thực hiện khi kiểm định. Báo cáo kiểm định phải được ký và đóng dấu theo quy định hiện hành. Mẫu báo cáo kết quả kiểm định có thể tham khảo trong Phụ lục 10. 12. An toàn khi kiểm định Công tác an toàn khi thực hiện kiểm định phải tuân thủ các yêu cầu quy định trong Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 3/12/2010, QCVN 18-2014-BXD cũng như các văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động có liên quan khác. Công tác kiểm định phải do những người đã được đào tạo đầy đủ kiến thức về an toàn, các nội dung kỹ thuật bảo dưỡng cần thực hiện, được kiểm tra sức khỏe nếu cần thiết. Các cán bộ, công nhân làm việc trên cao phải có chứng chỉ hành nghề và được khám sức khỏe định kỳ trước khi trèo cao, được bác sỹ chứng nhận đủ sức khỏe làm công việc trên cao. Chỉ những người đã được đào tạo về cột cao, có chứng nhận mới được công tác trên cột cao. Không được sử dụng các chất kích thích trước khi công tác trên cột cao. Khi làm việc trên trên cột cao, phải thắt dây an toàn, có mũ bảo hộ, túi đựng dụng cụ thuận tiện, chắc chắn, tránh để rơi đồ vật, dụng cụ từ trên cao xuống. Khi làm việc trong các điều kiện nguy hiểm phải có người theo dõi, giám sát và hỗ trợ. Mọi người phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của nhà nước, của ngành, của công ty; có đủ dụng cụ theo yêu cầu của công việc, các dụng cụ này phải đảm bảo. Mọi dụng cụ sử dụng điện phải kiểm tra cách điện trước khi sử dụng; tất cả các dây điện phải đảm bảo cách điện, không đứt hở, những mối nối dây phải băng bọc bằng băng cách điện. Cấm dùng màng mỏng túi ni lông để băng bọc thay cho băng cách điện. Với dây dẫn hàn điện, tại các mối nối phải dùng băng cách nhiệt. Không được tiến hành công tác kiểm định trên cột tháp khi trời mưa to, gió lớn, có giông sét hoặc không đủ ánh sáng để làm việc. Chỉ được thực hiện công tác kiểm định trên cột khi các cột đã được giảm bức xạ hoặc cắt sóng hoàn toàn. Không được động chạm tới các thiết bị truyền thông đang hoạt động. Tránh những chấn động mạnh khi thi công làm gián đoạn thông tin liên lạc.
1700679099281.67.parquet/207692
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 187.6, "token_count": 37729, "url": "https://luatvietnam.vn/xay-dung/quyet-dinh-55-qd-bxd-bo-xay-dung-112213-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Dự kiến thông qua tại: Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật Nội dung tóm lược Luật này sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 6 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Tải Luật Luật DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Trạng thái: Đã biết Ghi chú QUỐC HỘI ----------- Luật số: /2019/QH14 DỰ THẢO 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 3 LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ -------- Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 6 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau: 2. Vũ khí quân dụng là vũ khí, bao gồm: a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm: Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
1700679099281.67.parquet/211185
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 166.8, "token_count": 9022, "url": "https://luatvietnam.vn/quoc-phong/du-thao-luat-sua-doi-bo-sung-dieu-3-luat-quan-ly-su-dung-vu-khi-178609-d10.html" }
Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán (SMS: 532764) - Nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng là quy định mới tại Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/04/2009, quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân loại. Cụ thể là quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam vẫn được giữ ở mức 30% như hiện nay. Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng và vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép nắm giữ tỷ lệ tối đa là 49%. Riêng đối với trái phiếu, tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Quyết định cũng quy định, chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2009. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất (SMS: 532762) - Ngày 16/04/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BKH hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất. Theo đó, để tham dự thầu, nhà đầu tư tại các dự án có sử dụng đất thuộc danh mục được công bố phải đáp ứng 6 điều kiện cụ thể, gồm: 1/Có tư cách pháp nhân đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật đối với nhà đầu tư cá nhân; 2/Có vốn thuộc sở hữu của mình dự kiến dành để đầu tư thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha và không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên; 3/Có tổng mức đầu tư của dự án do nhà đầu tư tự đề xuất trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất nhưng bảo đảm không thấp hơn giá sàn theo quy định trong hồ sơ thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Trường hợp liên danh tham dự thầu, vốn thuộc sở hữu được tính theo tổng số vốn mà các nhà đầu tư tham gia trong liên danh cam kết vốn trong văn bản thỏa thuận liên danh; 4/Đảm bảo khả năng huy động vốn và các nguồn lực để thực hiện dự án thông qua cam kết cho vay vốn của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, tài chính; 5/Chỉ được tham dự thầu trong một đơn vị dự thầu theo hình thức độc lập hoặc liên danh giữa nhiều nhà đầu tư. Trường hợp liên danh, các nhà đầu tư phải có văn bản thỏa thuận quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh; 6/Trường hợp sau khi lựa chọn, nếu quy hoạch sử dụng khu đất, quỹ đất được điều chỉnh theo hướng tăng hệ số sử dụng đất hoặc tăng diện tích sử dụng công trình xây dựng thì nhà đầu tư phải có trách nhiệm hỗ trợ bổ sung số tiền cho Nhà nước tương ứng với giá trị gia tăng do điều chỉnh quy hoạch. Giá trị đảm bảo dự thầu áp dụng đối với cả hai hình thức đấu thầu và chỉ định thầu, được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định tương đương từ 1% đến 3% giá sàn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký. (Do dung lượng file lớn, Quý khách vui lòng tải văn bản này trực tiếp từ trang web LuậtViệtnam www.luatvietnam.vn) BỘ TÀI CHÍNH Giảm thuế nhập khẩu dầu diesel (SMS: 532741) - Ngày 13/04/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 73/2009/TT-BTC về điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, thuế nhập khẩu xăng được giữ nguyên ở mức 20% như trước đây, còn thuế nhập khẩu nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao và các loại diesel khác giảm từ 25% xuống còn 20%. Một số loại như kerosene giảm từ 40% xuống còn 35%. Các loại sản phẩm khác về cơ bản giữ nguyên thuế nhập khẩu cũ. Việc giảm 5% thuế nhập khẩu dầu diezen được xem là biện pháp chia sẻ từ Nhà nước đối với các DN kinh doanh xăng dầu trước xu hướng giá xăng dầu thành phẩm đang tăng cao. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 20/04/2009. Giảm thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (SMS: 532740) - Cùng trong nhóm mặt hàng được điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đợt này, tại Thông tư số 77/2009/TT-BTC ngày 14/04/2009 của Bộ Tài chính, các loại nông phẩm như mỡ và dầu động vật cùng các phân đoạn của chúng ở dạng đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hoá học được giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 15% xuống 5%. Thuế suất với mặt hàng kiều mạch giảm từ 5% xuống 3%, chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, loại dùng cho gia cầm, cho lợn giảm từ 5% xuống 4%. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 20/04/2009. Tăng thuế nhập khẩu thép hợp kim (SMS: 532742) - Thuế suất thuế nhập khẩu thép hợp kim dạng thanh, que sẽ được tăng lên mức 10% theo quy định tại Thông tư số 75/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 13/04/2009. Đây cũng là mức thuế suất thuế nhập khẩu tối đa theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong năm 2009 và là mức trần của biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành tại Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12. Cụ thể, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thép hợp kim thuộc nhóm 72.27 và 72.28 đã tăng từ 0% lên 10%. Việc điều chỉnh thuế suất nhập khẩu nói trên nhằm ngăn ngừa tình trạng nhập khẩu thép hợp kim thay thế thép xây dựng do có mức thuế suất thấp. Các loại thép hợp kim dạng thanh, que được điều chỉnh thuế nhập khẩu đợt này thuộc loại đang được các doanh nghiệp nhậu khẩu nhiều vào Việt Nam cho mục đích xây dựng thời gian gần đây. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 20/04/2009. Tăng thuế nhập khẩu phân hóa học (SMS: 532737) - Một số mặt hàng phân bón cũng nằm trong nhóm mặt hàng được điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đợt này, theo quy định tại Thông tư số 76/2009/TT-BTC, ngày 13/04/2009 của Bộ Tài chính. Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa phosphat, loại dùng làm thức ăn chăn nuôi; phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố là nitơ, phospho, kali, ở dạng viên hoặc các dạng tương tự hoặc đóng trong bao bì, đồng loạt tăng từ 5% lên 6,5%. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, áp dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 20/04/2009. BỘ XÂY DỰNG Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình (SMS: 532706) - Ngày 15/04/2009, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2009/TT-BXD về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. Thông tư này hướng dẫn điều chỉnh dự toán từ ngày 01/01/2009 theo mức lương tối thiểu vùng (nơi xây dựng công trình) quy định tại Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 của Chính phủ đối với những khối lượng còn lại của công trình, gói thầu (sau đây gọi chung là dự toán xây dựng công trình) thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước đang thực hiện dở dang mà Người quyết định đầu tư chưa quyết định chuyển tiếp thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ. Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Thông tư này. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đã được lập theo đơn giá xây dựng phần xây dựng, phần lắp đặt, phần khảo sát xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính theo thang lương thuộc bảng lương A.1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp trong các công ty nhà nước (Sau đây gọi tắt là Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) và mức lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng được quy định trong phụ lục kèm theo Thông tư này. Các công trình đã lập đơn giá riêng hoặc bảng giá ca máy công trình với mức tiền lương tối thiểu đã được Người có thẩm quyền ban hành, căn cứ nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn của Thông tư này để thực hiện điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng mới. Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2009 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Giảm lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, cho vay (SMS: 532634) - Ngày 10/4/2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 837/QĐ-NHNN, thông báo quyết định về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. Theo đó, giảm 1 % các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm, áp dụng từ ngày 10/4/2009. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn là 7,0 %/năm, giảm 1% từ mức 8%/năm trước đó. Lãi suất tái chiết khấu là 5,0 %/năm, giảm 1%. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 7,0 %/năm, giảm 1%. Lãi suất cơ bản đối với VNĐ không được điều chỉnh trong quyết định này, hiện vẫn giữ nguyên ở mức 7%. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2009. BỘ CÔNG THƯƠNG Cấp chứng nhận hàng dệt may xuất khẩu (SMS: 532625) - Ngày 09/04/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT- BCT về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số chủng loại hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ. Theo đó, tất cả các lô hàng dệt may thuộc các chủng loại (Cat.): 338, 339, 340, 341, 345, 347, 348, 351, 352 XK sang Hoa Kỳ đều phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Việc đăng ký và làm thủ tục cấp C/O được thực hiện tại các tổ cấp C/O của VCCI. Thời gian cấp C/O không quá 4 giờ làm việc kể từ khi các tổ cấp C/O nhận hồ sơ đẩy đủ, hợp lệ. Tổng cục Hải quan hàng ngày truyền số liệu về các lô hàng thuộc các Cat. nêu trên đã thông quan XK cho Bộ Công Thương và VCCI để đối chiếu và kiểm tra. VCCI cung cấp số liệu tổng hợp tình hình cấp C/O trong tháng về các Cat. cho Bộ Công Thương trong 5 ngày đầu của tháng kế tiếp. Hiệp hội Dệt May Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, đơn giá bình quân của các Cat. để giúp cơ quan Hải quan và VCCI ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại. Khi phát hiện những thương nhân XK số lượng lớn vượt quá khả năng sản xuất, những lô hàng có đơn giá quá thấp, lô hàng lắp ráp từ các bán thành phẩm NK… tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may thuộc Bộ Công Thương sẽ có biện pháp kịp thời kiểm tra và kiến nghị xử lý.
1700679099281.67.parquet/211832
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 104.1, "token_count": 16881, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/so-152009-422-ngay-17-04-2009-220-4987-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1980:1988 ĐỒ HỘP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG Canned foods - Determination of iron content by photometric method Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1980 - 77 và phù hợp với ISO 5517 - 79 1. Nội dung phương pháp Khử ion Fe (III) thành Fe (II) hidroxilamin clorua. Sau đó dùng 1,10 phenantrolin tạo phức màu đỏ với Fe (II) trong dung dịch đệm rồi đo mật độ quang của dung dịch phức này. 2. Quy định chung Theo TCVN 1976 - 88 3. Thiết bị và dụng cụ Máy trắc quang; Máy đo pH; Bình Kenđan, 300 hoặc 500ml; Ống hút, 5; 10; 20ml; Buret, 50ml khắc vạch 0,1ml; Bình định mức: 50; 100ml; Cốc đốt, 50ml. 4. Thuốc thử và dung dịch Axit sunfuric, d = 1,84g/ml; Axit nitric, d = 1,4g/ml và dung dịch (1+1); Hidroxilamoni clorua (NH2OH.HCl), dung dịch 200g/l Natri axetat (NaCH3COO.3H2O), dung dịch 450g/l và dung dịch 272g/l (2M). 1,10 phenantrolin, dung dịch 10g/l: hoà tan 1g 1,10 phenantrolin vào 80ml nước đun nóng đến 800C, thêm 50ml HCl (1+1), chuyển sang bình định mức 100ml để nguội, thêm nước đến vạch mức, lắc đều. Bảo quản dung dịch ở chỗ mát tránh ánh sáng. Có thể dùng được trong vài tuần. Cũng có thể dùng một lượng clorua phenantrolin, tương ứng (dễ tan trong nước nguội) thay cho 1,10 phenantrolin. Dung dịch chuẩn Fe nồng độ 0,020g/l, chuẩn bị theo một trong hai cách sau: - Cân 0,8636g phèn sắt-amon (NH4)2SO4.Fe(SO4)3.24H2O, cho vào cốc, thêm 5ml axit sunfuric, thêm nước để hoà tan - Chuyển hết dung dịch vào bình định mức 500ml tráng sạch cốc cho vào bình định mức rồi thêm nước đến vạch mức, lắc đều. Dùng ống hút lấy 50ml cho vào bình định mức 500ml thêm nước đến vạch mức, lắc đều. - Hoặc cân 0,2000g dây sắt, loại tinh khiết để phân tích, hoà tan trong 20ml axit clohidric và thêm 50ml nước. Chuyển hết dung dịch này sang bình định mức 1000ml, thêm nước đến vạch và lắc đều. Dùng ống hút lấy 50ml dung dịch cho vào bình định mức 500ml, thêm nước đến vạch và lắc đều. 5. Chuẩn bị thử 5.1. Cân khoảng 10g mẫu hoặc dùng ống hút lấy 10ml mẫu, vô cơ hoá theo TCVN 4622 - 88. Nếu vô cơ hoá theo phương pháp khô thì dùng 5ml axit sunfuric để tẩm ướt và hoà tan tro. Sau đó chuyển dung dịch sang bình định mức 100ml, thêm nước đến vạch mức. 5.2. Xây dựng đồ thị chuẩn Lấy 7 bình định mức dung tích 100ml, cho vào đó các thể tích tương ứng của dung dịch chuẩn Fe: 0,5; 10; 20; 30; 40; 50ml và 2ml axit clohidric. Thêm nước đến vạch mức, lắc đều. Lấy 7 bình định mức khác, dung tích 50ml. Lấy ở mỗi bình trên 20ml dung dịch, tương ứng với 0; 20; 40; 80; 120; 160 và 200mg sắt cho vào các bình định mức này. Thêm vào mỗi bình 5ml dung dịch hidroxilamoni clorua, lắc. Thêm vào mỗi bình 3,5ml dung dịch natri axetat 2M 2ml dung dịch 1,10 phenantrolin, thêm nước đến vạch mức và lắc đều. Để yên 5 phút, lắc. Đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng lmax = 508nm dùng dung dịch có đầy đủ các thuốc thử và không chứa sắt làm dung dịch so sánh (dung dịch "0"). Vẽ đồ thị chuẩn 5.3. Thử sơ bộ để xác định thể tích dung dịch đệm cần dùng. Tuỳ theo lượng sắt dự kiến có trong mẫu, dùng ống hút lấy một phần dung dịch (V1) sau khi vô cơ hoá, cho vào cốc dung tích 50ml, nếu cần thì thêm 20ml nước, thêm 5ml dung dịch hidroxilamoni clorua. Cho dung dịch natri axetat nồng độ 450g/l vào buret nhỏ dần vào cốc trên cho đến khi pH nằm trong khoảng 3,5 - 4,5 (đo ở máy đo pH)… Ghi thể tích V2 đã dùng.
1700679099281.67.parquet/221643
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 663, "token_count": 11314, "url": "https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-1980-1988-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc-223758-d3.html" }
Tết Nguyên đán đã cận kề. Rất nhiều người lao động trên mọi miền Tổ quốc đều mong ngóng sớm trở về nhà để đón tết bên gia đình. Vậy làm thế nào để nghỉ tết sớm mà vẫn đúng luật? 2 cách giúp người lao động nghỉ Tết sớm hơn quy định Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định lịch nghỉ Tết Nguyên đán cụ thể. Để nghỉ Tết sớm hơn thời gian quy định mà vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật, người lao động có thể tham khảo một trong các cách sau: Cách 1. Xin nghỉ phép năm cho những ngày cận Tết Mặc dù khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động đề cập rằng lịch nghỉ phép năm do người sử dụng lao động quy định nhưng người lao động vẫn có thể thỏa thuận với họ để nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần. Do đó, nếu muốn nghỉ Tết sớm hơn thời gian quy định, người lao động có thể chủ động đề nghị với doanh nghiệp để nghỉ gộp phép năm trước Tết. Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm đủ năm cho một người sử dụng lao động sẽ có từ 12 đến 16 ngày phép/năm. Ngoài ra, theo Điều 114 Bộ luật Lao động, nếu đã làm việc lâu năm, người lao động còn được cộng thêm phép thâm niên (cứ đủ 05 năm làm việc được cộng thêm tương ứng 01 ngày phép). Riêng với trường hợp làm chưa đủ năm thì người lao động sẽ được tính tỷ lệ tương ứng số ngày phép với số tháng đã làm việc. Nếu trong năm vừa qua, người lao động vẫn còn nhiều ngày phép thì lựa chọn nghỉ phép năm vào dịp gần Tết là điều vô cùng hợp lý. Người lao động vừa được nghỉ về quê sớm mà vẫn được tính đủ lương cho những ngày nghỉ phép. Mặt khác, theo quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019, nếu không nghỉ hết phép năm thì người lao động cũng không được quy đổi ra tiền lương nên việc tận dụng phép vào dịp Tết cũng là lựa chọn sáng suốt. Cách 2. Xin nghỉ không hưởng lương trước Tết Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, ngoài các trường hợp được nghỉ khi gia đình có hiếu hỉ, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không hưởng lương ngay trước kỳ nghỉ Tết. Muốn nghỉ Tết sớm theo cách này, người lao động phải nhận được cái “gật đầu” từ phía doanh nghiệp. Lưu ý, khi nghỉ, người lao động sẽ không được tính lương nhưng theo khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019người này hoàn toàn có thể xin tạm ứng lương để có thêm tiền trang trải dịp Tết nếu được doanh nghiệp đồng ý. Tết năm nay, người lao động được nghỉ mấy ngày? Nếu như Tết năm 2022, người lao động được nghỉ lên đến 09 ngày thì sang năm 2023, thời gian nghỉ Tết đã rút ngắn hơn khi chỉ còn 07 ngày. Theo quy định chung tại điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động, dịp Tết Âm lịch, tất cả người lao động đều được đảm bảo nghỉ tối thiểu 05 ngày làm việc mà vẫn được hưởng nguyên lương. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Theo Văn bản số 8056/VPCP-KGVX ban hành ngày 01/12/2022, Chính phủ đã quyết định chọn phương án nghỉ Tết nguyên đán năm 2023 với 07 ngày nghỉ, bắt đầu từ ngày 20/01/2023 đến hết ngày 26/01/2023 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão). Phương án này được cho là đảm bảo số ngày nghỉ Tết không quá dài mà có sự hài hòa giữa số ngày nghỉ trước và sau Tết, vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại về quê, mua sắm. Theo đó, những người lao động, cán bộ, công chức, viên chức làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được nghỉ 07 ngày liên tiếp. Còn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần sẽ phải lên kế hoạch bố trí lịch nghỉ Tết cụ thể cho người lao động và đảm bảo cho người lao động nghỉ ít nhất 05 ngày làm việc. Với lịch nghỉ tết như trên, những người lao động quê xa lại mất nhiều thời gian đi đường. Ngoài ra, người lao động cũng cần có thời gian để đi sắm sửa, chuẩn bị cho Tết… nên nếu chỉ nghỉ đúng 05 ngày hoặc 07 ngày cũng có phần “hạn chế”. Vì vậy nếu cần thêm thời gian, người lao động có thể sử dụng một trong 02 cách mà LuatVietnam đã đề cập ở phần trên để có thể nghỉ Tết sớm với gia đình. Trên đây là phần hướng dẫn cách nghỉ Tết sớm đúng luật. Nếu gặp vấn đề vướng mắc liên quan đến việc nghỉ Tết cũng như chế độ lương thưởng, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn, giải đáp chi tiết.
1700679099281.67.parquet/229625
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 169.9, "token_count": 13285, "url": "https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/huong-dan-cach-nghi-tet-som-dung-luat-562-28669-article.html" }
Ngày 27/6/2019, BHXH ban hành Quyết định 818/QĐ-BHXH ban hành “Quy chế thi tuyển chức danh lãnh đạo BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Theo đó, sau khi có kết quả thi tuyển, Ban Cán sự đảng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ xem xét những người có số điểm thi đạt trên 50 điểm trong thời gian 05 ngày. Điều kiện ưu tiên bổ nhiệm khi thi tuyển lãnh đạo BHXH tỉnh (Ảnh minh họa) Nếu có 02 người có điểm cao nhất bằng nhau trở lên, thứ tự xem xét ưu tiên bổ nhiệm được quy định như sau: - Ưu tiên nữ với các đơn vị chưa có lãnh đạo là nữ; - Nếu cùng giữ chức vụ tương đương thì ưu tiên người có thời gian giữ chức vụ lâu hơn trong lĩnh vực phù hợp với chức danh thi tuyển; Những trường hợp có điểm thi đạt trên 50 điểm nhưng thấp hơn người có số điểm cao nhất thì được bảo lưu kết quả phần thi vấn đáp trong thời gian 06 tháng để tham gia đợt thi tuyển sau. Trong đó, điều kiện để cán bộ, công chức được tham gia dự thi chức danh lãnh đạo BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
1700679099281.67.parquet/266238
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 138.8, "token_count": 10211, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/dieu-kien-uu-tien-bo-nhiem-khi-thi-tuyen-lanh-dao-bhxh-tinh-186-21742-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11356:2016 THUỐC BẢO QUẢN GỖ - XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CHỐNG NẤM GÂY BIẾN MÀU GỖ - PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness of a preservative treatment against blue stain in wood in service - Laboratory method Lời nói đầu TCVN 11356:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 152:2011. TCVN 11356:2016 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Lời giới thiệu TCVN 11356:2016 - Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến màu gỗ - Phương pháp trong phòng thí nghiệm được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 152:2011 nhưng có sửa đổi tên loài nấm và loài gỗ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Gỗ thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) thay cho gỗ thông Scots (Pinus sylvestris Linnaeus). Loài nấm Sydowia polyspora (Bref. & Tavel) E. Muller là giai đoạn hữu tính của nấm Aureobasidium pullulans (de Bary) Arnaud và chưa tìm thấy ở Việt Nam nên trong tiêu chuẩn chỉ quy định 1 loài nấm Aureobasidium pullulans (de Bary) Arnaud. THUỐC BẢO QUẢN GỖ - XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC CHỐNG NẤM GÂY BIẾN MÀU GỖ - PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Wood preservatives - Determination of the protective effectiveness of a preservative treatment against blue stain in wood in service - Laboratory method 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hiệu lực ngăn ngừa nấm gây biến màu gỗ của công thức pha chế được xử lý theo phương pháp bảo quản quét, phun, nhúng, tẩm chân không. Tiêu chuẩn cũng được áp dụng trong trường hợp xử lý bảo quản có kết hợp với sơn lót. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các công thức pha chế hoặc các phương pháp bảo quản sau đây: - Loại A: Công thức pha chế có hoặc không có màu, được sử dụng kết hợp với một loại véc-ni hoặc chất phủ chưa xác định; hoặc: - Loại B: Công thức pha chế có hoặc không có màu, được sử dụng kết hợp với một loại véc-ni hoặc một chất phủ xác định; hoặc - Loại C: Công thức pha chế có hoặc không có màu, được sử dụng không có bất kỳ một loại sơn, véc-ni hay lớp phủ nào khác sau đó. Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá hiệu lực bảo quản tạm thời của thuốc phòng chống nấm biến màu đối với gỗ tròn và gỗ xẻ còn tươi. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng để xác định hoạt tính kháng nấm của các chất phủ bề mặt gỗ sau khi đã được sơn lót. CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho phương pháp bảo quản dùng một công thức pha chế để tẩm sâu, sau đó xử lý bề mặt bằng một công thức pha chế khác. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 4851: 1989 (ISO 3696: 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử). EN 927-6:2006, Paints and varnishes - Coating materials and coating systems for exterior wood - Part 6: Exposure of wood coatings to artificial weathering using fluorescent UV lamps and water (Sơn và véc-ni - Các vật liệu phủ và hệ thống phủ sử dụng cho gỗ ngoài trời-Phần 6: Thử nghiệm hệ phủ gỗ với các tác nhân thời tiết nhân tạo bằng đèn huỳnh quang UV và nước). 3 Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau: 3.1 Mẫu đại diện (Representative sample) Mẫu có các đặc tính vật lý và/ hoặc hóa học tương đồng với đặc tính trung bình của lô mẫu. 3.2 Đơn vị cung cấp (Supplier) Đơn vị cung cấp thuốc bảo quản thử nghiệm 4 Nguyên tắc Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là cung cấp các điều kiện phù hợp cho quá trình nhiễm nấm biến màu vào bề mặt được xử lý và vết cắt phía trong (đối với trường hợp xử lý bề mặt), sau đó quan sát sự phát triển của quá trình nhiễm nấm trên bề mặt xử lý. Xử lý các đoạn gỗ của loài cây nhất định bằng công thức pha chế trên tất cả các bề mặt trừ hai mặt đầu thớ gỗ. Sau đó, các khối gỗ được xẻ đôi theo chiều dọc thớ để tạo thành mẫu gỗ. Cách xử lý bảo quản tùy theo loại công thức pha chế (tham khảo Phụ lục E, Bảng E.1) và điều kiện sử dụng: - Loại A: Các công thức pha chế được lựa chọn để dùng với véc-ni hoặc sơn phủ không chuyên dụng được thử nghiệm bằng cách tẩm ở chế độ phù hợp (tham khảo phụ lục E, bảng E.2) hoặc cách thức khác theo quy định của đơn vị cung cấp, sau đó phủ lớp véc-ni chuẩn. - Loại B: Các công thức pha chế được lựa chọn để dùng với véc-ni hoặc sơn phủ chuyên dụng được thử nghiệm bằng cách tẩm ở chế độ phù hợp (tham khảo Phụ lục E, Bảng E.2), hoặc theo cách thức khác theo quy định của đơn vị cung cấp. Lớp phủ bề mặt sau đó, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của đơn vị cung cấp. - Loại C: Các công thức pha chế được lựa chọn để dùng không phủ thêm véc-ni hoặc sơn được thử nghiệm bằng cách tẩm ở chế độ phù hợp (tham khảo Phụ lục E, Bảng E.2) hoặc theo cách thức khác theo quy định của đơn vị cung cấp, sau đó không phủ thêm. Mẫu đã tẩm, sau đó được tiền xử lý trước thử (Phơi mẫu ngoài tự nhiên hoặc phơi mẫu trong điều kiện nhân tạo). Các mẫu sau khi tiền xử lý, được thử trong phòng thí nghiệm bằng cách phơi nhiễm với nấm gây biến màu gỗ. CHÚ THÍCH: Đối với mẫu xử lý các công thức pha chế chỉ sử dụng trong môi trường sử dụng nhóm 2 trong TCVN 8167 (EN 335) có thể được tiền xử lý thuần thục nhanh bằng bay hơi theo TCVN 10750 (EN 73) thay cho chu trình phơi mẫu ngoài tự nhiên hoặc nhân tạo trong tiêu chuẩn này. 5 Vật liệu thử nghiệm 5.1 Nấm 5.1.1 Loài nấm Loài nấm được sử dụng trong là: - Aureobasidium pullulans (de Bary) Amaud. Sử dụng dung dịch bào tử nấm. Kỹ thuật chuẩn bị dịch bào tử nấm được trình bày trong Phụ lục B. CHÚ THÍCH: Nếu cần thiết, có thể bổ sung dịch bào tử của các loài nấm biến màu quan trọng của quốc gia sử dụng trong các chuỗi thử nghiệm bổ sung. Tên loài và mức độ sinh trưởng của các loài nấm này phải được mô tả trong báo cáo thử nghiệm. 5.1.2 Duy trì chủng nấm Duy trì và cấy truyền các chủng nấm không quá 6 tháng 1 lần trên môi trường thạch - malt 2%. Nếu chủng có dấu hiệu thoái hóa như mất các hạt màu hoặc suy giảm khả năng tạo bào tử đinh thì cần thu thập chủng mới. 5.1.3 Môi trường dinh dưỡng Sử dụng môi trường dinh dưỡng để tạo dung dịch bào tử nấm gồm cao nấm men được bổ sung đệm để đạt pH 4,2 (xem 8.3.4). Môi trường này gồm nấm men khô 20 g/l hoặc một lượng tương đương dịch chiết nấm men cô đặc với hàm lượng nitơ đạt (0,9 ± 0,3)% (theo khối lượng). Sử dụng đệm xitrat gồm: - Axit xitric monohydrat (cấp tinh khiết phân tích) 12,5 g - NaOH nồng độ 1 mol/l 120 ml - HCI nồng độ 0,1 mol/l 390 ml - Nước thêm vào cho đủ 1000ml 5.2 Các hóa chất và vật liệu khác 5.2.1 Vật liệu phủ 5.2.1.1 Yêu cầu chung Có thể tiến hành thử nghiệm với vật liệu phủ đặc trưng theo quy định của đơn vị cung cấp hoặc sử dụng một vật liệu phủ chung như mô tả chi tiết trong điều 5.2.1.2 và 5.2.1.3. 5.2.1.2 Đối với công thức pha chế tan trong dung môi hữu cơ Sử dụng một loại véc-ni không chứa hạt màu, có độ nhớt thấp, từ nhựa alkyd gốc dầu mạch dài, có chất làm khô và không chứa thành phần diệt nấm hoặc kháng nấm (xem Phụ lục A - phần A2). Có hai lựa chọn tùy theo có hay không có chất chống UV. CHÚ THÍCH: Véc-ni có thể được để ở trạng thái đóng kín trong 2 năm nhưng khi đã mở nắp phải sử dụng hết trong 1 tuần. 5.2.1.3 Đối với công thức pha chế tan trong nước Sử dụng một loại véc-ni không chứa hạt màu, có độ nhớt thấp, từ nhựa acrylic, có sẵn một chất bảo quản cho nhựa (xem Phụ lục A - phần A.3.) CHÚ THÍCH: Véc-ni có thể được để ở trạng thái đóng kín trong 6 tháng nhưng khi đã mở nắp phải sử dụng hết trong 1 tuần. 5.2.2 Sản phẩm thử nghiệm không chứa hoạt chất Nếu cần tiến hành thí nghiệm đối chứng bổ sung, dùng sản phẩm không có hoạt chất (xem 7.5.2). 5.2.3 Dung môi và chất pha loãng 5.2.3.1 Xăng trắng Quy định ở Phụ lục A về các đặc tính của xăng trắng (xem A.2.1.2). 5.2.3.2 Nước Đạt loại 3 của TCVN 4851: 1989 (ISO 3696:1987). 5.2.4 Chất bịt đầu gỗ Chất bịt đầu gỗ cần được sử dụng để ngăn thuốc bảo quản thấm dọc theo đầu thớ gỗ. Có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào có khả năng ngăn các dung môi sử dụng trong quá trình tẩm. Chất bịt là vật liệu ngăn quá trình thấm của công thức pha chế hoặc nấm thử nghiệm hoặc cả hai, không có hoạt tính kháng nấm hoặc diệt nấm. CHÚ THÍCH: Ví dụ chất bịt đầu gỗ hiệu quả là sơn mài epoxy 2 thành phần, quét phủ ba lớp, có để khô giữa các lần phủ kế tiếp. 5.2.5 Khử trùng (xem 8.3.2) Sử dụng phương pháp khử trùng bằng tia phóng xạ hoặc hấp khử trùng. 5.2.6 Silicate nhôm-sắt-magiê dạng phiến, ngậm nước Được tán nhỏ thành các hạt từ 1 mm đến 3 mm với khối lượng riêng từ 80 kg/m3 đến 90 kg/m3. Có thể loại các hạt có kích thước dưới 1 mm bằng sàng để không có nước tự do và ngăn ngừa quá trình kết tụ các hạt với nhau. CHÚ THÍCH: Khả năng ngậm nước của vật liệu ngậm nước phải đảm bảo cho độ ẩm gỗ luôn đạt dưới 100%. 5.2.7 Công thức pha chế tham khảo Công thức pha chế tham khảo phải tương thích với thành phần trong Bảng 1 hoặc tương tự Bảng 1. Bảng 1 - Thành phần của công thức pha chế tham khảo Thành phầnb Tỷ lệ % (theo khối lượng) Vialkyd VAF 4349/80 K-60 5,00 Dowanol PM 3,00 Preventol A 4 S (87,5 - 92,5% DCFNa) 0,55 (xấp xỉ 0,49 DCFN) Methylethylketoxim 0,20 Octa Soligen Trockner 69 0,10 Shellsol D 60 91,15 a DCFN = dichlofluanide. b Ví dụ công thức pha chế đã được thương mại hóa. Thông tin này được đưa ra để người sử dụng tiêu chuẩn tham khảo và không phải một danh sách khuyến nghị chính thức. Các công thức pha chế có chứa diclofluanit ở nồng độ này được áp dụng ở mức 80 g/m2, kết hợp với một lớp phủ sơn bóng. Nếu sử dụng một công thức pha chế tham khảo khác, nồng độ được chọn phải có hiệu lực tương đương với nồng độ quy định của DCFN. Bằng chứng về sự tương đương được ghi trong các báo cáo thử nghiệm. 5.2.8 Thuốc xông hơi (nếu cần) Xylen chuyên dụng. 5.3 Thiết bị, dụng cụ 5.3.1 Phòng nuôi nấm: có thể điều chỉnh nhiệt độ ở (26 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (70 ± 5)%. 5.3.2 Tủ khí hậu: dùng để ổn định mẫu, có thể điều chỉnh nhiệt độ ở (26 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) %. 5.3.3 Cưa: có lưỡi mịn. 5.3.4 Điểm phơi mẫu ngoài trời: dùng để phơi các mẫu gỗ trên giá ngoài trời - Giá đỡ: Là các khung để đặt mẫu gỗ nghiêng một góc 45° (hình D5). Các khung này được làm bằng vật liệu chịu thuốc bảo quản (ví dụ nhựa, nhôm). Các mẫu gỗ trong giá phải có các đầu nằm tự do và cố định để khỏi rời. - Điểm phơi mẫu: là một không gian độc lập không chịu các điều kiện môi trường khắc nghiệt về độ ẩm, UV, bức xạ hoặc ô nhiễm công nghiệp. Điểm phơi mẫu không có cây cao (cây cao nhất chỉ 0,5 m). - Dựng các giá phơi mẫu phải đạt các yêu cầu sau: Giá phơi mẫu không bị che bóng bởi cây cối, nhà cửa và các kiến trúc khác. Các mẫu gỗ thử nghiệm phải đặt theo hướng sao cho mẫu tiếp xúc tối đa với tác nhân. - Các mẫu thử nghiệm phải được đặt cao từ 1 m đến 2 m so với mặt đất. 5.3.5 Thiết bị tiền xử lý mẫu: thiết bị UV có thể phun nước (UVS) Thiết bị có thể phun nước khử khoáng với tốc độ xấp xỉ 4 l/min và tạo ánh sáng UV ở bước sóng 340 nm (UVA), tốt nhất là tạo ánh sáng bằng các ống huỳnh quang. Thiết bị có thể lập trình để thực hiện các chu kỳ phơi mẫu khác nhau trong đó có xen kẽ chiếu xạ UV, phun và ngưng tụ với các khoảng thời gian khác nhau và nhiệt độ được kiểm soát trong các quá trình chiếu xạ - ngưng tụ. 5.3.6 Bình nuôi cấy: có thể tích từ 400 cm3 đến 600 cm3 và phần đáy bên trong rộng từ 90 cm2 đến 120 cm2 (tham khảo Phụ lục D). 5.3.7 Thiết bị khử trùng - Thiết bị tạo bức xạ ion hóa (xem Phụ lục C): - Nồi hấp, điều chỉnh ở (102 + 2) °C và (121 ± 1) °C. Trong trường hợp nồi hấp không thể đặt ở (102 ± 2) °C, cần một buồng khử trùng bằng hơi nước (xem Phụ lục C). 5.3.8 Kính lúp: độ chính xác 0,1 mm. 5.3.9 Các dụng cụ thí nghiệm thông thường: - Cân phân tích với độ chính xác 0,01 g; - Chổi các loại; - Giấy nhám kích thước hạt 120 và 180; - Tủ sấy có thể sấy ở (103 ± 2)°C; - Lọ thủy tinh có nắp; - Thanh thủy tinh F 3 mm, dài 10 cm. 5.4 Vật liệu khác Đinh không gỉ có chiều dài khoảng 30 mm và đường kính khoảng 1,5 mm để đỡ các mẫu gỗ khi phơi ngoài trời (tham khảo Hình D.3). 6 Lấy mẫu Các mẫu thuốc bảo quản phải có tính đại diện cho sản phẩm được kiểm tra. Mẫu được lưu giữ và xử lý theo yêu cầu nào của đơn vị cung cấp đã ghi thành văn bản. CHÚ THÍCH: Nếu lấy mẫu của thuốc bảo quản từ lô ban đầu kích thước lớn, cần tuân thủ quy trình của tiêu chuẩn EN 212 [3]. 7 Mẫu gỗ thử nghiệm 7.1 Gỗ Gỗ nhạy cảm với nấm biển màu, thuộc 1 trong 2 loài sau: - Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) (1). - Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) (2). CHÚ THÍCH 1: Có thể tiến hành thử nghiệm bổ sung bằng các loài gỗ khác nhưng phải nêu rõ trong báo cáo kết quả. CHÚ THÍCH 2: Theo Tiêu chuẩn gốc EN 152: 2011 (1) và (2) là gỗ thông Scots (Pinus sylvestris Linnaeus). 7.2 Chất lượng gỗ Sử dụng gỗ nguyên không khuyết tật, thẳng thớ, không có mắt, không bị biến màu và côn trùng gây hại. Tránh sử dụng gỗ có vết nhựa trên bề mặt. Loại đi gỗ phần ngọn và dưới 1 m tính từ gốc. Mẫu gỗ được lấy từ cây tiêu chuẩn thành thục công nghệ. Tỷ lệ gỗ muộn không quá 30%. Gỗ không được ngâm nước, vận chuyển thủy, sấy quá 60°C hay xử lý các loại hóa chất. Nên sử dụng gỗ chặt hạ trong mùa đông, gỗ sau khi chặt hạ phải được xẻ thành ván ngay. Khi không thể xác minh chất lượng gỗ qua xuất xứ của nguyên liệu đầu vào, có thể thử độ nhạy cảm với nấm của lô mẫu gỗ bằng quy trình mô tả trong điều 8.3, đối với các mẫu chưa trải qua phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên và xác nhận giá trị sử dụng theo điều 9, đoạn 1. Các mẫu gỗ phải được chọn một cách ngẫu nhiên, đạt tỷ lệ 1 % lô mẫu. CHÚ THÍCH: Có thể hong khô tự nhiên gỗ, tuy nhiên dưới điều kiện không hợp lý gỗ có thể nhanh chóng bị nhiễm nấm biến màu. Do đó, giải pháp tốt hơn là sấy nhẹ ở nhiệt độ không quá 60°C. Không sử dụng mẫu để quá 3 năm tính từ lúc chặt hạ, vì có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. 7.3 Chuẩn bị gỗ Thanh gỗ được sấy khô để đạt độ ẩm (12 ± 2)%. Chuẩn bị các thanh phôi có mặt cắt ngang 50 mm x 35 mm, các vòng năm hợp với các cạnh tạo thành một góc (45 ± 15)°. Đánh số các thanh tại mặt cắt ngang sao cho từ đó có thể truy nguyên được cây ban đầu của thanh gỗ. Xẻ các thanh để tạo thành các thanh nhỏ có mặt cắt ngang 40 mm x 25 mm, làm tròn các cạnh dọc để đạt đến bán kính cong khoảng 2 mm. Từ các thanh này, cắt ra các đoạn gỗ dài 110 mm không chứa mắt và khuyết tật (ví dụ vết nhựa). Đánh số các miếng theo số của thanh sao cho sau khi xử lý không bị mất số. Sử dụng giấy nhám cỡ hạt 120 để đánh trơn các cạnh tròn và các bề mặt, trừ mặt đầu thớ gỗ. Lau sạch bụi sau khi thao tác. Giữ các mẫu gỗ trong tủ khí hậu (xem 5.3.2) đến khi sử dụng. Khi thử một công thức pha chế phải lấy mẫu gỗ từ ít nhất ba cây khác nhau. Phụ lục D, hình D2 minh họa chi tiết quá trình chuẩn bị các thanh gỗ và đoạn gỗ. CHÚ THÍCH 1: Nếu công thức pha chế được xử lý bằng phương pháp quét, có thể chỉ cần cắt các đoạn gỗ ngay trước khi xử lý để tạo thành các mẫu gỗ như mô tả trong điều 7.4.1. CHÚ THÍCH 2: Nếu công thức pha chế được xử lý bằng phương pháp phun hoặc nhúng, có thể chỉ cần sử dụng phần trên của đoạn gỗ (phần đại diện cho bề mặt gần phía ngoài của cây) để tạo thành các mẫu thử như mô tả trong điều 4.7.1. 7.4 Chuẩn bị mẫu thử 7.4.1 Mẫu tẩm thuốc Từ đoạn gỗ đã xử lý (xem 8.1.3.2), sau khi hong phơi (xem 8.1.5) được cắt đôi theo chiều dọc tạo thành hai mẫu thử có kích thước (ở độ ẩm 12 ± 2%): (110 ± 0,5) mm x (40 ± 0,5) mm x (10 ± 0,5) mm CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp xử lý bằng phương pháp quét, có thể cắt các mẫu thử ngay trước khi xử lý (xem 8.1.3.2). CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp các mẫu xử lý dài hơn (ví dụ 30 cm), mẫu có thể được cắt sau khi tiền xử lý tự nhiên, với điều kiện là mẫu vẫn được lấy từ cùng một chế độ lấy mẫu. 7.4.2 Mẫu đối chứng Mẫu đối chứng được cắt từ các đoạn gỗ chưa xử lý theo cách giống như mẫu tẩm thuốc và có kích thước bằng mẫu tẩm thuốc (xem 7.4.1). 7.5 Số lượng mẫu 7.5.1 Mẫu xử lý Mỗi nồng độ thuốc bảo quản xử lý 3 đoạn gỗ (lấy từ 3 cây) để tạo thành 6 mẫu thử. CHÚ THÍCH: Nếu không sử dụng phương pháp quét, cần chuẩn bị thêm các mẫu bổ sung để thay thế cho mẫu ngấm thuốc chưa đạt hoặc mẫu ngấm quá nhiều thuốc. 7.5.2 Mẫu đối chứng Trong từng phép thử, cần chuẩn bị số mẫu như sau: - C1: Mẫu đối chứng không tẩm + C1.1: 6 mẫu đối chứng không tiến hành tiền xử lý, được lấy từ 3 cây, mỗi cây 1 đoạn tạo thành 2 mẫu. + C1.2: 3 mẫu đối chứng có tiến hành tiền xử lý (theo phương pháp giống như mẫu thử, được lấy từ 3 cây). Trong trường hợp thử nghiệm hiệu lực của một hoạt chất hoặc một công thức pha loãng thành nồng độ khác, có thể chuẩn bị một bộ mẫu đối chứng thứ hai (mẫu đối chứng bổ sung) như sau: - C2: Mẫu đối chứng xử lý bằng sản phẩm đã loại bỏ hoạt chất. + C2.1: 3 mẫu đối chứng không tiến hành tiền xử lý, được lấy từ 3 cây. + C2.2: 3 mẫu đối chứng có tiến hành tiền xử lý, theo cách như chuẩn bị mẫu thử, được lấy từ 3 cây. Lưu ý nếu thử nghiệm nhiều hơn một loại thuốc bảo quản thì mỗi mẫu đối chứng cần lấy từ một cây (xem 7.3). Do đó nếu mỗi lần thử nghiệm chỉ thử một loại thuốc bảo quản, cần 3 mẫu đối chứng được lấy từ 3 cây. CHÚ THÍCH: Tỷ lệ các mẫu đối chứng có chiều cắt khác nhau (phía ngoài của thân và chiều hướng về lõi) phải tương đương với tỷ lệ tương ứng của các mẫu thử. 7.5.3 Mẫu xác nhận tính hợp lệ của phép thử Các mẫu xác nhận tính hợp lệ của phép thử (mẫu đối chứng đảm bảo) được lấy từ 3 đoạn gỗ từ 3 cây, tổng số 6 mẫu. Các mẫu này được tiến hành tiền xử lý, sau đó được xử lý thuốc bảo quản tham khảo. CHÚ THÍCH: Đây là số mẫu tối thiểu cần đánh giá, có thể sử dụng nhiều mẫu hơn. 8 Quy trình thử nghiệm1 8.1 Xử lý mẫu thử 8.1.1 Ổn định mẫu trước khi xử lý bảo quản Đặt các mẫu thử trong tủ khí hậu (xem 5.3.2) đến khi mẫu đạt điều kiện cân bằng ẩm (khối lượng 2 lần cân liên tiếp sau 24 h thay đổi không quá 0,1 g). 8.1.2 Bịt đầu mẫu thử Dùng một chất bịt đầu phù hợp (xem 5.2.4) phủ lên hai đầu các mẫu gỗ đã được ổn định. Giữ các mẫu trong tủ khí hậu đến khi sử dụng. CHÚ THÍCH: Để đảm bảo khả năng bịt kín đầu mẫu gỗ, nên xử lý chất bịt đầu để trùm vào cạnh bên khoảng 1 mm đến 2 mm, ví dụ nhúng nhanh mặt cắt vào chất bịt đầu. 8.1.3 Xử lý gỗ bằng công thức pha chế 8.1.3.1 Xác định lượng xử lý 8.1.3.1.1 Trường hợp xử lý bề mặt không bao gồm phương pháp nhúng Cần ghi lại lượng xử lý và số lần xử lý cho mỗi mẫu thử. Để hiệu chỉnh về trọng lượng, cần xác định khối lượng riêng của công thức pha chế thử nghiệm và quy đổi lượng xử lý từ ml/m2 sang g/m2 (nếu cần). Lượng hóa chất và số lớp phủ phải phù hợp với phương pháp xử lý trong thực tế (xem Phụ lục E, Bảng E.2). Trong trường hợp chưa có dữ liệu tham khảo, cần tiến hành thử nghiệm sơ bộ để đánh giá lượng xử lý và số lớp phủ cần thiết. Cần xem xét hướng dẫn từ đơn vị cung cấp (nếu có). 8.1.3.1.2 Trường hợp xử lý nhúng, chân không hoặc áp lực Nồng độ xử lý cần tuân theo quy định của đơn vị cung cấp. Nếu đơn vị cung cấp chỉ nêu lượng xử lý, cần thực hiện các thử nghiệm sơ bộ để xác định nồng độ hoặc số lần xử lý để đạt được mức yêu cầu. Báo cáo kết quả thử nghiệm phải nêu rõ nồng độ và thời gian xử lý, cần nêu rõ lượng hóa chất xử lý chính xác cho từng đoạn gỗ. 8.1.3.2 Xử lý 8.1.3.2.1 Xử lý bề mặt không bao gồm phương pháp nhúng Xử lý các bề mặt mà ban đầu nằm hướng về phía ngoài của thân cây và phần giữa thân cây, trừ mặt đầu của đoạn gỗ. Xử lý cả các cạnh bo tròn. Ghi lại lượng xử lý và số lớp phủ trong báo cáo kết quả thử nghiệm. Làm khô các mẫu thử 24 h trước khi phủ các lớp (xem 8.1.8). CHÚ THÍCH: Lượng xử lý lên mỗi bề mặt của khối gỗ phải được ghi lại càng chính xác càng tốt bằng cách kiểm tra độ tăng khối lượng mẫu thử trước và sau các lớp phủ. Cần phủ thuốc thật đều lên trên bề mặt, tốt nhất là phủ đều bề mặt mà không cần quét lại lần thứ hai trong cùng một lớp phủ. 8.1.3.2.2 Xử lý nhúng, chân không hoặc áp lực Khi lớp phủ bịt đầu đoạn gỗ khô, tiến hành cân đoạn gỗ. Sau đó xử lý đoạn gỗ bằng phương pháp nhúng, chân không hoặc áp lực. Dùng giấy thấm lau đầu đoạn gỗ để loại bỏ dung dịch thừa và cân lại đoạn gỗ. Chọn các đoạn gỗ có lượng thấm gần bằng nhau. - Sau khi nhúng, các đoạn gỗ được xếp trên thanh thủy tinh đặt trong tủ khí hậu. Thời gian đặt trong tủ theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp. - Sau khi xử lý chân không, các đoạn gỗ cần được lưu giữ như sau: Xếp các đoạn gỗ lên trên các thanh thủy tinh đặt trong lọ có nắp cách nhau ít nhất 2 cm. Lật các đoạn gỗ mỗi tuần 2 lần một góc 180°. Các lọ này được đặt trong phòng thông khí tốt. + Nếu các đoạn gỗ được xử lý bằng công thức pha chế tan trong nước: Để ngăn ngừa nấm mốc, đưa vào lọ các đĩa nhỏ chứa xylen (5.2.9) và nút kín các lọ trong 2 tuần. Trong tuần thứ 3, mỗi ngày nới lọ ra một chút để các đoạn gỗ khô từ từ. Bắt đầu từ tuần thứ tư, để lọ mở hoàn toàn: + Nếu các đoạn gỗ được xử lý bằng công thức pha chế không tan trong nước: Nút kín lọ trong tuần đầu tiên. Sang tuần thứ hai mỗi ngày nới lọ ra một chút. Đến tuần thứ ba và thứ tư để lọ mở hoàn toàn. 8.1.4 Xử lý các mẫu đối chứng bổ sung C2 và các mẫu xác nhận tính hợp lệ của thí nghiệm Tùy theo công thức pha chế được thử nghiệm, các mẫu đối chứng bổ sung (C2- xem 7.5) được xử lý với sản phẩm thử đã loại bỏ thành phần hoạt chất hoặc dung môi, theo cùng cách thức với mẫu thử (xem 8.1.3). Xử lý các mẫu xác nhận tính hợp lệ của thử nghiệm bằng thuốc tham khảo với lượng 80 g/m2 để so sánh (xem 5.2.7). 8.1.5 Hong phơi các đoạn gỗ sau khi xử lý Trường hợp các đoạn gỗ được quét: giữ các đoạn gỗ nằm trên bề mặt ngang trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tránh gió lùa. Trường hợp các đoạn gỗ được xử lý nhúng hoặc xử lý chân không: làm khô các đoạn gỗ đã tẩm theo yêu cầu của đơn vị cung cấp. 8.1.6 Chuẩn bị mẫu thử nghiệm Sau khi hong phơi, các đoạn gỗ đã tẩm (xem 8.1.3.2) được, cắt theo chiều dọc để tạo thành hai mẫu thử (xem 7.4). Cắt các đoạn gỗ chưa tẩm theo cùng cách thức đó để tạo thành các mẫu đối chứng. 8.1.7 Đóng đinh Để đỡ các mẫu thử trong quá trình phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên, cần sử dụng đinh không gỉ (xem 5.4, xem ví dụ hình D3 và D5). Quy trình đóng đinh phải không tạo ra tác động gỉ về hóa học và sinh học lên gỗ. Tạo các lỗ đường kính xấp xỉ 1,3 mm, sâu xấp xỉ 6 mm, đóng vào bề mặt phía đầu mẫu thử, trong đó một lỗ ở trung tâm của một đầu mẫu và hai lỗ ở đầu đối diện, cách cạnh khoảng 10 mm (xem hình D3). Các lỗ được đóng song song với thớ gỗ sao cho khi đóng đinh, mẫu gỗ không bị phá vỡ hoặc tách rời. Đóng vào các lỗ đã tạo sẵn 3 đinh không gỉ có chiều dài 30 mm, đường kính 1,5 mm (xem 5.4), độ sâu 10 mm. 8.1.8 Phủ mẫu gỗ Cách phủ tùy thuộc vào công thức pha chế (xem điều 1). Loại A Trong trường hợp các công thức pha chế được sử dụng với chất phủ không chuyên dụng, phủ ba lớp véc-ni tiêu chuẩn cách nhau 24 h lên các mẫu thử, mẫu đối chứng (xem 7.5.2) và mẫu xác nhận tính hợp lệ của thử nghiệm (xem 7.5.3). Các cạnh đã tiện tròn cũng được phủ. Lượng chất phủ đạt xấp xỉ 70 ml/m2 (đối với sơn nước) và 90 ml/m2 (đối với sơn dầu) cho mỗi lớp phủ bề mặt: - Đối với lớp phủ đầu tiên, pha loãng véc-ni bằng dung môi phù hợp (xem 5.2.3) theo tỷ lệ 15% (theo khối lượng). Để khô 24 h. Dùng giấy nhám cỡ hạt 180 chà nhẵn bề mặt đã phủ. - Đối với lớp phủ thứ hai, pha loãng véc-ni với dung môi phù hợp (xem 5.2.3) theo tỷ lệ 7,6% (theo khối lượng); - Đối với lớp phủ thứ ba: Sử dụng véc-ni nguyên, không pha loãng. Loại B Trong trường hợp công thức pha chế được sử dụng với chất phủ chuyên dụng, phủ lớp phủ chuyên dụng lên các mẫu thử, mẫu đối chứng (xem 7.5.2) và mẫu xác nhận tính hợp lệ của thử nghiệm (xem 7.5.3) theo quy định của đơn vị cung cấp. Trong và sau quá trình phủ, giữ các mẫu thử trong điều kiện phòng. Loại C Nếu các công thức pha chế được sử dụng mà không cần đến các lớp phủ, các mẫu thử sẽ được phơi mà không phủ thêm véc-ni, các mẫu đối chứng (xem 7.5.2) cũng không được phủ véc-ni, khác với mẫu xác nhận tính hợp lệ của thử nghiệm (xem 7.5.3). CHÚ THÍCH: Theo điều 5.2.8, mẫu đối chứng xác nhận tính hợp lệ của thử nghiệm luôn phải có lớp phủ. 8.2 Tiền xử lý các mẫu thử nấm 8.2.1 Phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên Phơi các mẫu thử nghiệm 26 tuần, trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 3 đến 31 tháng 10 hàng năm. Tiến hành phơi mẫu sau 5 đến 7 ngày sau khi phủ lớp cuối. Đặt các mẫu thử và mẫu đối chứng (mẫu C1.2 và C2.2- xem 7.5) trên giá phơi, mặt xử lý hướng lên trên. Phơi mẫu ngoài trời (xem 5.3.4; hình D.5). 8.2.2 Phơi mẫu trong điều kiện nhân tạo Thay cho quá trình phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên, có thể sử dụng một thiết bị nhân tạo để tiền xử lý mẫu, thiết bị có khả năng cung cấp ánh sáng UV và xịt nước khử khoáng khi thử nghiệm. Thời gian phơi mẫu nhân tạo là 4 tuần. Mô tả chi tiết về chu kỳ phơi mẫu trong điều kiện nhân tạo được nêu trong phụ lục F. 8.2.3 Lưu giữ các mẫu đối chứng Các mẫu đối chứng không cần tiền xử lý theo quy trình đã mô tả (xem 8.2.1- 8.2.2) được giữ trong tủ khí hậu (xem 5.3.2). 8.3 Thử nấm 8.3.1 Chuẩn bị các mẫu thử Các mẫu thử nghiệm và mẫu đối chứng có bề mặt sau khi phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên được xếp vào nhóm “bị biến màu” (cấp 2, xem 8.5.2) và “bị biến màu nặng” (cấp 3, xem 8.5.2) thì không cần đưa vào thử nấm. Ghi lại cấp độ biến màu của các mẫu này vào trong báo cáo kết quả thử nghiệm. Trong bước đánh giá cuối cùng sẽ tính đến kết quả của các mẫu này. Sau khi kết thúc quá trình phơi mẫu 24 h, gia công các mẫu thử còn lại (kể cả mẫu thử không qua phơi ngoài trời) như sau: - Cắt ngắn đều nhau ở hai đầu để đạt chiều dài cuối cùng là 90 mm (hình D4) - Xẻ rãnh bằng cưa (xem 5.3.3) để đạt chiều rộng xấp xỉ 3 mm, sâu 4 mm, tại phần giữa của mặt chưa xử lý, song song với bề mặt phía đầu mẫu (xem hình D4); Lau nhẹ mặt đã xử lý bằng một tấm vải ẩm. Đặt các mẫu ít nhất 2 tuần trong tủ khí hậu (xem 5.3.2). CHÚ THÍCH: Các mẫu bị ẩm phải được để khô trong không khí trước khi đưa vào tủ khí hậu. 8.3.2 Khử trùng các mẫu thử Khử trùng các mẫu thử theo phương pháp trong Phụ lục C. 8.3.3 Chuẩn bị các bình nuôi cấy Đổ 200 ml silicate nhôm-sắt-magie (xem 5.2.6) vào bình nuôi cấy (xem 5.3.6), nếu là bình thủy tinh thì đặt mặt nhỏ phía dưới. Gạt phẳng bề mặt. Làm ẩm đều bề mặt bằng 75 ml nước và đóng hờ nắp, sau đó khử trùng trong nồi hấp ở (121 ± 1)°C trong 30 min. 8.3.4 Phơi nhiễm nấm CHÚ THÍCH 1: Phụ lục B mô tả chi tiết quá trình chuẩn bị dịch bào tử. Nhúng các mẫu thử đã khử trùng (xem 8.3.2) vào dịch bào tử (xem 5.1) từ 1 s đến 2 s và đưa vào bình nuôi cấy (xem 8.3.3) trong điều kiện vô trùng, mặt xử lý hướng lên trên. Các mẫu tẩm các công thức pha chế khác nhau cần được nhúng vào các phần dịch bào tử riêng rẽ. Trước khi đưa các mẫu thử vào bình, rót vào mỗi bình 15 ml dịch bào tử (xem 5.1), sau đó đưa mẫu vào bình và đóng nắp. CHÚ THÍCH 2: Cần chú ý bào tử có thể ở dạng dịch trong suốt quá trình ủ mẫu thử. 8.4 Điều kiện và thời gian thử nghiệm Giữ các bình đã được phơi nhiễm nấm trong phòng nuôi nấm (xem 5.3.1), không có ánh sáng hoặc không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, trong thời gian 6 tuần. 8.5 Đánh giá mẫu thử 8.5.1 Yêu cầu chung Đến cuối quá trình thử nghiệm, lấy các mẫu thử ra khỏi bình nuôi nấm, rửa mẫu cẩn thận và lau sạch nấm còn dính vào mẫu. 8.5.2 Đánh giá bề mặt các mẫu thử Kiểm tra cảm quan bề mặt của mẫu thử để xác định sự có mặt của nấm biến màu. Trong trường hợp các công thức pha chế loại A hay loại B, ghi lại nếu nấm biến màu chỉ có mặt trên lớp phủ. Đánh giá như sau: 0. Không bị biến màu: đánh giá cảm quan không phát hiện nấm biến màu trên bề mặt 1. Biến màu không đáng kể: Bề mặt chỉ có các điểm biến màu riêng rẽ, không có điểm nào rộng quá 1,5 mm, dài quá 4 mm, không quá 5 điểm biến màu. 2. Biến màu: bề mặt bị biến màu liên tục nhiều nhất một phần ba hoặc biến màu từng phần hay theo dải nhiều nhất một nửa tổng diện tích. 3. Biến màu nặng: biến màu liên tục quá một phần ba hoặc biến màu từng phần quá một nửa diện tích bề mặt. Để tránh việc bề mặt tiện tròn của mẫu ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, chỉ nên đánh giá trên bề mặt phẳng của các mẫu thử. Trong báo cáo cần đánh giá riêng rẽ các cạnh tiện tròn. Cần lưu ý xử lý công thức pha chế đúng cách đối với phần các cạnh tiện tròn này. Ngoài ra để tránh tác động của việc nhiễm chéo ở đầu mẫu gỗ, không đánh giá vùng 4 mm tính từ mỗi đầu mẫu gỗ. Đối với một số mẫu tối màu, khó phân biệt sự phát triển của nấm biển với màu gỗ, việc đánh giá phần bên trong của các mẫu thử rất quan trọng. CHÚ THÍCH: Cần lau cẩn thận bề mặt mẫu (mà không làm hư hại đến lớp phủ) bằng một tấm vải mềm thấm nước sạch để các vật liệu bám trên lớp phủ phía ngoài không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. 8.5.3 Đánh giá phần bên trong của mẫu thử Để đánh giá phần bên trong của các mẫu thử, tiến hành như sau: - Cắt các mẫu theo chiều song song với bề mặt phía đầu mẫu thử, cách mỗi đầu 30 cm; - Đo độ dầy của vùng không bị biến màu (độ chính xác 0,5 mm) bằng một thiết bị đo (xem 5.3.8) tại một trong 3 vị trí tính từ bề mặt cắt: - Tại phần giữa của mẫu thử - Cách hai cạnh của mẫu thử 10 mm. 9 Tính hợp lệ của kết quả Ít nhất 80% số mẫu đối chứng được thử nghiệm theo điều 8.3.4 (xem 7.5.2: C1.1 và C.1.2) phải bị biến màu từ cấp độ 3 trở lên và có phần bên trong bị biến màu đủ nhiều (tất cả gỗ sớm bị biến màu bề mặt). Nếu không đạt điều kiện này, phải thực hiện lại phần thí nghiệm tương ứng với mẫu đối chứng không đạt. Thử nghiệm là hợp lệ nếu các mẫu đối chứng xác nhận tính hợp lệ của thử nghiệm có giá trị trung vị (điểm bán phân) của cấp độ biến màu bằng 1 trở lên (xem 5.2.7). 10 Báo cáo kết quả Khi đánh giá thí nghiệm cần tính đến các yếu tố sau: - Đối với mỗi công thức pha chế, tiến hành đánh giá trên ít nhất 6 mẫu thử. - Khi có bất kỳ mẫu đối chứng không tẩm (C1- xem 7.5) nào không hợp lệ do chưa bị biến màu bề mặt, cần loại bỏ kết quả của tất cả các mẫu thử được lấy từ cùng một thanh với mẫu đối chứng đó. Kết quả không nhất thiết phải bị loại bỏ nếu mẫu bị biến màu rõ ràng ở mặt dưới của mẫu. Đối với mỗi công thức pha chế, cần báo cáo: - Kết quả đánh giá bề mặt của mẫu thử: trong trường hợp mức độ biến màu rõ ràng, ghi lại cấp độ biến màu lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và trung vị. Trong trường hợp các công thức pha chế tối màu, ghi chú lại nếu bề ngoài tối màu khiến cho việc đánh giá gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện. - Độ dầy của phần không bị biến màu thấp nhất trong tất cả các điểm đo trong lô mẫu thử. - Độ dầy của phần không bị biến màu trung bình của tất cả các điểm đo trong lô mẫu thử. Tình trạng của mẫu đối chứng đảm bảo (C2- xem 7.5) phải được báo cáo giống như các mẫu thử để có thể đối chiếu xác định có hoặc không có tác động chống nấm biến màu từ chất pha loãng hoặc từ công thức pha chế không có hoạt chất. 11 Báo cáo thử nghiệm Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất như sau: (xem ví dụ trong Phụ lục G). a) Viện dẫn tiêu chuẩn này. b) Tên đơn vị cung cấp; c) Tên và mô tả công thức pha chế được thử nghiệm; công thức pha chế đã được công bố hay chưa; d) Dung môi được sử dụng để pha loãng, nếu có; e) Nếu có, các cấp độ pha loãng tính theo tỷ lệ % khối lượng của công thức pha chế được thử nghiệm; f) Các loài gỗ được sử dụng; g) Ngày xử lý bảo quản; h) Cách thức xử lý bảo quản và nếu có, số lần xử lý; i) Số lần lặp; j) Lượng thuốc bảo quản nhỏ nhất và lớn nhất trong số sáu mẫu lặp: trong trường hợp xử lý bề mặt, tính theo ml/m2 hoặc g/m2 và nếu có, phương pháp xử lý thuốc. Trong trường hợp xử lý thẩm sâu, tính theo kg/m3. k) Nếu có (Loại A và B trong điều 1) các loại vật liệu phủ sau khi tẩm và số lớp phủ; Khi các công thức pha chế đã được thử nghiệm theo yêu cầu của đơn vị cung cấp, đặc biệt khi sử dụng kết hợp các công thức pha chế, phương pháp xử lý và/hoặc vật liệu phủ, cần ghi lại đầy đủ các chi tiết trong báo cáo kết quả thử nghiệm và ghi là “kết quả chỉ áp dụng cho riêng hệ thống được thử nghiệm”. l) Khoảng thời gian tiền xử lý (tự nhiên hoặc nhân tạo). Đối với trường hợp phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên, thông tin phải bao gồm độ cao của điểm phơi mẫu tính theo mực nước biển và hướng của từng mẫu. Nếu có, phải ghi lại sự có mặt của bất kỳ dấu hiệu biến màu nào và ghi rõ rằng trong bước kế tiếp mẫu không được thử nghiệm với nấm. Trong trường hợp phơi mẫu nhân tạo, báo cáo phải mô tả chi tiết về chu kỳ đã được cài đặt. m) Loài nấm sử dụng và nguồn gốc nấm. Mô tả bắt cứ dấu hiệu bất thường nào về hình thức và mức độ sinh trưởng của nấm được sử dụng; n) Ngày bắt đầu phơi nhiễm nấm; o) Ngày đánh giá các mẫu thử; p) Đánh giá mẫu thử ở cuối giai đoạn thử nghiệm: - Cấp độ biến màu bề mặt mỗi mẫu thử; - Cấp độ biến màu bề mặt trung bình và giá trị trung vị; - Độ dầy của phần không bị biến màu thấp nhất; - Độ dầy của phần không bị biến màu trung bình; - Đánh giá mức độ biến màu tại các cạnh. q) Tên của đơn vị báo cáo và ngày ban hành r) Tên và chữ ký của (các) cán bộ phụ trách; s) Ghi chú sau: “Việc diễn giải và kết luận từ bản báo cáo này yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về bảo quản gỗ, do đó bản thân bản báo cáo này không thể được xem là một chứng chỉ phê duyệt”. Báo cáo kết quả thử nghiệm cũng phải đề cập đến các chi tiết về tất cả các phương pháp tùy chọn khác có thể sử dụng, các phương pháp không được tiêu chuẩn này nói đến, hoặc các điều kiện xung quanh có thể ảnh hưởng đến kết quả. CHÚ THÍCH: Báo cáo nên bao gồm một bảng ghi kết quả chi tiết cho từng mẫu. Phụ lục A (Quy định) Thông tin chi tiết về vật liệu phủ A.1 Khái quát Tiêu chuẩn này đưa ra một lựa chọn thay thế cho các thử nghiệm với một vật liệu phủ cụ thể được quy định bởi đơn vị cung cấp. Khi dự kiến sử dụng cho một mục đích rộng hơn, có thể sử dụng các vật liệu phủ chung. Phụ lục này đưa ra một vật liệu sơn alkyd để sử dụng cho các công thức pha chế tan trong dung môi hữu cơ (A2) và một vật liệu sơn acryl để sử dụng cho các công thức pha chế tan trong nước. Sơn acrylic cần có thông số về khả năng bảo vệ UV tối thiểu, còn sơn alkyd có cả loại không chống UV và loại có thông số về mức độ chống UV. Tên thương mại của vật liệu này là các ví dụ về các sản phẩm phù hợp và có sẵn trên thị trường. A.2 Vật liệu sơn alkyd cho các công thức pha chế tan trong dung môi hữu cơ (xem 5.2.2 2) A.2.1. Thành phần cơ bản của sơn Alkyd A.2.1.1 Nhựa Alkyd Các dung dịch nhựa alkyd (dựa trên dầu đậu nành hoặc acid béo khô với hàm lượng dầu 65% đến 68% (theo khối lượng) chứa 75% lượng chất rắn trong xăng trắng, trong đó có ít nhất 5% gốc thơm (xem A.2.1.2); Dung dịch phải có các đặc tính sau: - Màu Gardner tối đa 6; - Số hiệu màu lot tương đương tối đa 10; - Chỉ số axit <15; - Thời gian lưu chuyển ở 20°C (50% nhựa alkyd trong xăng trắng) 30 đến 100 giây - Khối lượng riêng 0,960 g/ml. - Dầu đậu nành hoặc dầu thực vật khác, axit béo khô tỷ lệ cao nhất 65% tính theo thành phần rắn - Phthalic anhydrit tỷ lệ cao nhất 65% tính theo thành phần rắn CHÚ THÍCH: Nhựa alkyd UMLAC AD 97 (DSM Coating Resins) là phù hợp cho mục đích này. A.2.1.2 Xăng trắng (xem 5.2.3.1) Các đặc tính phù hợp cho thử nghiệm gồm có: - Khối lượng riêng ở 15°C 0,770 g/ ml đến 0,785 g/ml - Dải chưng cất 150°C đến 195°C. Số hiệu đăng ký CAS: 64742-82-1 (xăng trắng loại 1). A.2.1.3 Dầu thông Sản phẩm phải tương thích với các đặc điểm sau: - Khối lượng riêng ở 15°C 0,850 g/ml đến 0,970 g/ml; - Dải chưng cất 93%, tính đến 170°c ở áp suất bình thường; - Chỉ số axit <8. A.2.1.4 Chất chống bong tách Metyl etyl ketoxim. A.2.1.5. Chất làm khô Một hỗn hợp các octoates hoặc naphthenates gồm: - Canxi có kim loại chiếm 4% (theo khối lượng) 3 phần (theo khối lượng); - Zirconium có kim loại chiếm 18% (theo khối lượng) 1,5 phần (theo khối lượng); - Cobalt có kim loại chiếm 18% (theo khối lượng) 0,4 phần (theo khối lượng); A.2.1.6 Chất hấp thụ UV và HALS Một chất hấp thụ UV là một vật liệu kết hợp, dựa trên khả năng hấp thụ bức xạ UV để làm mất tác động gây hại của UV, trì hoãn tác động gây hư hại của ánh nắng và các nguồn sáng UV khác. Các chất phụ gia này khi được kết hợp với các lớp sơn sẽ sàng lọc các thành phần UV- thành phần có hại nhất trong ánh sáng- và qua đó bảo vệ màng mỏng và các cơ chất khỏi bị phân hủy bởi ánh sáng. Một chất ổn định ánh sáng gốc amin theo cơ chế cản trở (HALS) là một chất tiếp nhận gốc tự do có khả năng bẫy các gốc tự do hình thành trong quá trình phân hủy polyme. CHÚ THÍCH: Tên thương mại của các sản phẩm phù hợp có sẵn trên thị trường là Tinuvin 99-2 và Tinuvin 123 là các chất hấp thụ UV và các chất tiếp nhận gốc tự do. Cả hai chất này đều được cung cấp bởi Ciba Speciality Chemicals. A.2.2 Thành phần của vật liệu lớp phủ Các thành phần tiêu chuẩn (theo khối lượng) như sau: - Nhựa alkyd 800 phần; - Dầu thông 25 phần; - Tác nhân chống bong tách 15 phần; - Chất làm khô 49 phần; - Xăng trắng 111 phần; Tổng 1000 phần. Các vật liệu sơn phải có hàm lượng chất rắn tính theo khối lượng đạt (60 ± 1) % và thời gian lưu chuyển (120 ± 10) s đo ở 20°C bằng một cốc đo lưu chuyển có lỗ mở 4 mm) (ISO 2431). Vật liệu phủ có kết hợp bảo vệ UV gồm các thành phần (theo khối lượng) như sau: - Nhựa alkyd 800 phần - Dầu thông 25 phần - Tác nhân chống bong tách 15 phần - Chất làm khô 49 phần - Xăng trắng 96 phần - Chất hấp thụ UV 10 phần - Chất tiếp nhận gốc tự do (HALS) 5 phần Tổng 1 000 phần. A.3. Vật liệu phủ acrylic cho các công thức pha chế tan trong nước (xem 5.2.2.3) A.3.1 Thành phần cơ bản của acrylic A.3.1.1. Nhựa acrylic Nhũ tương acrylic được sử dụng với khoảng 46% thành phần chất rắn. Các nhũ tương có thể chứa sẵn một chất bảo quản không có hoạt tính chống nấm biến màu, ví dụ hỗn hợp của benzisothiazolinon (MIT) 150 mg/l và methyl-isothiazolinon (MIT) 50 g/l. Nhiệt độ hình thành màng tối thiểu (MFFT) của nhũ tương là khoảng 12 °C và nhiệt độ thủy tinh hóa là khoảng 24 °C. CHÚ THÍCH 1: Để đảm bảo độ bền lưu kho tốt, có thể cần bổ sung thêm khoảng 0,2% thuốc bảo quản (ví dụ BIT/MIT) trong hộp chứa. Để tránh sự nhiễm chéo trong hộp chứa sau khi mở, véc-ni tan trong nước phải được lưu giữ ở nhiệt độ từ 2 °C đến 7 °C sau khi mở. Theo cách này sản phẩm có thể được sử dụng trong 6 tháng. CHÚ THÍCH 2: Các loại nhựa acrylic có sẵn trên thị trường như Mowilith DM 772 hoặc Mowilith LDM 7717URAL (Celanese Nhũ tương GmbH 65926 Frankfurt/M, Đức) là phù hợp cho mục đích này. A.3.1.2. Nước Đạt loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987). A.3.1.3. Chất hóa dẻo 1,2 - Propyleneglycol là dung môi tốt cho các loại nhựa phân cực sử dụng làm chất gắn kết. A.3.1.4. Thành phần điều chỉnh độ pH Thành phần được sử dụng để điều chỉnh pH, ví dụ Aminomethylpropanol 90. CHÚ THÍCH: Các sản phẩm có sẵn trên thị trường AMP 90 (Angus Chemie GmbH, Zeppelinstrasse 30, 49479 Ibbenburen, Đức) là phù hợp cho mục đích này. A.3.1.5. Tác nhân tạo màng Dung môi được sử dụng làm chất tạo màng 2,2,4-trimelhyl- 1,3-pentanediol monoisobutyrate (sản phẩm 1). Methoxybutanol là một dung môi hữu cơ phù hợp để sử dụng làm tác nhân tạo màng (sản phẩm 2). CHÚ THÍCH: Sản phẩm Texanol có sẵn trên thị trường (Eastman Chemical GmbH, Charlottenstrasse 61, 51.149 Kohn, Đức) tương ứng với sản phẩm 1 và Methoxybutanol (Celanese Nhũ tương GmbH, 65.926 Frankfurt / M, Đức) tương ứng với sản phẩm 2. A.3.1.6. Chất hấp thụ UV Một chất hấp thụ UV là một vật liệu kết hợp, dựa trên khả năng hấp thụ bức xạ UV để làm mất tác động gây hại của UV, trì hoãn tác động gây hư hại của ánh nắng và các nguồn sáng UV khác. Các chất phụ gia này khi được kết hợp với các lớp sơn sẽ sàng lọc các thành phần UV- thành phần có hại nhất trong ánh sáng- và qua đó bảo vệ màng mỏng và các cơ chất nhạy cảm khỏi bị phá hủy bởi ánh sáng. CHÚ THÍCH: Các sản phẩm đã thương mại hóa như Tinuvin 1130 (Ciba Spezialitiitenchemie GmbH, Chemieslraβe. 68.623 Lambertheim, Đức) là phù hợp với mục đích này A.3.1.7. Chất chống tạo bọt Phụ gia dùng để ức chế bọt hoặc làm tan bọt trong lớp phủ gốc nước. Tác nhân ức chế bọt được thêm vào hệ thống, còn chất làm tan bọt được thêm vào sau quá trình. CHÚ THÍCH: Sản phẩm bán sẵn Texanol (Eastman Chemical GmbH, Charlottensirasse 61 5'l 149 Kohn, Đức) là phù hợp với mục đích này. A.3.1.8. Chất cô đặc Polyuretan Phụ gia dùng để tăng hoặc kiểm soát độ nhớt mà không gây ra thay đổi lớn về tổng hàm lượng chất rắn. Đây là chất hữu cơ hoặc vô cơ, hoặc là chất nhựa giả hoặc là chất tạo sol-gel thuận nghịch. CHÚ THÍCH: Sản phẩm bán sẵn Tafigel PUR 4C (Munzing Chemle GmbH Salzstrasse 174. 74A76 Heilbronn, Đức) là phù hợp với mục đích này. A.3.1.9. Phụ gia làm ướt cơ chất Phụ gia dung để làm giảm sức căng bề mặt và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan rộng hay xâm nhập vào bề mặt. Các phụ gia này phụ thuộc vào nhóm chất hoạt động bề mặt. CHÚ THÍCH: Các sản phẩm bán sẵn Tego Wet Kl 245 (Tego Chemie Service GmbH Goldschmidtstraβe 100, 45127 Essen, Đức) là phù hợp với mục đích này. A.3.1.10. Nhũ tương Paraffin Một vật liệu rắn hoặc bán rắn được tạo thành từ chưng cất dầu mỏ hoặc gốc dầu mỏ bằng phương pháp xử lý như làm lạnh nhanh, kết tủa với dung môi hoặc loại dầu. Nó là một khối tinh thể sáng màu, có thấu quang, khi chạm vào có cảm giác hơi nhớt, bao gồm một hỗn hợp hydrocacbon rắn trong đó chiếm ưu thế là các chuỗi paratin. CHÚ THÍCH: Các sản phẩm bán sẵn Sudranol 230 (Süddeutsche Emulsions Chemie GmbH, Rhenaniastrasse 46, 68199 Mannheim-Neckarau, Đức) là phù hợp với mục đích này. A.3.2 Thành phần của véc-ni chống nấm biến màu gốc nước (sơn ngoại thất) Các thành phần tiêu chuẩn (theo khối lượng) như sau: Nhựa acrylic nhũ tương 750 phần; Nước 94 phần; nước + 1,2-propylehglycol + thành phần điều chỉnh pH (Hỗn hợp) (12 + 10 + 2) phần; Tác nhân tạo màng 1 + chất hấp thụ UV + tác nhân chống tạo bọt (hỗn hợp) (12 + 13 + 2) phần; Nước + Chất cô đặc polyuretan + tác nhân tạo màng 2 (hỗn hợp) (18 + 2 + 25) phần; Nước + phụ gia làm ướt cơ chất + nhũ tương sáp (hỗn hợp) (9 + 1 + 50) phần Tổng 1 000 phần Phụ lục B (Quy định) Chuẩn bị dịch bào tử của nấm thử nghiệm Để nuôi cấy nấm thí nghiệm, đổ 150 ml dung dịch dinh dưỡng (xem 5.2.1) vào các bình tam giác dung tích 300ml. - Nút các bình tam giác bằng nút bông và khử trùng trong 20 min trong nồi hấp ở (121 ± 1)°C. Khi không có nồi hấp, có thể khử trùng bằng dòng hơi nước nóng trong 20 min trong 3 ngày liên tục, khi đó phải để các bình tam giác ở điều kiện nhiệt độ phòng giữa các lần khử trùng. - Tùy theo loài nấm, ủ các bình tam giác riêng rẽ với các chủng nấm Aureobasidium bằng cách đưa vào 2 miếng thạch đã phủ loài nấm tương ứng (diện tích miếng thạch xấp xỉ 1cm2). Các miếng giống gốc phải được lấy từ các chủng đang sinh trưởng tích cực trên môi trường 3% thạch mạch nha, đã được nuôi trong ít nhất 14 ngày và không quá 28 ngày ở (26 ± 1)°C. - Thường sau 3 đến 5 ngày đã xuất hiện đủ lượng bào tử đính, ít nhất 300.000 bào tử/ml/. - Lọc dung dịch hỗn hợp bằng một tấm vải mút mỏng. Phải dùng dung dịch này trong vài giờ để nhân giống trong bình nuôi cấy (xem 8.3.4). Dung dịch phải bị loại bỏ sau khi sử dụng. Dung dịch phù hợp để chuẩn bị dịch bào tử gồm: 2% dịch chiết mạch nha cô đặc hoặc mạch nha khô hòa tan 1,6% trong nước cất hoặc nước khử khoáng đạt loại 3 theo TCVN 4.851: 1989 (ISO 3696: 1987). pH của dung dịch dinh dưỡng phải đạt 4, 2 và có thể được điều chỉnh nếu cần thiết. Phụ lục C (Quy định) Phương pháp khử trùng C.1 Phóng xạ ion hóa Phương pháp này phù hợp cho tất cả các chất bảo quản. Đặt các mẫu thử riêng biệt hoặc thành nhóm các mẫu lặp tương tự trong bao gói polyetylen (ít nhất phải dày 90 mm) và gắn bao bằng cách là nhiệt. CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng các tấm polyetylen, gấp các tấm này trên mặt mẫu và hàn dọc theo cạnh bên. Giải pháp thực tế hơn là sử dụng các ống polyetylen bán thành từng cuộn. Các mẫu này được đưa vào ống và gấp theo cả hai cạnh của mẫu. Gửi các bao gói trên đến một trung tâm phóng xạ. Trung tâm đó phải cung cấp các thông tin cần thiết về bao gói. Chiếu xạ các gói ở cường độ từ 25 kGy2 đến 50 kGy CHÚ THÍCH 2. Không có khác biệt rõ ràng nào giữa khử trùng trong thời gian ngắn với cường độ cao và khử trùng trong thời gian dài với cường độ phóng xạ thấp. Sau khi chiếu xạ, các bao gói có thể được giữ an toàn trong vài tuần. Không được mở bao gói đến khi sử dụng. C.2. Khử trùng hơi nước Phương pháp này chỉ được sử dụng cho công thức pha chế bền nhiệt và không bay hơi trong hơi nước nóng. Trước ngày đặt mẫu thử trong bình nuôi cấy, đặt các mẫu trong túi chịu nhiệt. Trên một túi chỉ được đặt các mẫu giống nhau, sắp xếp các mẫu không chạm vào nhau bằng cách đặt tấm thủy tinh hoặc thép không gỉ giữa các mẫu. Đóng kín các túi và đặt vào nồi hấp trong 20 min. Để các túi nguội tự nhiên trong 24 h và sau đó lặp lại quá trình khử trùng lại trong 10 min. Không được mở hộp hoặc túi đến khi đặt mẫu vào bình nuôi cấy. Phụ lục D (Tham khảo) Các thiết bị và sơ đồ Kích thước tính bằng milimet 1. Nắp kim loại 2. Nứt bông, để lắp lỗ có đường kính 12 mm 3. Nút nhám cao su Các sơ đồ này chỉ mang giá trị tham khảo và không có giá trị bắt buộc. Các số đo đưa ra là số đo tối thiểu cần có, đo bên trong dụng cụ. Hình D1. Bình nuôi cấy Kích thước tính bằng milimet 1. Các bước gia công mẫu thông thường 2. Các bước gia công mẫu dùng cho phương pháp quét 3. Thanh phôi thô, kích thước 500 mm x 50 mm x 35 mm 4. Thanh phôi thô, kích thước 500 mm x 50 mm x 15 mm 5. Thanh phôi đã sấy, kích thước 500 mm x 40 mm x 25 mm 6. Thanh phôi đã sấy, kích thước 500 mm x 40 mm x 10 mm 7. Đoạn gỗ đã tẩm, kích thước 110 mm x 40 mm x 25 mm 8. Mẫu thử, kích thước 110 mm x 40 mm x 10 mm 9. Phần đầu gỗ đã được bịt kín 10. Mẫu thử, kích thước 110 mm x 40 mm x 10 mm Hình D2. Sơ đồ gia công mẫu xử lý Kích thước tính bằng milimet Hình D3. Chuẩn bị mẫu gỗ để đóng đinh Kích thước tính bằng milimet Hình D 4. Mẫu gỗ thử nấm Kích thước tính bằng milimet 1. Cấu trúc nâng đỡ 2. Thanh đỡ phía dưới 3. Mẫu gỗ 4. Thanh đỡ phía trên Hình D.5. Sơ đồ đặt mẫu thử trên giá xử lý tự nhiên Phụ lục E (Tham khảo) Hướng dẫn quy trình thử nghiệm Bảng E.1. Xác định trình tự các thao tác với mỗi loại công thức pha chế khác nhau xác định hiệu lực phòng chống nấm cho gỗ (con số chỉ đến điều khoản tương ứng trong tiêu chuẩn) Bảng E.2- Giá trị xấp xỉ cho 4 loại công thức pha chế chính khi xử lý trên gỗ dác thông Công thức pha chếa Thành phần rắn (%) Lượng xử lý trên tổng sốb Số lớp phủc m2/ml ml/m2 1 .Thuốc bảo quản Nhẹ/trong suốt <10 10 90 đến 100 1 2.Loại chống biến màu dùng ngoài trời Nhẹ/đục nhờ Xấp xỉ 25 6-9 115 đến 155 3 Trung bình/ đục nhờ 25 đến 40 10 90 đến 95 2 Nặng/đục >50 10 100 đến 120 2 3.Loại sơn Sơn lót 10..60 10 đến 12 55 đến 65 1 a Các nhóm hướng dẫn chứng chỉ tham chiếu đến tiêu chuẩn EN 927 phần 1 và phần 2, đại diện cho sản phẩm nhóm A, B và C (xem điều 2). b Lượng xử lý tính theo g/m2 phụ thuộc vào khối lượng riêng từng mẫu c Số lớp phủ phải như đã liệt kê trừ khi có khẳng định khác. Thời gian nghỉ giữa hai lần phủ phải từ 18 đến 24 h. CHÚ THÍCH: Cần cẩn trọng đặc biệt với các công thức pha chế có độ nhớt cao để tránh lượng xử lý cao đến mức không thực tế. Đối với các công thức pha chế như vậy, rất có thể phải xác định lại lượng xử lý trên các khối gỗ cùng loài có diện tích lớn hơn để tính toán lượng cần thiết cho mẫu kích thước nhỏ. Phụ lục F (Quy định) Chu trình phơi mẫu trong điều kiện nhân tạo F.1 Giới thiệu Có thể sử dụng một quy trình phơi mẫu trong điều kiện nhân tạo để thay thế cho phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên trong điều 8.2.1. CHÚ THÍCH: Cần lưu ý rằng kết quả thử nghiệm phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên có thể dao động tùy theo khác biệt khí hậu tại địa điểm thử. Quá trình phơi mẫu nhân tạo cần tạo ra kết quả thử nghiệm có khả năng so sánh tốt nhất với các kết quả thử nghiệm theo chu trình phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên. F.2. Yêu cầu thiết bị Ưu tiên sử dụng thiết bị có khả năng phun nước khử khoáng và ánh sáng UV giống các bóng tuýp huỳnh quang. Hệ thống tuần hoàn không tái sử dụng mẫu gỗ. Bước sóng UV 340 nm. Nhiệt độ phơi UV không quá 50°C. Điểm chiếu xạ tương ứng không quá 0,83. Nhiệt độ pha tối (điều kiện hóa) không được quá 40°C. Dòng chảy nước khử khoáng phải đạt xấp xỉ 4 l/min trong QUV hoặc UVCON. Các giá trị tối ưu này được tính từ mức tiêu thụ nước trong máy Weather-O-Meter. Việc giới hạn mức tiêu thụ nước trong máy QUV hoặc UVCON là hữu ích. Đối với mỗi lượng tiêu thụ nước tương tự trong thiết bị UVS, cần đặt thêm một công tắc có khả năng cho phép phun nước không liên tục 1/10 thời gian hoặc 6 s mỗi min. Nước sử dụng để phun không được quay vòng để tránh tích tụ các chất diệt sinh vật hại. Khoảng cách giữa đèn chiếu và các bề mặt cần phơi mẫu cần đạt xấp xỉ 50 mm. Trong suốt quá trình sắp xếp mẫu trong thiết bị, phải dịch chuyển mẫu định kỳ để tất cả các mẫu đều có khoảng thời gian đều nhau ở các vị trí khác nhau. Thông tin bổ sung về thiết bị tiền xử lý UV nhân tạo có thể tìm thấy trong EN 927 phần 6. Hình F.1 Mô tả một giá đỡ mẫu. Hình F.1 - Ví dụ về một giá đỡ mẫu thử F3. Các chu phơi mẫu nhân tạo F.3.1 Khái quát Phần này trình bày ba chu trình phơi mẫu nhân tạo tiêu chuẩn trên các thiết bị phơi mẫu nhân tạo, có thể được sử dụng tùy theo khả năng phù hợp với từng thiết bị. Khi sử dụng các chu trình phơi mẫu nhân tạo khác, cần chứng minh tỉnh tương đương với một trong ba chu trình tiêu chuẩn này. Tất cả các chu kỳ đều sử dụng: Phun nước khử khoáng. Nước khử ion đạt các tiêu chuẩn sau: <2 mg / kg CaCO3; Độ dẫn điện tốt nhất <0,2 microS/cm; <0,02 mg/l silicat; <0,7 mg/l hạt rắn; pH từ 6 đến 7. Nước sử dụng để phun không được quay vòng để tránh tích tụ các chất diệt sinh vật hại. Che tối: Giai đoạn không có ánh sáng. Trong một số thiết bị, bước này chỉ được biểu hiện bằng chương trình “Cond” tức là conditioning (Điều kiện hóa) Chiếu tia UV. F.3.2. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 1 Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 1 được minh họa trong bảng F1 và hình F2. Bảng F.1. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 1 Bước Bước lập trình Chu trình số 1 Thời gian (h:min) Thời gian tổng 1 Tiểu chu kỳ bước 2-8, lặp 9 lần - 6:45 min 2 Phun 0 h:01min 3 Tối 0 h:04 min 4 Phun 0 h:01 min 5 Tối 0 h:04 min 6 Phun 0 h:01 min 7 Tối 0 h:04 min 8 UV 0 h:30 min 9 UV 1 h:15 min 5:15 min 10 Tối 0 h:15 min 11 UV 1 h:45 min 12 Tối 0 h:15 min 13 UV 1 h:30 min 14 Tối 0 h:15 min 15 Bước kết thúc- quay lại bước 1 - 12h Toàn bộ quá trình phơi mẫu nhân tạo theo chu trình 1 là 672 h (56 lần lặp) Minh họa chu trình số 1 Hình F.2- Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 1 (một chu trình 12 h) 1. Che tối 2. Chiếu tia UV 3. Phun F.3.3. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 2. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 2 được minh họa trong bảng F2 và hình F3. Bảng F.2. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 2 Bước Các bước lập trình Chu trình số 2 Thời gian (h:min) Thời gian tổng 1 Ngưng tụ 24 h 2 Tiểu chu kỳ 3-4, lặp 48 lần 3 Chiếu UV 2 h:30 min 4 Phun 0 h:30 min 5 Bước kết thúc- quay lại 1 - 168h Toàn bộ thời gian phơi mẫu nhân tạo theo chu trình số 2 là 672 h (4 lần lặp). Minh họa chu trình 2 1. Cô đặc 2. Chiếu tia UV 3. Phun Hình F.3. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 2 (một chu trình tương đương 168 h) F.3.4. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 3 Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 3 được nêu trong bảng F.3 và hình F.4 Bảng F.3. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 3 Bước Bước lập trình Chu kỳ 1 Thời gian (h:min) Thời gian tổng 1 Tiểu chu kỳ bước 2-6, lặp 6 lần - 168 h (1 tuần) 2 Phun + tia UV 4 h 3 Tia UV 2 h 4 Phun + tia UV 10 h 5 Tia UV 2 h 6 Phun + tia UV 5 h 7 Phun 1 h 8 Làm lạnh (5 độ C) 24 h 9 Tiểu chu kỳ 10-11, lặp 72 lần - 168 h (1 tuần) 10 Tia UV 1 h:42 min 11 Phun + tia UV 0 h:18 min 12 Lạnh sâu (-3 độ C) 24 h 13 Bước kết thúc- quay lại bước 1 - 336 h (2 tuần) Có thể có thiết bị UVS không cho phép phun và tia UV tự động cùng lúc Toàn bộ khoảng thời gian phơi mẫu nhân tạo theo chu trình 3 là 672 h (2 lần lặp). Minh họa chu trình số 3. 1. Phun + UV 2. Tia UV 3. Phun 4. Làm lạnh 5. Lạnh sâu Hình F.4. Chu trình phơi mẫu nhân tạo số 3 (một chu kỳ tương đương 336 h) F.4 Các tiêu chí để lựa chọn chu trình tiền xử lý Các chu kỳ phơi mẫu nhân tạo đã được sử dụng trong hợp tác nghiên cứu liên quan đến việc tiền xử lý gỗ đã bảo quản trước khi thử. Chu trình 2 được lấy từ EN 927-6. Chu trình 3 cũng đã được sử dụng trong hợp tác nghiên cứu liên quan đến việc tiền xử lý gỗ đã bảo quản. Chu trình này ban đầu được phát triển bởi Atlas Weather-O-Meter Ci 35 sử dụng đèn Xenon 3000 Watt kết hợp với màng lọc quartz-borosilicate. Trong trường hợp có cách lập trình phù hợp, nó có thể được sử dụng trên thiết bị UVS. F.5. Ổn định mẫu Sau quá trình phơi mẫu nhân tạo, làm khô các mẫu trong tủ khí hậu 1 tuần (xem 5.3.2). Phụ lục G (Tham khảo) Ví dụ về một báo cáo kết quả thử nghiệm Số hiệu Tiêu chuẩn EN 152 Loại công thức pha chế Sử dụng 1 lớp vecni không xác định Tên đơn vị cung cấp Công ty M Tên và mô tả loại công thức pha chế X, vật liệu sơn dầu không màu Dung môi hoặc chất pha loãng được sử dụng Không Pha loãng Không Loài gỗ Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) Ngày xử lý bảo quản 13-3-2011 Cách xử lý bảo quản và số lần xử lý Phương pháp quét -1 lớp Số lần lặp 6 Lượng thuốc bảo quản nhỏ nhất và lớn nhất 91 ml /m2 đến 98 ml/m2 Các loại vật liệu phủ sau khi xử lý tẩm nhựa Alkyd theo quy định trong tiêu chuẩn này Số lớp phủ. 3 lớp: lớp đầu tiên được pha loãng với 16% xăng trắng (thời gian lưu chuyển: 32 s), lớp thứ hai với 7% xăng trắng (thời gian lưu chuyển 49 s) và lớp thứ ba không pha loãng. Trước lớp thứ hai và thứ ba bề mặt sơn véc-ni đã được đánh bóng nhẹ với giấy nhám kích thước hạt 180. Tiền xử lý Bắt đầu 20/3/2011 Kết thúc 25/9/2011 Phơi mẫu ngoài trời, tại bãi thử tự nhiên ở vị trí Y, hướng Tây Nam, độ cao 125m. Không có hiện tượng biến màu tự nhiên, tất cả các mẫu đều được thử sinh học. Nấm thử nghiệm Aureobasidium pullutans. Nguồn: Viện Công nghệ thực phẩm Ngày đặt mẫu 20/10/2011 Ngày đánh giá 02/12/2011 Kết quả đánh giá Không mẫu nào trong số sáu mẫu thử bị biến màu bề mặt (trung bình 0, trung vị 0). Vùng không biến màu ít nhất 2 mm, trung bình 3 mm. Các cạnh không bị biến màu. Báo cáo này được soạn thảo bởi Viện P Địa chỉ Ông Z. Báo cáo phải bao gồm một bảng chi tiết với cấp độ biển màu của tất cả các mẫu. CHÚ THÍCH: Việc diễn dịch báo cáo này và các kết luận thực tế rút ra từ nó cần đến kiến thức cơ bản về các vấn đề trong lĩnh vực bảo quản gỗ. Do đó, bản thân báo cáo này không mang ý nghĩa của một văn bản chính thức phê duyệt loại công thức pha chế được thử nghiệm. Phụ lục H (Tham khảo) Chú ý về môi trường, sức khỏe và an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học- sinh học. Quá trình chuẩn bị tài liệu này đã xem xét đến việc giảm thiểu các tác động môi trường do việc áp dụng phép thử sinh học. Việc sử dụng các kỹ thuật an toàn và đúng đắn khi thao tác với các vật liệu trong phương pháp thử của tài liệu này thuộc trách nhiệm của người sử dụng tài liệu. Danh sách các hành động sau đây chưa phải là một bản danh sách đầy đủ nhưng cũng có thể được sử dụng như một hướng dẫn cho việc sử dụng các kỹ thuật một cách an toàn và đúng đắn. Các hành động bao gồm:
1700679099281.67.parquet/281840
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679099281.67.parquet", "ppl": 345, "token_count": 59186, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-11356-2016-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-155813-d3.html" }
Luật Cư trú được ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ 01/07/2007 với 42 Điều đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013, quy định về quyền tự do cư trú trong nước của công dân. Dưới đây, LuatVietnam đã rút ra 8 điểm mới, liên quan mật thiết đến đời sống của mọi người dân. 1. Địa phương tự quy định lệ phí đăng ký cư trú từ năm 2017 Khoản 3 Điều 11 Luật Cư trú 2006 quy định công dân có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký cư trú. Tại Mục B Phụ lục 1 Luật Phí và Lệ phí 2015, lệ phí đăng ký cư trú do Bộ Tài chính quy định đối với hoạt động do cơ quan trung ương cấp; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện. Cụ thể, điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định mức lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. - Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cấp mới, cấp lại, cấp đổi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân; Điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Gia hạn tạm trú. - Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác. Xem thêm: Phân biệt nơi cư trú, thường trú, tạm trú 2. Đăng ký thường trú tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thế nào? Điều kiện đăng ký thường trú Để được nhập hộ khẩu tại hai thành phố này, người đăng ký phải thuộc những trường hợp quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú 2013; Luật Thủ đô 2012 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo đó, đầu tiên người đăng ký phải đáp ứng điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP: - Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương; - Thời gian tạm trú liên tục từ 01 năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã trực thuộc; từ 02 năm trở lên nếu đăng ký vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương; - Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Thời hạn đăng ký thường trú là 12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ không được chấp nhận đăng ký thường trú, bao gồm: Chỗ ở thuộc địa điểm cấm; Diện tích nhà nằm toàn bộ trên đất lấn chiếm trái phép; Chỗ ở tái định cư, đã có phương án bồi thường; Chỗ ở đang có tranh chấp; Chỗ ở bị kê biên, tịch thu; Nhà đã có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền. Đăng ký thường trú tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cần đáp ứng nhiều điều kiện (Ảnh minh họa) Hồ sơ đăng ký thường trú Căn cứ Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú); Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP… Một số trường hợp cụ thể phải có thêm giấy tờ khác: Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú 2006, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh; Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA… Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã. Ngoài những quy định chung kể trên, việc nhập hộ khẩu tại Hà Nội cần lưu ý tại Điều 19 Luật Thủ đô 2012 bổ sung trường hợp cho phép cá nhân đăng ký thường trú nếu đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 03 năm trở lên, sở hữu nhà ở hoặc thuê nhà ở nội thành được chủ nhà chấp thuận cho đăng ký thường trú. Điều 1 Nghị quyết 21/2016/NQ-HĐND, diện tích nhà thuê, mượn, ở nhờ tối thiểu đạt 15m2 sàn/đầu người theo quy định tại Nghị quyết 11/2013/NQ-HĐND sẽ được áp dụng đến hết năm 2020. Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú cho người ngoại tỉnh 3. Phân biệt “Tách khẩu” và “Chuyển khẩu” Tách Sổ hộ khẩu - Sổ hộ khẩu mới khác ra đời Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định, trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách Sổ hộ khẩu bao gồm: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách Sổ hộ khẩu; Người đã nhập vào Sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách Sổ hộ khẩu bằng văn bản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách Sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách Sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chuyển hộ khẩu - Chuyển từ Sổ hộ khẩu này sang Sổ khác Chuyển hộ khẩu là việc một người đang có tên trong Sổ hộ khẩu này, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một Sổ hộ khẩu khác, không có Sổ hộ khẩu mới nào ra đời. Việc này thường xảy ra khi chuyển nơi thường trú. Theo quy định tài Điều 28 Luật Cư trú 2006, hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm Sổ hộ khẩu và Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Xem thêm: Hiểu thế nào cho đúng về tách khẩu, chuyển khẩu và nhập hộ khẩu? 4. Phải đăng ký tạm trú trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn. Phải đăng ký tạm trú trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến (Ảnh minh họa) Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định các mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú, như sau: - Phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; - Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng: Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; - Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó… Xem thêm: 5 trường hợp bị xóa đăng ký thường trú 5. Cách ghi Bản khai nhân khẩu (Mẫu HK01) Bản khai nhân khẩu (ký hiệu là HK01) được sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp: Khi làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; Đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nhưng chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào. Điều 8 Thông tư 36/2014/TT-BCA hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu như sau: - Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”); - Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ; - Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ cao nhất được cấp (Anh A, Anh B hoặc Pháp A, Pháp B hoặc Nga A, Nga B …); - Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm nào đến tháng, năm nào) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc; - Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. Thời gian bị áp dụng biện pháp đó. Bạn đọc tham khảo Hướng dẫn chi tiết cách ghi Bản khai nhân khẩu mẫu HK01 tại đây. Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu 6. Đi học xa nhà có cần khai báo tạm vắng? Tại Điều 32 Luật Cư trú 2006 quy định cụ thể về các trường hợp phải khai báo tạm vắng tại công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú khi cá nhân đi khỏi địa phương, bao gồm: - Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng - Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. Như vậy, việc khai báo tạm vắng khi đi khỏi địa phương chỉ áp dụng đối với những trường hợp nêu trên. Cá nhân đi công tác, học tập tại địa phương khác không cần khai báo tạm vắng tại địa phương mình mà phải đăng ký tạm trú với địa phương nơi chuyển đến. Sinh viên đi học xa nhà không cần khai báo tạm vắng (Ảnh minh họa) Đối với những trường hợp khác phải khai báo tạm vắng, khi đến cơ quan công an thực hiện thủ tục khai báo, người khai báo tạm vắng phải mang theo Chứng minh nhân dân, điền thông tin vào Giấy khai báo tạm vắng. Hoàn thành thủ tục, người khai báo được cấp Phiếu khai báo tạm vắng có chữ ký xác nhận của đại diện cơ quan công an. Thông thường, việc khai báo tạm vắng được giải quyết trong ngày. Trường hợp công an địa phương cần xác minh thêm thông tin, thời hạn có thể kéo dài hơn. Người đến khai báo tạm vắng không phải trả bất kỳ khoản phí, lệ phí nào. Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân, chủ hộ không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm vắng, sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 - 300.000 đồng. Xem thêm: Hướng dẫn sinh viên đăng ký tạm trú 7. Sổ hộ khẩu KT1, KT2, KT3 có gì khác nhau? Theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006, Sổ hộ khẩu là sổ có chức năng xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Các ký hiệu “KT” như trên bắt nguồn từ tên các mẫu trong bộ mẫu các giấy tờ về quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành và sử dụng từ trước khi Luật Cư trú ra đời. Các sổ hộ khẩu với ký hiệu KT1, KT2 và KT3 có thể được hiểu như sau: - KT1: Sổ hộ khẩu thường trú của công dân, xác định nơi thường trú lâu dài của công dân. Thông thường, địa chỉ ghi trong sổ trùng với địa chỉ ghi trên Chứng minh nhân dân của mỗi người; - KT2: Sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công dân đăng ký tạm trú tại huyện, quận khác huyện, quận nơi thường trú, nhưng cùng tỉnh, thành phố. - KT3: Được biết đến là Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với đăng ký thường trú. Công dân được cấp sổ KT3 là người thường trú tại một tỉnh thành, nhưng đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố khác. Theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, thời hạn tạm trú được xác định theo đề nghị của công dân nhưng tối đa chỉ 24 tháng. Như vậy, đối với các Sổ tạm trú KT2 và KT3, giá trị tối đa là 24 tháng. 8. Không thông báo khách lưu trú, nhà nghỉ bị phạt đến 2 triệu đồng Lưu trú là việc cá nhân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình mà không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú như quy định tại Luật Cư trú 2006. Trách nhiệm thông báo lưu trú thuộc về gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, đơn vị cho người lưu trú tại đó. Cũng theo quy định tại Luật Cư trú 2006, việc thông báo lưu trú phải được thực hiện trước 23 giờ và cũng có thể qua điện thoại. Nếu đến lưu trú sau 23 giờ, việc thông báo có thể được thực hiện vào sáng hôm sau. Cơ quan công an địa phương sẽ tiến hành ghi nhận thông tin thông báo vào sổ tiếp nhận lưu trú.
1700679100016.39.parquet/9824
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 226.8, "token_count": 22001, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/luat-cu-tru-8-diem-moi-nguoi-dan-can-biet-230-18064-article.html" }
Việc tra cứu nợ thuế của cá nhân, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh… hiện nay được thực hiện vô cùng đơn giản thông qua số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân. Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Tra cứu nợ thuế cá nhân 2. Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp 3. Tra cứu nợ thuế hộ kinh doanh cá thể 4. Tờ khai tra cứu nợ thuế 1. Tra cứu nợ thuế cá nhân Bước 1: Truy cập vào trang tra cứu thông người nộp thuế: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp Sau đó Đăng nhập vào bằng tên tài khoản hiện có, bắt buộc phải có hậu tố “-pl” phía sau. Bước 2: Hướng dẫn các đề mục Khi trong trạng thái đăng nhập, chọn lần lượt Tra cứu, tiếp theo là Số thuế còn phải nộp. Chọn xem lần lượt các đề mục Tại mục Kỳ tính thuế chọn ngày chính xác và bấm vào chữ Tra cứu. Nếu chọn Tất cả tại mục Loại thuế thì kết quả sẽ cho ra các loại thuế cần nộp, kèm mã nội dung kinh tế tương ứng thích hợp. Nếu muốn xem các nghĩa vụ thuế cụ thể như: thuế Doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài…thì ngay tại mục Loại thuế nhấp chuột, chọn hình mũi tên chỉ hướng xuống để xem chi tiết. 2. Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn Sau đó chọn phần Doanh nghiệp bên góc phải màn hình và chọn Đăng nhập. Đăng nhập vào hệ thống với thông tin thuế kèm mật khẩu của doanh nghiệp. Tên đăng nhập chính là mã số thuế doanh nghiệp, bắt buộc phải thêm hậu tố “-pl” ở phía sau. Bước 2: Chọn thông tin Chọn mục Tra cứu sau đó chọn mục Số thuế còn phải nộp. Bước 3: Hướng dẫn các đề mục Nhấp vào mục Kỳ tính, sau đó là Loại thuế và cuối cùng là nhấn vào Tra cứu. Ở mục Kỳ tính thuế bạn nhập chọn tháng và năm muốn tra cứu. Nếu chọn tra cứu hết tất cả thuế của doanh nghiệp còn nợ thì nhấp vào ô Loại thuế để chọn mặc định là Tất cả. Danh sách khá dài nên nếu muốn xem thêm thông tin, chi tiết thì nhập chọn hình mũi tên đi xuống để xem thêm các loại thuế phí khác. Chọn xong mục cần xem thì nhấn Tra cứu để có thể truy xuất dữ liệu. Kết quả sẽ được cho ra. Để tiện tra cứu hơn, tại cột nội dung kinh tế nên biết được ý nghĩa của 1 số mã như: 1701: Là tiền thuế Giá trị gia tăng phải nộp 1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp 2863: Tiền thuế Môn bài cần phải nộp 4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chầm tiền thuế Môn bài (nếu có) 4931: Lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế (nếu có) 4918: Tiền lãi phát sinh thêm do nộp chậm tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (nếu có) 3. Tra cứu nợ thuế hộ kinh doanh cá thể Bước 1: Truy cập vào trang tra cứu thuế: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp. Đăng nhập tên và mật khẩu để tiến hành truy cập nợ thuế dành cho hộ kinh doanh cá thể. Chọn mục Tra cứu thông tin về người nộp thuế. Điền các thông tin tại mục bên dưới: Tên tổ chức các nhân nộp thuế, địa chỉ trụ sở kinh doanh, số Chứng minh thư/Căn cước của người đại diện. Điền Mã xác nhận và chọn Tra cứu để xem thông tin. Bước 2: Hiển thị kết quả Kết quả tra cứu sẽ được hiển thị với các đề mục như sau: Mã số thuế Tên người nộp thuế Cơ quan thuế Số Chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước công dân Ngày thay đổi thông tin gần đây nhất Lưu ý: Có thể nhấp nhiều thông tin để tra cứu được nhanh hơn. Xem kỹ và nhập chính xác Mã xác nhận (có thể tải lại trang để hiển thị mã xác nhận mới nếu không nhìn rõ). 4. Tờ khai tra cứu nợ thuế Bước 1: Chuẩn bị thông tin Truy cập vào trang web của Tổng cục thuế: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp. Sau đó điền thông tin nội dung cần phải nhập vào các mục. Lưu ý rằng thông tin Mã số thuế và Mã xác nhận cần phải nhập chính xác. Tiếp theo nhấp chọn vào mục Tra cứu. Trang sẽ cho ra kết quả của tất cả các chi nhánh cùng với Chứng minh nhân dân/Căn cước của người đại diện. Bước 2: Thực hiện tra cứu Truy cập vào trang điện tử của Tổng cục hải quan: https://tongcuc.customs.gov.vn/. Trong phần Dịch vụ công trực tuyến nhấp chọn Tra cứu nợ thuế. Bước 3: Phân tích kết quả Các thông tin được hiển thị: Chi cục mở tờ khai, số tờ khai, số tiền nợ thuế, loại tiền đang nợ… Kết quả còn được hiển thị thông qua màu sắc.. Những lưu ý khi thực hiện tra cứu nợ thuế: Mỗi khi xem xong kết quả nên để ý thông báo về tình trạng Khoá sổ. Trong tình trạng Khoá sổ sẽ cho ra số liệu đáng tin cậy. Khi lập giấy nộp tiền tại mục Nộp thuế => Lập giấy nộp tiền, có thể dùng chức năng điền tự động bằng cách chọn vào mục Truy vấn số thuế phải nộp. Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế nhanh, chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
1700679100016.39.parquet/21949
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 489.1, "token_count": 13436, "url": "https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/tra-cuu-no-thue-565-92230-article.html" }
Hiệp định cụ thể giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Bỉ về Dự án "Nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình" Cơ quan ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Vương quốc Bỉ Số công báo: Đang cập nhật Số hiệu: Không số Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Hiệp định Người ký: Quách Thế Tản; PHILIPPE JOTTARD Ngày ban hành: 04/02/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Ngoại giao TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Hiệp định Không số Hiệp định Không số DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết HIỆP ĐỊNH CỤ THỂ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC BỈ VỀ DỰ ÁN “NÂNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH” Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đây gọi tắt là “Việt Nam” và Chính phủ Vương Quốc Bỉ, sau đây gọi tắt là “Vương quốc Bỉ”, Cả hai được gọi tắt là “các Bên”, Căn cứ vào “Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ký kết tại Hà Nội ngày 11 tháng 10 năm 1997; Căn cứ vào Hiệp định Cụ thể giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về “Xóa nợ nước ngoài cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với Vương quốc Bỉ và tài trợ cho các dự án tại Việt Nam”, ký kết ngày 07 tháng 12 năm 2000; Căn cứ vào “Biên bản đã được thông qua tại Cuộc họp Uûy ban Hỗn hợp về Hợp tác Phát triển giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ” diễn ra vào ngày 15 tháng 12 năm 2003 tại Hà Nội; ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU: Điều 1. Đối tượng của Hiệp định này Hiệp định Cụ thể này xác định những cam kết về mặt thể chất, hành chính và ngân sách được hai Bên nhất trí trong việc thực hiện Dự án “Nâng cấp Dịch vụ Y tế Cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình”, sau đây gọi tắt là “Dự án”. Mục tiêu tổng quát của Dự án là “Giảm tác động của các vấn đề y tế đối với mức sống của người dân”. Mục tiêu cụ thể của Dự án là: “ a) Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế cơ sở tại tỉnh Hòa Bình; b) Nâng cao năng lực hoạch định chính sách y tế”. Dự án này được mô tả đầy đủ trong Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính, sau đây gọi tắt là “HSKT&TC”, được đính kèm theo đây và là một phần không tách rời của Hiệp định Cụ thể này. Điều 2. Trách nhiệm của các Bên 2.1. Việt Nam chỉ định: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát chung việc thực hiện Hiệp định này; - Bộ Tài chính là đơn vị chịu trách nhiệm đóng góp tài chính cho Dự án từ Quỹ Vốn Đối ứng; - Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi Dự án. 2.2. Vương Quốc Bỉ chỉ định: - Tổng Vụ Hợp tác Phát triển trực thuộc Bộ Ngoại giao, Ngoại Thương và Hợp tác Phát triển Liên bang, sau đây gọi tắt là “DGDC” là cơ quan chịu trách nhiệm đóng góp phần tài chính của Bỉ cho Dự án; DGDC có đại diện tại Việt Nam là Đại sứ quán Bỉ ở Hà Nội; - Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ, sau đây gọi tắt là “BTC”, là đơn vị điều hành chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi Dự án; BTC có đại diện tại Việt Nam là Trưởng Đại diện tại Hà Nội. Điều 3. Chi phí của dự án và các nguồn tài chính Tổng chi phí của Dự án dự kiến là 2.500.000 Euro. Vương quốc Bỉ đóng góp vào Dự án một khoản viện trợ là 2 triệu Euro (2.000.000 Euro). Một khoản đóng góp ba trăm năm mươi ngàn Euro (350.000 Euro) sẽ được trích từ Quỹ Vốn Đối ứng được thành lập từ Hiệp định Cụ thể về “Xóa nợ nước ngoài cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với Vương quốc Bỉ và tài trợ cho các dự án tại Việt Nam” ký kết ngày 07 tháng 12 năm 2000. Việt Nam nhận đóng góp vào Dự án số tiền dự kiến tương đương một trăm năm mươi ngàn Euro (150.000 Euro). Điều 4. Các khoản đóng góp và nghĩa vụ của Việt Nam Việt Nam sẽ áp dụng tất cả các biện pháp thể chế, hành chính và ngân sách cần thiết để thực hiện Dự án như được xác định trong Hiệp định này và trong HSKT&TC đính kèm theo. Do đó Việt Nam sẽ: - Cho phép tiếp cận các tài liệu cần thiết cho việc điều hành hoạt động của Dự án; - Cho phép Ban Quản lý Dự án được đề cập đến ở Điều 6 dưới đây mở các tài khoản ngân hàng cần thiết có thể chuyển đổi được; - Miễn trừ thuế hải quan và các loại thuế khác cho tất cả các hàng hóa và thiết bị của Dự án; - Giữ gìn các tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách của Dự án, gồm cả xe ôtô sử dụng cho Dự án và đảm bảo việc sử dụng và bảo dưỡng phù hợp các tài sản này; - Ban hành quy chế miễn trừ và đặc quyền đối với các chuyên gia Dự án nước ngoài như được mô tả trong Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/10/1998, ban hành quy định đối với các chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình hoặc và dự án ODA tại Việt Nam; - Hỗ trợ các chuyên gia quốc tế và gia đình họ (nếu và khi nào phù hợp) được cấp thị thực và những giấy tờ theo quy định khác miễn phí trong thời gian làm việc tại Việt Nam; - Miễn từ cho các chuyên gia quốc tế và gia đình họ không phải đóng thuế thu nhập trong nước đối với các hoạt động của dự án và chi trả thuế hải quan và các loại thuế khác đối với các đồ dùng cá nhân và e ôtô trong điều kiện là những tài sản này được nhập khẩu trong vòng sáu tháng kể từ khi chuyên gia cùng gia đình đến Việt Nam và phù hợp với Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/10/1998. Những đồ dùng cá nhân và xe ôtô này có thể được tái xuất hoặc bán, miễn thuế cho một người khác có cùng đặc quyền trên. Nếu những tài sản này được bán trên thị trường tự do, thì sẽ phải đóng thuế hải quan và các loại thuế khác trên giá trị được đánh giá tại thời điểm bán theo như quy định của Việt Nam; - Cung cấp tất cả những hỗ trợ thông thường cho các chuyên gia quốc tế giúp họ hoàn thành các chuyên gia quốc tế giúp họ hoàn thành nhiệm vụ mình phù hợp với việc điều hành Dự án; - Bổ nhiệm, với sự nhất trí của Trưởng Đại diện Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ, một chuyên gia của Việt Nam làm việc toàn bộ thời gian cho Dự án, làm Giám đốc Dự án; - Chỉ định các cán bộ Việt Nam có năng lực vào các vị trí được mô tả trong HSKT&TC; - Trả lương cho các cán bộ Dự án người Việt Nam; - Cung cấp văn phòng làm việc phù hợp được trang bị các đồ đạc và thiết bị phù hợp; - Đóng góp chi phí hoạt động của Dự án như được mô tả trong HSDT và TC. Điều 5. Các khoản đóng góp và nghĩa vụ của Bỉ Bỉ sẽ đóng góp vào việc thực hiện Dự án thông qua cung cấp đầu vào được nêu chi tiết trong HSKT&TC. Do đó BTC sẽ: - Tuyển dụng và bổ nhiệm, với sự nhất trí của Uûy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, một chuyên gia quốc tế làm việc toàn bộ thời gian cho Dự án, làm Trưởng Cố vấn Kỹ thuật; - Trả lương, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và nhà ở cho Trưởng Cố vấn Kỹ thuật quốc tế và các thành viên trong gia đình của chuyên gia này; - Trả công tác phí cho các cán bộ Dự án, bao gồm cả tiền ở, phù hợp với quy định của BTC; - Cung cấp các dịch vụ tư vấn những khi cần thiết cho các nhiệm vụ và hoạt động đặc biệt và cụ thể của Dự án; - Trả phụ cấp cho các cán bộ Dự án được chọn của Việt Nam giới hạn trong việc áp dụng hướng dẫn của Liên minh Châu Âu đối với việc chi tiêu tại địa phương trong chương trình hợp tác phát triển với Việt Nam; - Cung cấp thiết bị văn phòng và thiết bị y tế theo như kế hoạch của HSKT&TC; - Trả chi phí cho các chương trình đào tạo và tham quan học tập. Điều 6. Quản lý, điều hành và giám sát Dự án 6.1. Việc quản lý về mặt kỹ thuật, hành chính và tài chính đối với dự án sẽ được Ban Quản lý Dự án thực hiện, do Giám đốc Dự án người Việt Nam và Trưởng Cố vấn Kỹ thuật quốc tế quản lý. Cả hai người này sẽ chịu trách nhiệm về việc chị tiêu ngân sách của Dự án và sẽ cùng xác nhận vào tất cả các giấy tờ kế toán của Dự án. Thành phần và trách nhiệm của Ban Quản lý Dự án được mô tả chi tiết hơn trong HSKT&TC. 6.2. Một Ban Điều hành dự án sẽ được thành lập với thành phần, nhiệm vụ, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức nội bộ như được mô tả trong HSKT&TC. 6.3. Dự án sẽ được giám sát, đánh giá và tổng kết như được mô tả trong HSKT&TC. Điều 7. Tài sản các thành quả của Dự án; thông tin chung Tất cả các tài liệu và số liệu có được từ các hoạt động của Dự án là tài sản của cả hai Chính phủ và sẽ ghi rõ nguồn gốc của cả hai Bên. Mỗi Bên sẽ chuyển cho Bên kia tất cả các thông tin phù hợp cho việc thực hiện trôi chảy và hiệu quả Dự án.
1700679100016.39.parquet/27177
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 155.3, "token_count": 20088, "url": "https://luatvietnam.vn/ngoai-giao/hiep-dinh-giua-viet-nam-va-bi-ve-du-an-nang-cap-dich-vu-y-te-cong-dong-tai-tinh-hoa-binh-183608-d1.html" }
Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong Nghị quyết 85 của Chính phủ. Theo đó, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các nhiệm vụ như: - Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết; số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cấp Bộ, cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022, tập trung thực hiện đối với 25 dịch vụ công thiết yếu từ ngày 01/7/2022. - Hàng tháng, công khai danh sách các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức giải quyết chậm, muộn hồ sơ hoặc có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trên cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành, địa phương. Kịp thời xử lý những khó khăn, bất cập, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Sẽ công khai công chức giải quyết chậm hồ sơ thủ tục của dân (Ảnh minh họa) - Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm khẩn trương trình Thủ tướng ban hành Quyết định về cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh trong tháng 7/2022. Đồng thời định kỳ đánh giá nỗ lực trong cải cách quy định về kinh doanh và thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại các Bộ, ngành, địa phương. Nếu còn vướng mắc liên quan, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được chuyên gia tư vấn pháp luật của LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
1700679100016.39.parquet/28788
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 88.1, "token_count": 10691, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/se-cong-khai-cong-chuc-giai-quyet-cham-ho-so-thu-tuc-cua-dan-186-90651-article.html" }
Sáng 02/10, khoảng 8000 công nhân của Công ty TNHH giầy Venus Việt Nam (xã Hà Bình, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã đồng loạt nghỉ việc, tập trung trước cổng công ty để phản đối việc công ty không cho công nhân để xe trong công ty, buộc họ phải gửi xe bên ngoài nhà dân với giá 100.000 đồng/tháng. Các công nhân cho biết, phí gửi xe bên ngoài trước đây chỉ 50.000 đồng/tháng nhưng gần đây các hộ trông giữ xe đã tăng giá lên 100.000 đồng/tháng. Đồng lương công nhân vốn đã ít ỏi lại cộng thêm khoản phí này khiến cuộc sống của họ gặp khó khăn. Ngoài việc không được để xe trong công ty, công nhân công ty này còn phản ánh, trong thời gian tăng ca, họ không được nghỉ để ăn cơm, mặc dù có hôm tăng ca đến 23h. Nhà ăn của công ty cũng xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo. Trước việc lợi ích của mình bị ảnh hưởng, hàng ngàn công nhân đã quyết định đình công để phản đối và đòi quyền lợi. Hình ảnh minh họa Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 của Quốc hội, người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể. Người lao động cũng có quyền được đình công. Tuy nhiên, đình công như thế nào cũng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật. Về những quy định liên quan đến đình công, Bộ luật Lao động 2012 có nêu rõ: Việc đình công chỉ được tiến hành đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, đã qua thủ tục hòa giải bởi hòa giải viên lao động và sau đó yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.. Cụ thể, sau 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau 03 ngày trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành. Việc đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động. Đình công phải diễn ra theo đúng trình tự: Trước tiên, phải lấy ý kiến tập thể người lao động. Nếu có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án đình công (thời điểm, địa điểm, phạm vi tiến hành đình công…) thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức tiến hành đình công. Đình công là quyền của người lao động, nhưng người lao động đã biết sử dụng quyền này hay chưa thì lại là câu hỏi lớn. Thực tế cho thấy, các cuộc đình công từ trước đến nay đều diễn ra theo hình thức tự phát, không đúng trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Và điều này vô tình lại trở thành “con dao 2 lưỡi” tác động trực tiếp đến lợi ích của người lao động. Để hạn chế phần nào các cuộc đình công diễn ra tự phát, người sử dụng lao động cần thường xuyên tổ chức lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết những yêu cầu chính đáng của người lao động. Ngược lại, người lao động cũng cần tuân thủ quy định pháp luật, không tự phát đình công, chống đối. Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đình công và giải quyết đình công, bạn đọc tham khảo:
1700679100016.39.parquet/40607
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 3811.2, "token_count": 13249, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/thanh-hoa-8000-cong-nhan-dinh-cong-vi-khong-co-cho-de-xe-230-7659-article.html" }
Thực tế hiện nay, không chỉ người lao động cần tìm việc mà ngay cả doanh nghiệp cũng cần tìm ứng viên. LuatVietnam cung cấp Mẫu Thư mời làm việc thu hút ứng viên nhất. https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/06/06/Mau-Thu-moi-lam-viec_0606134156.doc Tầm quan trọng của thư mời làm việc Ngày nay, “cuộc chiến” trong thị trường lao động không chỉ diễn ra giữa các ứng viên trong việc tìm kiếm việc làm mà còn giữa các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm ứng viên giỏi. Bởi lẽ hầu hết các ứng viên đều “rải” hồ sơ khắp nơi để tìm cho mình công việc tốt nhất, phù hợp nhất. Do đó, cùng một lúc, họ có thể nhận được rất nhiều email hoặc thư mời làm việc từ các doanh nghiệp khác nhau. Thư mời làm việc là lá thư mà nhà tuyển dụng gửi đến ứng viên sau khi phỏng vấn thành công với mục đích mời ứng viên đó “đầu quân” cho mình. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như vị trí công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ... Ứng viên có thể đồng ý hoặc từ chối trước lời mời này. Như đã đề cập, với những ứng viên tiềm năng, họ có thể nhận được nhiều lời mời. Vì vậy, một lá thư mời làm việc thu hút, đáp ứng mọi câu hỏi có thể “ghi điểm”, khiến ứng viên phải suy nghĩ, đắn đo trước những lời mời khác. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng chinh phục ứng viên và tạo niềm tin cho họ khi không phải suy nghĩ về quyết định sắp tới. 4 yêu cầu cơ bản của thư mời làm việc Để thu hút ứng viên cũng như tránh mất thời gian của nhau, thư mời làm việc nên đáp ứng tối thiểu 04 yêu cầu cơ bản dưới đây: - Thông tin rõ ràng: Đây là điều mà bất cứ ứng viên nào cũng mong muốn có được để nắm rõ tất cả những nội dung cần thiết, tránh việc gửi email hay trao đổi qua điện thoại quá nhiều lần. - Thông tin đầy đủ: Khi tìm việc, ứng viên luôn quan tâm tới vị trí công việc, địa điểm, thời gian làm việc, lương, thưởng, chế độ đãi ngộ… Ngoài ra, nội dung hợp đồng, thậm chí các quy định của doanh nghiệp cũng là thứ mà nhiều ứng viên hướng tới để hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình, từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác. - Trình bày chuyên nghiệp: Thư mời làm việc không nên quá nhiều màu sắc mà cần phải tập trung vào nội dung. Đơn giản như việc cách dòng giữa các đoạn, một đoạn nên từ 2 -3 dòng… Việc này sẽ giúp cho lá thư dễ hiểu hơn và người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung hơn. - Lời lẽ phù hợp: Thư mời làm việc được coi là một phần của bộ mặt doanh nghiệp. Vì vậy, ngôn ngữ, văn phong phải chuyên nghiệp, gần gũi, cởi mở, không quá trang trọng nhưng cũng không được suồng sã. Mẫu Thư mời làm việc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ************ ………, ngày …… tháng …… năm …… THƯ MỜI LÀM VIỆC Kính gửi: Anh/Chị …………………………………………. Công ty ……………….. trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Anh/Chị đối với Công ty cũng như chức danh công việc mà Anh/Chị đã dự tuyển. Chúng tôi xin vui mừng thông báo Anh/Chị đã trúng tuyển trong đợt phỏng vấn vừa qua và xin mời Anh/Chị đến làm việc tại Công ty theo các điều kiện và điều khoản dưới đây: 1. Chức danh ………………………………………………….. 2. Ngày bắt đầu làm việc ………………………………………………….. 3. Địa điểm làm việc ………………………………………………….. 4. Thời gian thử việc(1) ………………………………………………….. 5. Thời giờ làm việc (2) ………………………………………………….. 6. Thời giờ nghỉ ngơi (3) ………………………………………………….. 7. Lương chính thức (4) ………………………………………………….. 8. Các chế độ khác (5) Tháng lương thứ 13: ……………….…….. Chế độ đi công tác: …………….…….…… Chế độ đào tạo: …………………………… Các chế độ phúc lợi khác: ……….….…… 9. Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp Theo quy định pháp luật hiện hành. 10. Thuế thu nhập cá nhân Theo Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành. 11. Bảo mật thông tin Người lao động không được phép tiết lộ hoặc chia sẻ bất kỳ bí mật, giao dịch, tài liệu hay thông tin tuyệt mật thuộc quyền sở hữu của Công ty liên quan đến khách hàng, đối tác hoặc nhà cung cấp mà người lao động biết được trong quá trình làm việc tại Công ty cho bất kỳ ai tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian làm việc cũng như sau khi nghỉ việc. Các điều khoản khác chưa được đề cập trong thư mời làm việc này đều tuân theo chính sách chung của Công ty. Chúng tôi mong rằng Anh/Chị sẽ chấp nhận thư mời làm việc này và mong được chào đón Anh/Chị tại Công ty, cũng như hy vọng chúng ta sẽ có một sự hợp tác tốt đẹp, lâu bền.
1700679100016.39.parquet/56317
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 53, "token_count": 14004, "url": "https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-thu-moi-lam-viec-571-20274-article.html" }
Quyết định về chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước (kèm theo Danh mục mặt hàng, ngành kinh tế và vùng kinh tế được ưu đãi lãi xuất cho vay) Thuộc tính Nội dung VB gốc Tiếng Anh Hiệu lực VB liên quan Lược đồ Nội dung MIX - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính… - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung. Tải về Mục lục Tìm từ trong trang Xong Tải văn bản Văn bản tiếng việt Quyết định 39-HĐBT ZIP (Bản Word) Lưu Theo dõi văn bản Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản. Báo lỗi Đang tải dữ liệu... In Báo lỗi Gửi liên kết tới Email Chia sẻ: Chế độ xem: Sáng | Tối Thay đổi cỡ chữ: 17 Đang tải dữ liệu... Ghi chú thuộc tính Quyết định 39-HĐBT Quyết định về chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước (kèm theo Danh mục mặt hàng, ngành kinh tế và vùng kinh tế được ưu đãi lãi xuất cho vay) Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật Số hiệu: 39-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Võ Văn Kiệt Ngày ban hành: 10/04/1989 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 39-HĐBT Quyết định 39-HĐBT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 39-HĐBT NGÀY 10/4/1989 VỀ CHÍNH SÁCH LàI SUẤT TIỀN GỬI VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/7/1981; Để phát huy tác dụng đòn bẩy của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng, nhằm thu hút được mọi nguồn vốn và tiền mặt trong xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và góp phần chống lạm phát; Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngành liên quan, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. - Lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng được quy định theo các nguyên tắc sau đây: a) Bảo tồn được vốn và có lãi: - Lãi suất tiền gửi phải bù đắp được tỷ lệ trượt giá và có lãi khuyến khích các tổ chức và đơn vị kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng. - Lãi suất tiền cho vay phải bù đắp được tỷ lệ trượt giá, có lãi (trong trường hợp cần thiết có thể không lấy lãi) và có ưu đãi với những mặt hàng, ngành kinh tế và vùng kinh tế cần khuyến khích. b) Lãi suất áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, và được điều chỉnh theo sự biến động của chỉ số giá cả thị trường xã hội (tháng hoặc quý). c) Mọi nguồn vốn Ngân hàng huy động để cho vay đều phải trả lãi. Mọi khoản Ngân hàng cho vay đều thu lãi. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân 0,5%. - Tiền trên tài khoản thanh toán (tài khoản vãng lai) Ngân hàng làm dịch vụ quỹ không thu lệ phí và không có lãi; Ngân hàng trả lãi khi có lệnh của chủ tài khoản trích chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi. - Tiền kinh phí ngân sách cấp cho các đơn vị dự toán, Ngân hàng chỉ làm dịch vụ quỹ không trả lãi; Ngân hàng trả lãi tiền gửi kết dư ngân sách. - Vốn phát hành Ngân hàng sử dụng cho tín dụng phải trả lãi. d) Lãi suất tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ áp dụng theo mức lãi suất thị trường quốc tế. Điều 2. - Cấu thành mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng bao gồm: - Mức lãi suất cơ bản. - Chỉ số giá cả thị trường xã hội. a) Mức lãi suất cơ bản được quy định như sau: - Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức và đơn vị kinh tế: 0, 15%/ tháng. - Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng của các tổ chức và đơn vị kinh tế: 0,30%/tháng. - Cho vay ưu đãi: từ 0,45 đến 0,6% tháng. - Cho vay sản xuất công, nông nghiệp, vận tải không thuộc diện ưu đãi từ 0,66 đến 0,81%/tháng. - Cho vay các tổ chức dịch vụ, du lịch và lưu thông từ 0,84% đến 1%/tháng. b) Chỉ số giá cả thị trường xã hội được tính và công bố từng thời gian cho từng vùng. Ngân hàng và các tổ chức, đơn vị kinh tế phải hạch toán riêng phần lãi bù trừ trượt giá để bảo toàn vốn tín dụng và vốn tự có, không được chuyển số lãi này vào thu nhập hoặc lợi nhuận của đơn vị. Điều 3.- Nợ quá hạn phải chịu phạt từ 20% đến 50% lãi suất cho vay. Điều 4. - ở những nơi có nhu cầu vay và có khả năng huy động vốn tại chỗ, Ngân hàng được huy động vốn và cho vay theo mức lãi suất thoả thuận. Điều 5. - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định khung lãi suất cơ bản, chỉ số giá cả thị trường xã hội và danh mục kèm theo Quyết định này những mặt hàng, ngành kinh tế và vùng kinh tế được hưởng lãi suất ưu đãi. Tổng cục Thống kê và Uỷ ban Vật giá Nhà nước tính chỉ số giá cả thị trường xã hội từng thời gian (tháng hoặc quý) trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào cuối tháng, cuối quý. Trong phạm vi khung lãi suất cơ bản và chỉ số giá cả thị trường xã hội, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất tiền gửi và cho vay từng thời gian (tháng hoặc quý). Điều 6. - Ngân hàng Nhà nước phải cải tiến công tác thanh toán, tạo điều kiện thuận tiện cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân giao dịch và thanh toán qua Ngân hàng. Các tổ chức và đơn vị kinh tế có thu tiền mặt phải nộp vào ngân hàng. Chủ tài khoản có tiền ở Ngân hàng khi cần lấy ra thì Ngân hàng phải chi trả kịp thời và đủ số, nếu Ngân hàng trả chậm ngày nào phải chịu phạt ngày đó, mức phạt bằng mức lãi cho vay tương ứng của Ngân hàng. Ngân hàng và các tổ chức, đơn vị kinh tế khi chi trả tiền mặt cho các chứng từ thanh toán, kể cả séc, phải trả đủ số tiền ghi trên các chứng từ đó. Mọi hành vi tiêu cực lợi dụng trong thanh toán đều bị xử lý nghiêm ngặt theo pháp luật. Điều 7 . - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1989, các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
1700679100016.39.parquet/64973
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 247, "token_count": 13355, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quyet-dinh-39-hdbt-hoi-dong-bo-truong-1857-d1.html" }
Sáng nay 16/11/2020, với 87.14% phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Theo đó, TP.HCM sẽ tổ chức mô hình chính quyền đô thị, không còn HĐND cấp quận, phường. Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM như sau: - Chính quyền địa phương ở TP.HCM gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố. - Chính quyền địa phương ở quận tại TP.HCM là UBND quận. - Chính quyền địa phương ở phường tại TP.HCM là UBND phường. - Điều chuyển các nhiệm vụ của HĐND quận, phường cho HĐND, UBND, Chủ tịch UBND Thành phố, UBND quận, phường để bảo đảm không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này. TP. Hồ Chí Minh chính thức không còn HĐND cấp phường​​ (Ảnh minh họa) Khi chính quyền đô thị được tổ chức, UBND quận, UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, phường. Nghị quyết giao cho Chính phủ và HĐND, UBND TP.HCM căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành các văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện. HĐND, UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021, kể từ ngày 01/7/2021. Trường hợp chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được bổ nhiệm mới. Ngoài ra, trong Nghị quyết này cũng quy định cho phép TP.HCM thành lập thành phố trong thành phố với mô hình một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có tổ chức HĐND.
1700679100016.39.parquet/71658
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 132.1, "token_count": 10462, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-khong-con-hdnd-cap-phuong-230-27607-article.html" }
Từ năm 2018, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực. Đây là tín hiệu vui đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tạo động lực cho doanh nghiệp này phát triển. Dưới đây là một số nội dung nổi bật của Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 mà các doanh nghiệp cần quan tâm: 1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 20 người và có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp). Nội dung này đã được hướng dẫn chi tiết tại Chương II Nghị định 39/2018/NĐ-CP. 2. Doanh nghiệp do nữ làm chủ được ưu tiên hỗ trợ Đây là một trong những nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 5 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng các điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì doanh nghiệp có nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn để hỗ trợ. 3. Được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn Bên cạnh việc được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp còn được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn mức thông thường - theo Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. Riêng doanh nghiệp siêu nhỏ còn được áp dụng các thủ tục hành chính về thuế và chế độ kế toán đơn giản (Xem thêm các ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ tại đây). Tổng quan điểm mới của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 (Ảnh minh họa) 4. Được thuê mặt bằng “giá mềm” trong 05 năm Luật yêu cầu các địa phương hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn với thời gian hỗ trợ là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng dất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. 5. Được miễn, giảm chi phí đào tạo về quản trị doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách Nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo hướng dẫn của Điều 14 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, ngân sách nhà nước hỗ trợ ít nhất 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Miễn chi phí đào tạo trình độ sơ cấp hoặc khóa đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động của các doanh nghiệp này.
1700679100016.39.parquet/92884
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 103, "token_count": 13322, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/luat-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-co-gi-dang-chu-y-230-17165-article.html" }
Đây là nội dung được nhắc đến trong Quyết định 1983/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị. Theo Phụ lục tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp cùng các Bộ, ngành và địa phương trình Quốc hội Đề án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm vào năm 2023.
1700679100016.39.parquet/123345
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 37.9, "token_count": 10444, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/luat-viec-lam-se-duoc-trinh-quoc-hoi-sua-doi-186-34169-article.html" }
Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 3704/BYT-BM-TE tăng cường phòng chống vi phạm pháp luật về thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó, thời gian vừa qua, một số báo đăng liên tục các bài viết phản ánh tình trạng “đẻ thuê”, lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng diễn biến phức tạp. Không chỉ vậy, còn xuất hiện nhiều đường dây đẻ thuê, mua bán tinh trùng/trứng… bị điều tra và xử lý. Do đó, tại Công văn này, Bộ Y tế chỉ đạo ngoài giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, bệnh viện còn có thể yêu cầu gia đình cung cấp thêm các giấy tờ có liên quan khác để đối chiếu, đảm bảo xác định cụ thể mối quan hệ thân thích cùng hàng giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. Khuyến khích nhận diện vân tay để quản lý trường hợp mang thai hộ (Ảnh minh hoạ) Đồng thời, Bộ Y tế cũng khuyến khích các cơ sở đầu tư và sử dụng phần mềm quản lý việc cho/nhận tinh trùng/noãn/phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đặc biệt, không chỉ nhận diện người bệnh, giao tử bằng giấy tờ cá nhân mà còn có thể sử dụng các kỹ thuật nhận diện sinh trắc học như chụp ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt để tránh việc nhầm lẫn hoặc tráo đổi do sử dụng giấy tờ giả. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến khích các cơ sở ký hợp đồng tư vấn pháp lý với các công ty Luật và trong hợp đồng cần phải có đầy đủ các điều khoản để rằng buộc trách nhiệm của các công ty này trong việc tư vấn pháp lý.
1700679100016.39.parquet/129272
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 118.8, "token_count": 10317, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nhan-dien-van-tay-de-quan-ly-truong-hop-mang-thai-ho-186-90628-article.html" }
Để lăn bánh, phương tiện phải được đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Vậy khi mua xe mới thì sau bao lâu, chủ xe buộc phải đi đăng ký? Mua xe mới sau bao lâu phải đăng ký? Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ xe có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe. Thực hiện các thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công, cung cấp, kê khai trung thực đầy đủ, chính xác thông tin quy định về đăng ký xe. Đối với xe đăng ký lần đầu, đăng ký sang tên, chủ xe phải đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra. Khi bán, tặng cho, thừa kế, trao đổi, góp vốn, phân bổ, điều chuyển xe (gọi chung là chuyển quyền sở hữu xe): - Bên bán phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe, biển số xe để làm thủ tục thu hồi; -Trong 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, bên bán phải làm thủ tục thu hồi. Sau khi làm thủ tục thu hồi, bên mua xe làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định. Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể thời gian bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký xe sau khi mua xe mới. Tuy nhiên ngay sau khi mua xe, chủ xe cần đăng ký xe sớm nhất có thể để được cấp Giấy đăng ký xe trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Việc điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với ô tô, phạt tiền từ 800.000 - 01 triệu đồng đối với xe máy theo quy định tại khoản 4 Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Thủ tục đăng ký xe mới thực hiện thế nào? Thành phần hồ sơ Hồ sơ đăng ký xe lần đầu quy định tại Điều 8 Thông tư 24 bao gồm: - Giấy khai đăng ký xe. - Giấy tờ của chủ xe. - Giấy tờ của xe. Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký Cơ quan đăng ký xe quy định tại Điều 4 Thông tư 24 như sau: - Phòng Cảnh sát giao thông đăng ký các loại xe sau đây: Xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe ô tô (sau đây gọi chung là xe ô tô) của tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú tại quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở; Xe ô tô đăng ký biển số trúng đấu giá; đăng ký xe lần đầu đối với xe có nguồn gốc tịch thu theo quy định của pháp luật và xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên của tổ chức, cá nhân tại địa phương; Xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô (gọi chung là xe mô tô) của tổ chức, cá nhân nước ngoài, kể cả cơ quan lãnh sự tại địa phương. - Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố (gọi chung là Công an cấp huyện) đăng ký các loại xe: ô tô; mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương. - Công an xã, phường, thị trấn (Công an cấp xã) thực hiện đăng ký xe như sau: Công an cấp xã của các huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương; Công an cấp xã của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trừ Công an cấp xã nơi Phòng Cảnh sát giao thông, Công an huyện, thị xã, thành phố đặt trụ sở) có số lượng đăng ký mới từ 150 xe/năm trở lên (trung bình trong 03 năm gần nhất) thực hiện đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương. Trình tự các bước đăng ký xe Bước 1: Kê khai đăng ký xe - Chủ xe kê khai đăng ký xe tại Cổng dịch vụ công Quốc gia Kê khai đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khai đăng ký xe, ký số hoặc ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu (nếu là cơ quan, tổ chức). - Sau khi kê khai thành công, chủ xe nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký xe theo quy định. Trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch vụ công thì chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe. Bước 2: Đưa xe đến cơ quan đăng ký xe và nộp giấy tờ Bước 3: Kiểm tra xe, hồ sơ xe và cấp biển số Bước 3: Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số Căn cứ Điều 12 Thông tư 24/2023/TT-BCA Lệ phí làm thủ tục đăng ký xe Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định về mức lệ phí khi đăng ký xe như sau: Đơn vị tính: đồng/lần/xe Số TT Chỉ tiêu Khu vực I Khu vực II Khu vực III I Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số 1 Ô tô; trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách áp dụng theo điểm 2 mục này 150.000 - 500.000 150.000 150.000 2 Ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách 02 - 20 triệu 1.000.000 200.000 3 Sơ mi rơ móc, rơ móc đăng ký rời 100.000 - 200.000 100.000 100.000 4 Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ) a Trị giá từ 15 triệu đồng trở xuống 500.000 - 01 triệu 200.000 50.000 b Trị giá trên 15 - 40 triệu đồng 01 - 02 triệu 400.000 50.000 c Trị giá trên 40 triệu đồng 02 - 04 triệu 800.000 50.000 Riêng xe máy 03 bánh chuyên dùng cho người tàn tật 50.000 50.000 50.000 Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký xe Theo Điều 7 Thông tư 24, thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe thực hiện trong không quá 02 ngày làm việc kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Mua xe mới sau bao lâu phải đăng ký?” cùng hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký xe. Nếu vẫn còn vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
1700679100016.39.parquet/133670
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 212.7, "token_count": 14130, "url": "https://luatvietnam.vn/giao-thong/mua-xe-moi-sau-bao-lau-phai-dang-ky-863-35760-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 34/2006/QĐ-BCN Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hoàng Trung Hải Ngày ban hành: 13/09/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Công nghiệp TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 34/2006/QĐ-BCN Quyết định 34/2006/QĐ-BCN ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 34 /2006/QĐ-BCN NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2006 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP NÔNG THÔN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp; Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 41/2001/QĐ-BCN ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định về an toàn điện nông thôn. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. BỘ TRƯỞNG (Đã ký) Hoàng Trung Hải QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP NÔNG THÔN (Ban hành kèm theo Quyết định số 34 /2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Quy định này quy định tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và hướng dẫn những biện pháp phòng tránh tai nạn trong công tác xây dựng, quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng lưới điện hạ áp nông thôn. 2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện ở lưới điện hạ áp nông thôn; các tổ chức, cá nhân khi tiến hành công việc khác có khả năng gây sự cố hoặc tai nạn ở lưới điện hạ áp nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nông thôn là phần địa giới hành chính không thuộc khu vực nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn. 2. Lưới điện hạ áp nông thôn là phần lưới điện có điện áp đến 400V được xác định từ thiết bị đóng cắt tổng phía thứ cấp của máy biến áp hoặc từ máy phát điện độc lập đến khu vực quản lý của bên mua điện ở khu vực nông thôn. 3. Đường trục là đường dây hạ áp xuất tuyến của máy biến áp hoặc máy phát điện độc lập. 4. Nhánh rẽ là đường dây hạ áp nối vào đường trục đến dây vào công tơ. 5. Dây vào công tơ là dây dẫn được tính từ điểm đấu nối vào đường trục hoặc nhánh rẽ đến công tơ. 6. Dây sau công tơ là dây dẫn được tính từ công tơ đến khu vực quản lý của bên mua điện. 7. Đơn vị quản lý điện nông thôn là tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực có phạm vi hoạt động chỉ trong khu vực lưới điện hạ áp nông thôn. 8. Thợ điện nông thôn là người quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện của đơn vị quản lý điện nông thôn. 9. Máy phát điện độc lập là máy phát điện không được đấu nối với hệ thống điện quốc gia và có điện áp ra đến 400V. Điều 3. Tiêu chuẩn thợ điện nông thôn Thợ điện nông thôn phải có đủ các tiêu chuẩn sau: 1. Đủ 18 tuổi trở lên. 2. Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận có đủ sức khoẻ dể làm việc. 3. Có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện. 4. Có Thẻ an toàn điện do Sở Công nghiệp cấp. Điều 4. Huấn luyện về an toàn điện 1. Người sử dụng lao động; người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và thợ điện nông thôn của đơn vị quản lý điện nông thôn phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Riêng nội dung về an toàn điện do Sở Công nghiệp tổ chức thực hiện 2. Nội dung huấn luyện về an toàn điện bao gồm các nội dung trong Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan phù hợp với đặc thù của đơn vị quản lý điện nông thôn. 3. Thợ điện nông thôn không đạt yêu cầu khi sát hạch định kỳ hoặc vi phạm các quy định về an toàn điện để xảy ra tai nạn trong khi làm việc thì đơn vị quản lý điện nông thôn không bố trí làm công việc liên quan trực tiếp đến điện. Trong thời hạn không quá 10 ngày đối với trường hợp không đạt yêu cầu khi sát hạch định kỳ, 30 ngày kể từ ngày không được bố trí làm việc liên quan trực tiếp đến điện đối với trường hợp vi phạm các quy định về an toàn điện để xảy ra tai nạn nhưng chưa đến mức buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, thợ điện nông thôn phải được Sở Công nghiệp sát hạch lại, nếu đạt yêu cầu thì được tiếp tục làm việc. Trường hợp sau 2 lần sát hạch lại liên tiếp vẫn không đạt yêu cầu thì đơn vị quản lý điện nông thôn phải thu hồi Thẻ an toàn điện nộp cho Sở Công nghiệp và không được bố trí người đó làm công việc liên quan đến điện. Điều 5. Cấp, sử dụng và thu hồi Thẻ an toàn điện 1. Cấp thẻ an toàn điện a) Sau khi huấn luyện và sát hạch lần đầu đạt yêu cầu, thợ điện nông thôn được Sở Công nghiệp cấp Thẻ an toàn điện. Mẫu thẻ được quy định tại Phụ lục 1; b) Thợ điện nông thôn làm rách, làm mất Thẻ an toàn điện phải báo cáo ngay cho đơn vị quản lý điện nông thôn biết; đơn vị quản lý điện nông thôn phải báo cáo với Sở Công nghiệp để cấp lại; c) Ngoài trường hợp thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này, đơn vị quản lý điện nông thôn phải thu hồi Thẻ an toàn điện của thợ điện nông thôn khi người đó nghỉ công tác, chuyển sang làm công việc khác hoặc chuyển đơn vị khác và nộp về Sở Công nghiệp để huỷ bỏ. 2. Sử dụng thẻ Thẻ an toàn điện được cấp cho thợ điện nông thôn và có thời hạn sử dụng lâu dài. Khi làm việc, thợ điện nông thôn phải mang theo và xuất trình thẻ này khi người có thẩm quyền yêu cầu. Điều 6. Điều kiện để đấu nối vào lưới điện hạ áp 1. Đối với đường trục a) Chủ đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành công tác nghiệm thu và đã bàn giao đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến xây dựng công trình cho đơn vị quản lý vận hành; b) Đơn vị quản lý vận hành đã hoàn thành công tác tổ chức nhân sự; có đầy đủ quy trình, sổ sách, biểu mẫu, sơ đồ lưới điện; dụng cụ làm việc; trang bị bảo hộ lao động và an toàn lao động phục vụ công tác quản lý vận hành sửa chữa lưới điện. 2. Đối với dây dẫn nhánh rẽ, dây trước công tơ, dây sau công tơ chỉ được đưa vào vận hành khi bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Chương II của Quy định này. Chương II TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT Mục 1 DÂY DẪN Điều 7. Dây dẫn 1. Dây dẫn có thể dùng các loại sau đây: a) Dây trần; b) Dây bọc cách điện; c) Cáp bọc cách điện, cáp vặn xoắn (sau đây gọi chung là cáp điện). 2. Dây dẫn có thể là dây nhiều sợi hoặc một sợi, cấm dùng dây dẫn được tách ra từ dây nhiều sợi. 3. Dây dẫn đường trục phải được lựa chọn phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của phụ tải, có tính đến khả năng phát triển phụ tải trong 5 năm. Tiết diện dây dẫn đường trục không nhỏ hơn 16mm2 với dây nhôm nhiều sợi, không nhỏ hơn 10mm2 với dây nhôm lõi thép, dây nhôm hợp kim và dây đồng. 4. Dây dẫn nhánh rẽ phải chọn phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện nhưng tiết diện không nhỏ hơn 4,0mm2 đối với dây nhiều sợi, không nhỏ hơn 7mm2 với dây một sợi. 5. Dây vào công tơ và dây sau công tơ phải dùng dây bọc cách điện hoặc cáp điện. Tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng của hộ sử dụng điện nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2,5mm2. Nếu dây dẫn sau công tơ dài trên 50m phải áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn như dây dẫn nhánh rẽ. 6. Dây trung tính: Với cùng loại vật liệu dẫn điện, đường dây ba pha dùng để cấp điện cho phụ tải ba pha thì tiết diện dây trung tính không nhỏ hơn 50% tiết diện dây pha, dùng để cấp điện cho các phụ tải một pha hoặc cấp điện cho cả phụ tải một pha và ba pha thì tiết diện dây trung tính không nhỏ hơn 70% tiết diện dây pha; đường dây một pha tiết diện dây trung tính phải bằng tiết diện dây pha. Điều 8. Nối dây dẫn 1. Nối dây dẫn đường trục phải dùng kẹp nối hoặc ống nối phù hợp. 2. Nối dây dẫn nhánh rẽ có thể dùng kẹp nối, ống nối, nếu dây dẫn nhánh rẽ là dây một sợi được nối bằng cách vặn xoắn. 3. Dây vào công tơ, dây sau công tơ được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng cách điện bọc kín mối nối. 4. Những mối nối giữa hai dây dẫn được làm bằng hai kim loại khác nhau hoặc có tiết diện dây khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp. Các mối nối này không được chịu lực kéo cơ học. 5. Không được nối dây dẫn ở chỗ võng nhất của khoảng cột. 6. Dây dẫn ở các khoảng cột vượt nhà ở, đường xe lửa, đường bộ, đường dây thông tin bưu điện cấp I, sông, hồ không được có mối nối; các khoảng cột còn lại được phép không quá một mối nối cho mỗi dây. Điều 9. Lắp đặt dây dẫn 1. Lắp đặt dây dẫn trên cột a) Dây dẫn được đỡ hoặc néo trên cột bằng xà và sứ cách điện (đối với dây trần và dây bọc) hoặc các phụ kiện thay thế (đối với cáp điện); b) Nếu dây dẫn lắp đặt theo phương thẳng đứng thì dây trung tính phải lắp đặt dưới các dây pha, nếu các dây dẫn lắp đặt theo phương nằm ngang thì dây trung tính có thể lắp đặt ngang với các dây pha; c) Khoảng cách giữa các dây dẫn trên cột được quy định như sau: Khoảng cột (m) Đến 30 Đến 40 Đến 50 Đến 60 Đến 70 Trên 70 Khoảng cách giữa các dây theo phương (m) Nằm ngang 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,50 Thẳng đứng 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 0,40 d) Cáp bọc cách điện nếu treo trên cột phải được treo trên dây chịu lực bằng dây buộc. Dây chịu lực là dây kim loại không gỉ hoặc phải được mạ kẽm chống gỉ, có đường kính không nhỏ hơn 4mm, được bắt lên cột bằng sứ cách điện, khoảng cách từ sứ đến các kết cấu của đường dây là 0,25m đến 0,30m. Khoảng cách giữa hai dây buộc không quá 1,0m; đ) Cầu chì bảo vệ đặt trên cột trước công tơ phải lắp đặt thấp hơn các dây dẫn; e) Cho phép nhiều đường dây được đi chung trên một cột nếu khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai đường dây không nhỏ hơn 0,4m; g) Dây dùng cho chiếu sáng ngoài trời mắc chung cột với đường trục hạ áp phải lắp đặt dưới dây trung tính. 2. Lắp đặt cáp điện: Cho phép cáp điện được bắt sát tường xây kín hoặc luồn trong ống dẫn cáp được ốp vào thành cầu, gầm cầu. Mục 2 SỨ CÁCH ĐIỆN Điều 10. Sứ cách điện 1. Tuỳ theo cách bố trí dây dẫn trên cột, đường dây hạ áp trên không có thể sử dụng sứ đứng hoặc sứ ống chỉ để đỡ, néo dây dẫn. 2. Nếu sử dụng sứ đứng thì tại vị trí cột đỡ mỗi dây được bắt trên một sứ, tại vị trí cột néo mỗi dây được néo trên hai sứ; nếu sử dụng sứ ống chỉ thì mỗi dây dẫn được đỡ hoặc néo bằng một sứ, chiều lắp đặt sứ phải đáp ứng được yêu cầu chịu lực của sứ tại từng vị trí cột. 3. Sứ, các phụ kiện của sứ có hệ số an toàn không nhỏ hơn 2,5. 4. Nếu cần mắc nhiều dây dẫn trên một sứ thì phải dùng sứ nhiều tán hoặc sứ đệm nhiều tầng. Cấm mắc nhiều dây dẫn chồng lên nhau trên một cổ sứ. 5. Để buộc dây dẫn vào cổ sứ có thể sử dụng dây nhôm một sợi có tiết diện 3,5mm2 hoặc dây buộc chuyên dùng. Mục 3 XÀ VÀ GIÁ DỌC Điều 11. Xà và giá dọc 1. Xà dùng để bắt sứ đỡ hoặc néo dây dẫn điện theo phương nằm ngang. Xà được làm bằng thép và phải được bảo vệ chống ăn mòn bề mặt, riêng xà của các nhánh rẽ một pha có thể được làm bằng gỗ và phải xử lý chống mục. 2. Giá dọc dùng để bắt sứ đỡ hoặc néo dây dẫn điện theo phương thẳng đứng. Giá dọc được làm bằng thép và phải được bảo vệ chống ăn mòn bề mặt. 3. Tuỳ theo cách bố trí dây dẫn trên cột, chức năng cột để lựa chọn xà, giá dọc cho từng vị trí như sau: a) Xà đơn: Dùng cho cột đỡ, mỗi pha được bắt trên một sứ; b) Xà kép: Dùng cho các cột néo, cột vượt; mỗi pha được bắt trên 2 sứ; c) Giá dọc: Dùng cho các cột khi bố trí dây dẫn thẳng đứng; 4. Hệ số an toàn cơ học của xà và giá dọc không nhỏ hơn 1,2 Điều 12. Xà, giá dọc phụ Tại các vị trí cột có đấu nối nhánh rẽ phải lắp thêm xà hoặc giá dọc phụ để néo dây đầu nhánh rẽ. Mục 4 CỘT VÀ MÓNG CỘT Điều 13. Cột 1. Cột có thể dùng cột thép, cột bê tông cốt thép, cột gỗ, cột tre già. Đối với các nhánh rẽ một pha, dây trước công tơ, dây sau công tơ cho phép sử dụng cột gỗ, cột tre già nhưng phải được xử lý chống mối, mục. 2. Tất cả các loại cột đều phải tính toán để đảm bảo làm việc bình thường trong điều kiện áp lực gió tiêu chuẩn lớn nhất theo khí hậu từng vùng, tần suất một lần trong 20 năm. Đối với cột dưới 12m, trị số áp lực gió tiêu chuẩn được phép lấy giảm đi 15%. 3. Hệ số an toàn của cột thép, bê tông cốt thép không nhỏ hơn 1,2. 4. Cột phải bố trí tránh khu vực bị xói lở; không gây cản trở việc qua lại của người và phương tiện giao thông; không đặt trước cổng, cửa ra vào của nhà ở, cơ quan và các công trình xây dựng khác. 5. Cột có thể dùng cột đơn, cột kép; có hoặc không có dây néo. Dây néo có thể là cáp thép hoặc thép tròn được sơn hoặc mạ kẽm chống rỉ, tiết diện không được nhỏ hơn 25mm2, dây néo phải được bố trí sao cho không gây cản trở phương tiện tham gia giao thông, đi lại của người đi bộ. Điều 14. Móng cột, móng néo 1. Móng cột có thể dùng móng bê tông, bê tông cốt thép hoặc không móng. 2. Ở vùng đất khô, không bị ngập nước cho phép chôn cột trực tiếp trong đất có hoặc không có thanh ngáng. Độ sâu chôn cột từ 12% đến 15% chiều cao cột. Đất lấp hố móng phải đổ từng lớp dày 0,20m sau đó đầm chặt và đắp cao hơn mặt đất tự nhiên 0,20m đến 0,30m. 3. Ở những vùng còn lại, móng cột phải là móng bê tông hoặc bê tông cốt thép. Độ sâu chôn cột từ 10% đến 14% chiều cao cột. 4. Móng néo được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép M200, đáy móng đặt dưới mặt đất tự nhiên ít nhất 1,5m. 5. Hệ số an toàn của móng cột không được nhỏ hơn 1,2. Mục 5 NỐI ĐẤT Điều 15. Các bộ phận và vị trí phải nối đất 1. Nối đất lặp lại cho dây trung tính a) Tại khu vực thưa dân cư, trung bình từ 400m đến 500m đặt một bộ; b) Tại các khu vực đông dân cư, trung bình từ 200m đến 250m đặt một bộ; c) Tại các vị trí: néo đầu, néo cuối, rẽ nhánh; giao chéo với đường giao thông, đường dây cao áp và tại các vị trí đường dây đi chung cột với đường dây cao áp, mỗi vị trí đặt một bộ. 2. Nối đất xà và ty sứ cách điện tại các vị trí đường dây đi chung cột, giao chéo với đường dây cao áp. Điều 16. Trị số điện trở nối đất 1. Đối với đường dây hạ áp đi độc lập, trị số điện trở nối đất không lớn hơn 50W. 2. Đối với đường dây hạ áp đi trong khu vực dân cư không có cây cao, nhà cao tầng, ống khói công nghiệp, trị số điện trở nối đất không lớn hơn 30W. 3. Đối với đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp, các bộ phận phải nối đất của đường dây hạ áp được nối chung và theo tiêu chuẩn nối đất của cột đường dây cao áp. Điều 17. Kết cấu nối đất 1. Nối đất gồm có bộ tiếp đất và dây nối. 2. Bộ tiếp đất có thể được chế tạo theo kiểu hình tia hoặc cọc và tia hỗn hợp và thực hiện theo quy định như sau: a) Bộ tiếp đất kiểu hình tia: Dùng thép tròn có đường kính không nhỏ hơn 8mm hoặc thép dẹt có kích thước không nhỏ hơn 24 x 4mm đặt dưới mặt đất tự nhiên ít nhất 0,7m; b) Bộ tiếp đất kiểu cọc và tia hỗn hợp: Dùng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16mm hoặc thép góc có chiều dầy không nhỏ hơn 4mm; chiều dài không nhỏ hơn 1,5m làm cọc tiếp đất. Cọc tiếp đất được đặt chìm trong đất theo phương thẳng đứng, đầu trên của cọc tiếp đất cách mặt đất tự nhiên ít nhất 0,5m, khoảng cách giữa hai cọc tiếp đất từ 2,0m đến 2,5m. Dùng thép dẹt có kích thước không nhỏ hơn 24 x 4mm làm tia để nối các cọc với nhau bằng phương pháp hàn. 3. Dây nối đất dùng để nối bộ phận phải nối đất của đường dây với bộ tiếp đất. Dây nối đất có thể được làm bằng: thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6mm, thép dẹt kích thước không nhỏ hơn 24 x 3mm, dây đồng mềm tiết diện không nhỏ hơn 16mm2. Nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ. 4. Dây nối đất nối với bộ phận tiếp đất đặt chìm trong đất bằng phương pháp hàn, các vị trí còn lại có thể hàn hoặc bắt bu lông. Mục 6 ĐƯỜNG DÂY GIAO CHÉO VÀ ĐI GẦN CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC Điều 18. Đường dây đi qua khu vực dân cư, công trình xây dựng Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn thấp nhất ở trạng thái tĩnh đến mặt đất, mặt nước, công trình không nhỏ hơn quy định sau: Đặc điểm của khu vực Khoảng cách (m) Đến mặt đất khu vực đông dân cư 6,0 Đến mặt đất khu vực thưa dân cư 5,0 Đến mặt đất khu vực khó đến 4,0 Đến mặt đất khu vực rất khó đến 2,0 Đến mặt đường ôtô cấp I, II 7,0 Đến mặt đường ôtô các cấp còn lại 6,0 Đến mặt ray đường sắt 7,5 Đến vỉa hè, đường dành cho người đi bộ ở đoạn nhánh rẽ vào nhà 3,5 Đến mái nhà, sân thượng (đối với dây trần) 2,5 Đến mức nước cao nhất của sông, kênh, rạch không có tàu thuyền qua lại 2,0 Đến mức nước cao nhất của sông, kênh, rạch có tàu thuyền qua lại Tĩnh không theo cấp kỹ thuật + 1,5m Đến mặt đê, đập 6,0 Đến cây trồng Dây trần: 1,0 Dây bọc, cáp: 0,5 Điều 19. Giao chéo với đường dây thông tin, tín hiệu trên không Đường dây hạ áp giao chéo với đường dây thông tin, tín hiệu trên không phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Dây hạ áp đi phía trên; tiết diện dây dẫn không nhỏ hơn 35mm2 đối với dây nhôm, không nhỏ hơn 16mm2 đối với dây nhôm lõi thép hoặc dây đồng; dây dẫn phải được mắc trên hai sứ cách điện và không được nối trong khoảng cột giao chéo. 2. Khoảng cách thẳng đứng từ dây hạ áp ở trạng thái tĩnh đến dây thông tin, tín hiệu không nhỏ hơn 1,25m. Điều 20. Giao chéo với đường dây cao áp trên không Đường dây hạ áp giao chéo với đường dây cao áp trên không phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Dây cao áp phải đi phía trên; tiết diện dây dẫn không nhỏ hơn 50mm2 đối với dây nhôm, không nhỏ hơn 35mm2 đối với dây nhôm lõi thép, dây hợp kim nhôm hoặc dây đồng. 2. Trong khoảng cột giao chéo, dây dẫn và dây chống sét có tiết diện dưới 240mm2 không được nối; dây dẫn và dây chống sét có tiết diện từ 240mm2 trở lên được phép có một mối nối cho một dây. 3. Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ dây dưới cùng của đường dây cao áp đến dây trên cùng của đường dây hạ áp khi dây ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn quy định sau: Cấp điện áp (kV) Đến 15 22-35 66-110 220 500 Khoảng cách thẳng đứng (m) 2 2,5 3 4 6,5 Điều 21. Đi gần công trình khác 1. Đối với dây dẫn trần, khoảng cách theo phương nằm ngang từ dây dẫn gần nhất khi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất tới các bộ phận của nhà ở, công trình không nhỏ hơn quy định sau: Bộ phận công trình Khoảng cách (m) Đến cửa sổ, ban công, sân thượng, bộ phận gần nhất của cầu 1,5 Đến tường xây kín, cây xanh 1,0 Đến tường xây kín nếu dây dẫn được đặt trên giá gắn vào tường và khoảng cách giữa các giá không lớn hơn 30m 0,3 Đến cột xăng dầu, kho chứa nhiên liệu, hoá chất dễ cháy, nổ 10 2. Đối với dây dẫn bọc, khoảng cách theo phương nằm ngang từ dây dẫn ngoài cùng khi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất tới các bộ phận của nhà ở, công trình được phép giảm đi 50% so với quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 22. Đi chung cột với cáp thông tin, tín hiệu Cáp thông tin, tín hiệu đi chung cột với đường dây hạ áp phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Được sự đồng ý của đơn vị quản lý đường dây điện lực. 2. Dây hạ áp đi phía trên. 3. Khoảng cách theo phương thẳng đứng tại cột từ dây hạ áp thấp nhất đến cáp thông tin, tín hiệu cao nhất không nhỏ hơn 1,25m. 4. Cáp thông tin, tín hiệu được đặt cách thân cột ít nhất 0,20m. Điều 23. Đi chung cột với đường dây cao áp Đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35kV phải đáp ứng được các điều kiện sau: 1. Được sự đồng ý của đơn vị quản lý đường dây cao áp. 2. Dây cao áp phải đi phía trên, có tiết diện tối thiểu 35mm2. 3. Khoảng cách theo phương thẳng đứng tại cột từ dây dẫn cao áp thấp nhất đến dây dẫn hạ áp cao nhất không nhỏ hơn 1,5m nếu dây hạ áp được bố trí theo phương thẳng đứng; các trường hợp khác không nhỏ hơn 2,5m. Điều 24. Đi gần đường dây thông tin, tín hiệu Khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây gần nhất của đường dây hạ áp và đường dây thông tin không nhỏ hơn 2m, trong điều kiện chật hẹp không nhỏ hơn 1,5m. Chương III AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP NÔNG THÔN Mục 1 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC Điều 25. Phiếu công tác, lệnh công tác 1. Mọi công việc làm trên lưới điện hạ áp nông thôn phải có ít nhất hai người thực hiện theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác. Mẫu Phiếu công tác, Lệnh công tác được quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3. 2. Các công việc phải thực hiện theo Phiếu công tác gồm có: a) Đấu nối nhánh rẽ mới xây dựng, công tơ mới lắp đặt vào lưới điện; b) Thay thế, sửa chữa: xà, giá, sứ cách điện, dây dẫn, áp-tô-mát, thanh dẫn; nối lại dây dẫn bị đứt, bị xước; xử lý tiếp xúc mối nối trên dây dẫn; c) Loại nhánh rẽ, công tơ ra khỏi vận hành. 3. Các công việc được thực hiện theo Lệnh công tác gồm: a) Thay dây chảy cầu chì, bóng đèn chiếu sáng; b) Kiểm tra lưới điện định kỳ, đột xuất nhưng không trèo lên cột quá 3 mét; c) Đắp đất móng cột; sửa chữa, bổ sung tiếp địa. Điều 26. Trình tự thực hiện phiếu công tác 1. Phiếu công tác do đơn vị trưởng, đơn vị phó hoặc tổ trưởng của đơn vị quản lý điện nông thôn cấp. Đơn vị quản lý điện nông thôn phải báo cáo danh sách người được cấp phiếu công tác của đơn vị với Sở Công nghiệp. 2. Phiếu phải ghi làm hai bản, một bản người cấp phiếu lưu giữ, một bản giao cho người chỉ huy trực tiếp. Phiếu không được tẩy xoá, không được viết bằng bút chì. 3. Sau khi hoàn thành công việc, người chỉ huy trực tiếp công tác phải ký vào phiếu và trả lại phiếu cho người cấp phiếu. 4. Nếu công việc chưa hoàn thành theo thời gian ghi trong phiếu mà phải kéo dài sang ngày hôm sau thì thực hiện như sau: a) Nếu nơi công tác vẫn được cắt điện, biện pháp an toàn kỹ thuật vẫn giữ nguyên thì người chỉ huy trực tiếp công tác phải làm thủ tục với người cấp phiếu để gia hạn thêm thời gian hiệu lực của phiếu; b) Nếu đóng điện trở lại nơi công tác thì phải khoá phiếu, ngày làm việc sau thực hiện theo thủ tục và phiếu mới. 5. Phiếu công tác sau khi thực hiện xong phải lưu một tháng mới được huỷ bỏ. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn thì các phiếu công tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị. Điều 27. Cho phép vào làm việc và giám sát trong khi làm việc 1. Sau khi thực hiện xong các biện pháp kỹ thuật, người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại hiện trường công tác. Nếu không còn nghi ngờ gì nữa mới được ra lệnh cho tổ công tác vào làm việc. 2. Trong thời gian làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải giám sát mọi người trong tổ thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn. Nếu phạm vi làm việc hẹp, công việc đơn giản thì người chỉ huy trực tiếp được tham gia làm việc nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm chính về việc giám sát an toàn. 3. Người chỉ huy trực tiếp công tác có quyền đình chỉ công việc đối với những người vi phạm quy định an toàn trong khi làm việc. Điều 28. Trường hợp phải tạm ngừng làm việc Khi đang tiến hành công tác nếu phát hiện yếu tố gây mất an toàn, người chỉ huy trực tiếp công tác cho ngừng toàn bộ công việc hoặc ngừng từng phần việc tuỳ theo tình hình cụ thể. Điều 29. Thay đổi người chỉ huy trực tiếp và ngừng toàn bộ công việc Khi người chỉ huy trực tiếp công tác vắng mặt thì người cấp phiếu có quyền thay thế để chỉ đạo công việc. Nếu cả hai người vắng mặt thì phải ngừng toàn bộ công việc. Điều 30. Kết thúc công tác 1. Khi kết thúc công việc, người chỉ huy trực tiếp phải tự mình kiểm tra đối chiếu với Phiếu công tác về khối lượng công việc; kiểm tra dụng cụ làm việc, vật tư, trang bị an toàn xem còn để sót ở hiện trường công tác hay không, nếu không thì ra lệnh cho đơn vị công tác rút khỏi vị trí làm việc và tháo tiếp đất lưu động. 2. Sau khi tháo tiếp đất lưu động phải coi như đường dây đã có điện, không ai được quay trở lại vị trí làm việc để làm bất cứ công việc gì. 3. Người chỉ huy trực tiếp ra lệnh thu hồi biển báo an toàn đã treo trước khi làm việc, ghi tóm tắt kết quả công tác, ký vào phiếu sau đó bàn giao hiện trường công tác cho người trực tiếp quản lý để đóng điện đưa đường dây vào vận hành. Mục 2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT Điều 31. Cắt điện 1. Khi thực hiện sửa chữa, đấu nối trên lưới điện phải cắt điện những phần sau: a) Phần sẽ có người làm việc trên đó; b) Phần mang điện gần nơi công tác mà trong quá trình làm việc người thực hiện không thể bảo đảm khoảng cách an toàn với phần này. Khoảng cách an toàn là khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ phần mang điện đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể để bảo đảm an toàn cho người công tác. Khoảng cách an toàn được quy định ở bảng sau: Cấp điện áp (kV) Khoảng cách an toàn (m) Đến 15 0,7 Trên 15 ¸35 1,0 Trên 35 ¸ 110 1,5 2. Cắt điện đường dây hạ áp phải thực hiện bằng cầu dao hoặc áp-tô-mát, nếu cắt bằng cầu dao thì phải kiểm tra nhìn thấy rõ cả 3 lưỡi dao đã ở vị trí cắt. 3. Sau khi cắt điện xong phải treo ngay biển báo "Cấm đóng điện! có người đang làm việc" ở tay cầu dao hoặc áp-tô-mát vừa cắt. 4. Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra việc cắt điện đúng với sơ đồ, khoá cửa tủ cầu dao hoặc cửa trạm (nếu có) và giữ chìa khoá. Điều 32. Kiểm tra xác định hết điện 1. Tại nơi làm việc phải dùng bút thử điện hạ áp để kiểm tra không còn điện ở các dây dẫn pha đã cắt điện để làm việc. 2. Bút thử điện phải được kiểm tra ở nơi có điện trước để chắc chắn bút làm việc tốt. Điều 33. Đặt và tháo tiếp đất lưu động 1. Sau khi kiểm tra xác định không còn điện, phải đặt tiếp đất lưu động ngay tại các pha đã cắt điện để làm việc bằng cách nối chúng với dây trung tính. Vị trí đặt tiếp đất lưu động được thực hiện trước và sau vị trí làm việc một khoảng cột. 2. Dây tiếp đất lưu động phải là dây đồng mềm, nhiều sợi, tiết diện không nhỏ hơn 16mm2; các đầu dây của dây tiếp đất lưu động phải có bộ phận bắt chặt dây tiếp đất vào các dây pha và dây trung tính (hoặc cọc tiếp đất thay thế). 3. Nguyên tắc đặt tiếp đất lưu động: a) Bắt một đầu của dây tiếp đất với dây trung tính (hoặc cọc tiếp đất thay thế) trước; b) Dùng sào bắt chặt các đầu còn lại lên từng dây pha đã cắt điện để công tác; c) Đối với đường cáp điện, việc đặt tiếp đất lưu động được thực hiện như sau: tháo các dây dẫn ở 2 đầu cáp điện sau đó dùng dây tiếp đất lưu động nối ngắn mạch các dây dẫn pha với dây trung tính (hoặc cọc tiếp đất thay thế). 4. Tháo tiếp đất lưu động: Tháo bộ phận bắt dây tiếp địa lưu động vào dây pha trước, tháo bộ phận bắt dây tiếp địa vào dây trung tính (hoặc cọc tiếp đất thay thế) sau cùng. 5. Chỉ có người chỉ huy trực tiếp mới có quyền ra lệnh đặt hoặc tháo tiếp đất lưu động. Mục 3 BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Điều 34. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột, giao chéo với đường dây cao áp Trước khi làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột, giao chéo với đường dây cao áp, đơn vị quản lý đường dây hạ áp phải liên hệ với đơn vị quản lý đường dây cao áp để cùng phối hợp thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết. Điều 35. Làm việc trên đường dây hạ áp giao chéo với đường giao thông Làm việc tại nơi đường dây hạ áp giao chéo với đường giao thông, đơn vị công tác phải cử người cảnh giới cách chỗ làm việc 100m về các phía của đường giao thông. Người cảnh giới cầm cờ đỏ (ban ngày) hoặc đèn đỏ (ban đêm) để báo tín hiệu. Điều 36. Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây hạ áp khác 1. Nếu các đường dây hạ áp đi chung cột sử dụng dây dẫn là cáp điện hoặc dây bọc thì khi tháo lèo, đấu nối nhánh rẽ, đấu nối công tơ vào đường dây dưới cùng không bắt buộc phải cắt điện các đường dây đi phía trên. 2. Các trường hợp còn lại phải cắt điện tất cả các đường dây đi chung cột mới được thực hiện. Điều 37. Làm việc trên cao 1. Người làm việc trên cột ở độ cao từ 3m trở lên phải thực hiện quy định sau: a) Quần áo gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, chân đeo giầy bảo hộ lao động; b) Đeo dây an toàn, đội mũ nhựa cứng; c) Nếu làm việc trên cột ly tâm thì phải đứng trên guốc trèo hoặc thang di dộng. 2. Dây an toàn phải được mắc vào những vật cố định, chắc chắn; phải được thử nghiệm định kỳ 6 tháng một lần bằng cách treo khối lượng hoặc dùng thiết bị thử dây chuyên dùng với khối lượng thử là 225kg đối với dây cũ và 300kg đối với dây mới, thời gian thử là 5 phút nếu dây nào bị biến dạng hoặc khoá móc bị hỏng phải loại bỏ; trước khi sử dụng, người sử dụng phải kiểm tra lại dây nếu tốt mới được sử dụng. 3. Thang di động phải chắc chắn, không bị mọt, mục; đầu thang phải được tì vào vật chắc chắn không bị trơn trượt, đổ, gẫy; nếu chân thang đặt trên nền trơn phải có biện pháp chống trơn; phải có người giữ chân thang. 4. Guốc trèo phải phù hợp với cột; thân guốc không được rạn, nứt; đệm cao su chống trượt không được mòn quá mức cho phép; khi sử dụng phải kèm dây an toàn và dịch chuyển guốc tịnh tiến theo thân cột, nếu gặp chướng ngại vật phải cho dây an toàn vượt qua trước sau đó mới được bước guốc qua chướng ngại vật. Guốc trèo phải được thử nghiệm 6 tháng một lần bằng cách treo trọng lượng 120kg; nếu dây đeo, đệm cao su và thân guốc không có biến dạng mới được sử dụng. 5. Làm việc trên mái nhà dốc hoặc khi phải leo ra cành cây để phát quang tuyến thì phải dùng dây chão bảo hiểm, một đầu dây buộc vào chỗ chắc chắn, một đầu buộc ngang bụng. 6. Khi trời mưa, giông không được tiến hành bất kỳ công việc gì trên đường dây và trên thiết bị điện ngoài trời. Điều 38. Làm việc ở nhánh rẽ Nếu chỉ làm việc ở nhánh rẽ, đơn vị công tác có thể cắt điện để tháo lèo vào nhánh rẽ. Lèo tháo ra phải được quấn gọn lại và buộc vào điểm chắc chắn, cách các bộ phận khác của đường dây ít nhất 0,3m. Sau khi làm xong phải cắt điện, đấu lại lèo như cũ. Chương IV AN TOÀN TRONG LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Mục 1 LẮP ĐẶT VÀ GHI CHỈ SỐ CÔNG TƠ Điều 39. Lắp đặt công tơ 1. Công tơ điện phải được lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng điện. 2. Vị trí đặt công tơ phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra và bên bán điện ghi chỉ số công tơ. 3. Công tơ treo trên tường ngoài nhà hoặc treo trên cột phải được đặt trong hộp. Hộp công tơ phải đảm bảo độ bền cơ học, tránh nước mưa dột hoặc hắt vào công tơ. 4. Mỗi cột không treo quá 4 hộp công tơ, mỗi hộp không lắp đặt quá 6 công tơ. Chiều ngang của hộp công tơ treo trên cột không được quá 0,80m; không hạn chế chiều ngang đối với hộp công tơ treo trên tường. 5. Hộp công tơ bằng kim loại phải được nối đất. Trị số điện trở nối đất không lớn hơn 50W. Điều 40. Tháo và kiểm tra công tơ 1. Chỉ được tháo công tơ sau khi đã cắt điện. Những đầu dây của dây vào, dây sau công tơ phải được bọc kín bằng băng cách điện. 2. Khi kiểm tra công tơ và các mạch đo lường, cho phép không cắt điện. Người thực hiện công việc này phải được huấn luyện về chuyên môn và khi làm việc phải có ít nhất 2 người. Điều 41. Ghi chỉ số công tơ 1. Nhân viên ghi chỉ số công tơ không được tự ý tháo lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh công tơ cũng như các bộ phận khác của hệ thống đo đếm. Nếu có nghi ngờ công tơ hư hỏng, sai sót phải báo cho người có trách nhiệm biết để kiểm tra, xử lý. 2. Khi trèo cao để ghi chỉ số công tơ phải có thang hoặc có vật kê chắc chắn và tránh va chạm vào vật mang điện ở xung quanh. Mục 2 LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Điều 42. Lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ 1. Không được lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên dây trung tính của đường dây ba pha. 2. Trên mạch điện một pha một trung tính, các thiết bị bảo vệ, đóng cắt phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ, đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. 3. Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ ở đầu dây sau công tơ. 4. Các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải chọn phù hợp với công suất sử dụng. Khi có sự cố hoặc quá tải thì thiết bị bảo vệ phải tác động. Dây chảy được chọn theo quy định ở Phụ lục 6, chỉnh định thời gian tác động của áp-tô-mát theo dòng điện quy định ở Phụ lục 7. 5. Các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải có nắp đậy che kín phần mang điện. 6. Khuyến khích các hộ sử dụng điện lắp đặt thiết bị bảo vệ chống rò điện. Điều 43. Lắp đặt điện ngoài nhà 1. Dây dẫn điện đi xuyên tường vào nhà phải đặt trong ống nhựa hoặc ống sứ. Ống nhựa, ống sứ phải đặt sao cho nước không đọng lại trong ruột ống. 2. Tại đầu hồi nhà có thể dùng giá đỡ bắt vào tường để đỡ dây dẫn vào nhà. Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ dây dẫn đến mặt đất không nhỏ hơn 3,5m. Điều 44. Lắp đặt điện trong nhà 1. Dây dẫn điện trong nhà phải dùng dây bọc cách điện được lắp đặt trên sứ kẹp, puli sứ, luồn trong ống nhựa bảo vệ hoặc đi ngầm trong tường xây. Nếu dùng sứ kẹp hoặc puli sứ thì khoảng cách giữa hai sứ không quá 2,0m; khoảng cách giữa dây dẫn với tường, trần, cột, kèo không nhỏ hơn 0,01m. 2. Tiết diện dây dẫn điện phải chọn phù hợp với công suất sử dụng. Cách chọn dây dẫn theo công suất sử dụng quy định ở Phụ lục 5. 3. Cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đặt ở nơi khô ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước, các thiết bị trên còn phải đặt cách mặt đất ít nhất 1,4m. 4. Nối dây dẫn điện phải nối so le và bọc kín mối nối bằng băng cách điện. 5. Dây dẫn điện ngầm trong tường phải dùng dây bọc 2 lớp cách điện và không được nối. Điều 45. Sửa chữa điện trong nhà 1. Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi đã cắt điện, chân tay khô ráo và chân đi giầy hoặc dép khô. 2. Khi dây dẫn điện trong nhà bị sờn, đứt, tróc cách điện phải cắt điện và sửa chữa ngay. 3. Các thiết bị, đồ dùng điện trong nhà nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng. Mục 3 LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỘC LẬP Điều 46. Lắp đặt máy phát điện độc lập 1. Máy phát điện độc lập phải được đặt chắc chắn để máy không bị nghiêng, đổ trong khi vận hành. 2. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng máy phát điện độc lập phải có biện pháp để người khác và gia súc không ngẫu nhiên đi đến được chỗ đặt máy. Điều 47. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường dây sau máy phát điện độc lập 1. Dây dẫn phải dùng dây bọc cách điện, tiết diện tối thiểu là 4mm2. Tất cả các chỗ nối dây đều phải bọc cách điện. 2. Cột đỡ dây điện có thể dùng cột gỗ hoặc cột tre già, khoảng cách giữa các cột không quá 20m. Cột không được chắp nối. Độ sâu chôn cột không được nhỏ hơn 12% chiều cao cột. Không dùng những cột bị mục, ải, sâu mọt. 3. Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn điện đến mặt đất tại chỗ võng nhất không nhỏ hơn 2,5m; đến mặt đường có ô-tô qua lại không nhỏ hơn 6m. 4. Đường kính cột đỡ dây điện vượt đường ôtô không nhỏ hơn 0,1m. Cột phải cách mép đường ô-tô tối thiểu là 1m. Dây điện vượt đường ô-tô không được có mối nối. Chương V QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP NÔNG THÔN Mục 1 TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ Điều 48. Trách nhiệm của đơn vị quản lý điện nông thôn 1. Kiểm tra định kỳ lưới điện phải được thực hiện ba tháng một lần. Nội dung kiểm tra gồm: a) Kiểm tra dây dẫn và các phụ kiện mắc dây; b) Kiểm tra cột; c) Kiểm tra móng cột; d) Kiểm tra xà hoặc giá dọc; đ) Kiểm tra toàn thể dây néo (nếu có); e) Kiểm tra hệ thống tiếp địa; g) Các hiện tượng bất thường khác ảnh hưởng đến vận hành an toàn lưới điện. 2. Kiểm tra đột xuất được thực hiện sau mỗi đợt thiên tai hoặc có các hiện tượng bất thường khác. 3. Khắc phục kịp thời những khiếm khuyết sau kiểm tra. Kết quả kiểm tra và biện pháp khắc phục được ghi vào sổ theo dõi và phải được lưu giữ trong hồ sơ công trình điện theo quy định. 4. Đo trị số điện trở nối đất ít nhất ba năm một lần. Điều 49. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người sử dụng máy phát điện độc lập 1. Kiểm tra định kỳ máy phát điện độc lập, đường dây dẫn điện từ máy phát điện độc lập đến đến nơi sử dụng điện một tháng một lần. 2. Kiểm tra bất thường máy phát điện độc lập, đường dây dẫn điện từ máy phát điện độc lập đến đến nơi sử dụng điện sau mỗi đợt thiên tai. 3. Khắc phục kịp thời những khiếm khuyết sau kiểm tra. Điều 50. Trách nhiệm của Sở Công nghiệp 1. Hướng dẫn, kiểm tra việc lắp đặt máy phát điện độc lập, xây dựng đường dây dẫn điện hạ áp; sử dụng điện an toàn và cách phòng tránh tai nạn điện. 2. Thống kê và quản lý máy phát điện độc lập để việc lắp đặt, sử dụng máy bảo đảm an toàn, không ảnh hưởng tới môi trường và các công trình khác. 3. Thống kê, báo cáo tai nạn điện nói chung và tai nạn trên lưới điện hạ áp nông thôn nói riêng theo quy định. Mục 2 CÁC HÀNH VI GÂY MẤT AN TOÀN BỊ NGHIÊM CẤM Điều 51. Các hành vi gây mất an toàn bị nghiêm cấm 1. Người không có nhiệm vụ trèo lên bất cứ bộ phận nào của đường dây. 2. Dùng điện để bắt cá, bẫy chuột, bẫy trộm. 3. Phơi quần áo, đồ dùng lên dây điện. 4. Dùng điện bằng cách lấy điện một pha, còn dây nguội đấu xuống giếng, xuống ao, vào đường ống nước. 5. Thả diều, đá bóng ở gần đường dây điện. 6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện. 7. Quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện. 8. Tháo gỡ dây chằng néo, dây tiếp đất của cột. 9. Đào đất gây lún sụt móng cột điện. 10. Lợi dụng cột điện để làm nhà, lều quán bán hàng, buộc trâu bò hoặc gia súc khác. 11. Đến gần chỗ dây điện bị đứt, cột điện bị đổ và tự ý thu dọn khi chưa có ý kiến của người phụ trách điện thông báo đã cắt điện. 12. Trồng và để cành cây, dây leo của gia đình phát triển gây ảnh hưởng đến vận hành an toàn đường dây. 13. Lắp đặt cột ăng ten, dây chằng cột ăng ten gần đường dây. 14. Thợ điện nông thôn uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích khác trước và trong khi làm việc. 15. Các hành vi khác gây mất an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật. Điều 52. Xử lý các hành vi vi phạm Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện nông thôn sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Mục 3 KHAI BÁO VÀ ĐIỀU TRA TAI NẠN Điều 53. Cấp cứu người bị điện giật Khi có người bị điện giật, người phát hiện phải tìm mọi cách để cấp cứu họ. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật theo quy định tại Phụ lục 9. Điều 54. Trách nhiệm khai báo, điều tra tai nạn điện 1. Nếu nạn nhân là thợ điện nông thôn hoặc người được cử đến làm việc trên lưới điện nông thôn và tai nạn xảy ra gắn liền với việc họ thực hiện công việc được giao thì đơn vị quản lý điện nông thôn có trách nhiệm khai báo, điều tra tai nạn theo quy định hiện của pháp luật về khai báo và điều tra tai nạn lao động. 2. Nếu nạn nhân là các đối tượng khác bị tai nạn trên lưới điện hạ áp nông thôn, đơn vị quản lý điện nông thôn phải khai báo với cơ quan công an và chính quyền địa phương cấp xã. 3. Tất cả các vụ tai nạn trên lưới điện hạ áp nông thôn, ngoài việc phải khai báo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, đơn vị quản lý điện nông thôn còn phải báo cáo với Sở Công nghiệp. 4. Đơn vị quản lý điện nông thôn phải mở sổ theo dõi các vụ tai nạn trên lưới điện do đơn vị quản lý. Mẫu sổ theo dõi quy định tại Phụ lục 8. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 55. Trách nhiệm của các đơn vị quản lý điện nông thôn 1. Tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và các văn bản pháp luật liên quan. 2. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc tuyên truyền về an toàn điện. 3. Hướng dẫn khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Điều 56. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng điện ở nông thôn 1. Thực hiện nghiêm túc các nội dung của Quy định này và các văn bản pháp luật liên quan. 2. Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. 3. Sử dụng các trang thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện. Điều 57. Trách nhiệm của Sở Công nghiệp 1. Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng điện an toàn theo các nội dung của Quy định này và các văn bản có liên quan. 2. Huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cho người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và thợ điện nông thôn. 3. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện theo quy định của pháp luật. Điều 58. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy định này. BỘ TRƯỞNG Đã ký Hoàng Trung Hải Phụ lục I MẪU THẺ AN TOÀN ĐIỆN MẶT TRƯỚC MẶT SAU tr> Họ tên:.........................(4)..................…………. Công việc:..................(5)........…………………. Đơn vị công tác................(6)................……….. Thời gian huấn luyện lần đầu: Từ ngày..../.../2000…đến..../..../200.... ... (7) …, ngày.......tháng......năm 200.... GIÁM ĐỐC (8) (Ký tên, đóng dấu) Ngày cấp: .......tháng.......năm...... 1. Kích thước thẻ là 85 x 55 mm, nền mầu xanh nước biển, các chữ sử dụng font Arial cỡ 12 mầu đen; riêng chữ THẺ AN TOÀN ĐIỆN cỡ 22, đậm, màu đỏ. 2. Quy định về viết thẻ: (1) Ghi tên Sở Công nghiệp cấp thẻ (ví dụ: Sở Công nghiệp Hà Nội). (2) Số thứ tự Thẻ an toàn do Sở Công nghiệp cấp và được giữ nguyên sau mỗi lần cấp lại thẻ. Thẻ an toàn của mỗi Đơn vị quản lý điện nông thôn được đánh số thứ tự từ 01 đến hết. (3) Chữ viết tắt của tên Đơn vị quản lý điện nông thôn (do Sở Công nghiệp quy định). (4) Họ tên của người được cấp thẻ (viết chữ in hoa có dấu, ví dụ TRẦN VĂN A) (5) Công việc hiện đang làm của người được cấp thẻ (ví dụ: Quản lý vận hành và sửa chữa điện hạ áp). (6) Tên đơn vị người được cấp thẻ đang làm việc (ví dụ: Tổ quản lý điện xã ….). (7) Ngày cấp (hoặc ngày cấp lại) thẻ. (8) Chữ ký của Giám đốc (hoặc người ký thay) và dấu của Sở Công nghiệp cấp thẻ. Phụ lục II ……..................(1)................………. ……..................(2)................……….. PHIẾU CÔNG TÁC Số:...../...../.....(3) 1. Cấp cho: 1.1. Người chỉ huy trực tiếp: …………..............................(4)......................................... 1.2. Nhân viên đơn vị công tác gồm có: TT Họ và tên TT Họ và tên 2. Thực hiện công việc: 2.1. Nội dung công việc: ………………………………………………… ………….……………………………………………………………… (5) ………….……………………………………………………………… 2.2. Địa điểm làm việc: …………………………………………………. …………..……………………………………………………………… (6) ………….……………………………………………………………… 2.3. Thời gian công tác (theo kế hoạch): Từ ......giờ ......phút ngày...... tháng..... năm ...... đến ......giờ ......phút ngày...... tháng...... năm..... Phiếu được cấp lúc …. giờ …. phút ngày ... tháng ... năm ... Người cấp phiếu (Ký và ghi rõ họ tên) 3. Các biện pháp an toàn đã thực hiện: 3.1. Đã cắt điện: ………………………………(7)…………………………………………………… 3.2. Đã đặt biển biển báo an toàn tại các vị trí: ………………………………(8)…………………………………………………… 3.3. Đã đặt tiếp đất tại các vị trí: ………………………………(9)…………………………………………………. 3.4. Các chỉ dẫn khác: ………………………………(10)………………………………………………… Hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn để làm việc, người chỉ huy trực tiếp cho đơn vị công tác bắt đầu thực hiện công việc lúc ..giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ....... Người chỉ huy trực tiếp (Ký) 4. Thay đổi nhân viên đơn vị công tác: TT Họ, tên Cho phép Từ lúc Chữ ký của Nhân viên được thay đổi Người cho phép thay đổi (11) (12) 5. Kết thúc công tác: Công việc đã thực hiện xong lúc .......giờ ....... ngày....... tháng...... năm......, đơn vị công tác đã rút khỏi hiện trường, các biện pháp an toàn do đơn vị công tác thực hiện đã được dỡ bỏ, hiện trường công tác đã bảo đảm an toàn để đóng điện. Người chỉ huy trực tiếp (Ký) 6. Trả phiếu: Phiếu công tác đã trả lại cho người cấp lúc .......giờ ....... ngày....... tháng...... năm...... Người cấp phiếu Người chỉ huy trực tiếp (Ký và ghi họ tên) (Ký) HƯỚNG DẪN PHIẾU CÔNG TÁC Phiếu này được sử dụng khi đơn vị quản lý điện nông thôn thực hiện các công việc được quy định ở khoản 2 Điều 25 của Quy định này trên lưới điện do chính đơn vị quản lý vận hành. Khi công tác trên lưới điện, để bảo đảm an toàn, đơn vị công tác phải nghiêm chỉnh thực hiện nội dung Chương III của Quy định này. Ngoài ra, đơn vị công tác còn phải thực hiện các quy định sau: 1. Đối với những công việc được thực hiện theo kế hoạch, Phiếu công tác có thể được cấp tại trụ sở đơn vị; 2. Trường hợp khắc phục sự cố, Phiếu công tác phải được cấp tại hiện trường công tác; 3. Mỗi Phiếu công tác chỉ được cấp cho một đơn vị công tác thực hiện công việc tại một đường dây hoặc tủ điện nhất định. Trường hợp một đơn vị công tác thực hiện công việc tại nhiều đường dây hoặc nhiều tủ điện khác nhau thì sau khi trả phiếu công tác ở vị trí này mới được cấp phiếu công tác ở vị trí khác; 4. Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm quản lý phiếu trong quá trình làm việc. 5. Trình tự thực hiện phiếu: a) Người cấp phiếu kiểm tra kỹ các nội dung 1 và 2 và ký vào chỗ Người cấp phiếu ở cuối mục 2 sau đó giao một bản Phiếu công tác cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác; b) Sau khi nhận Phiếu công tác từ Người cấp phiếu, Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại, nếu có thắc mắc gì thì hỏi lại Người cấp phiếu; c) Căn cứ đặc thù công việc, vị trí làm việc, Người chỉ huy trực tiếp đề ra các biện pháp an toàn đầy đủ, phù hợp và phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn cho từng cá nhân cụ thể; d) Đến hiện trường công tác, Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra hiện trường công tác xem có trở ngại gì không, các biện pháp để bảo đảm an toàn khi thực hiện công việc đã thực hiện đúng và đầy đủ chưa, sau đó ghi thời gian bắt đầu công tác, ký vào chỗ Người chỉ huy trực tiếp ở cuối mục 3 rồi ra lệnh cho đơn vị công tác bắt đầu làm việc; đ) Trong quá trình thực hiện phiếu, nếu cần thay đổi nhân viên đơn vị công tác thì người chỉ huy trực tiếp phải ghi rõ họ tên người được thay đổi, nội dung và thời điểm thay đổi Chỉ có người chỉ huy trực tiếp hoặc người cấp phiếu mới có quyền cho phép thay đổi nhân viên đơn vị công tác; e) Kết thúc công việc, Người chỉ huy trực tiếp yêu cầu nhân viên đơn vị công tác thu dọn dụng cụ làm việc và rút khỏi vị trí công tác, phân công người dỡ bỏ các biện pháp an toàn tại hiện trường do đơn vị công tác thực hiện sau đó ký vào chỗ Người chỉ huy trực tiếp cuối mục 5 và bàn giao đường dây cho người trực tiếp quản lý vận hành để đóng điện; g) Sau khi kết thúc công tác, đường dây đã đóng điện an toàn, Người chỉ huy trực tiếp ký vào mục 6 và trả lại phiếu cho người cấp. 6. Trách nhiệm của những người tham gia thực hiện phiếu: a) Người cấp phiếu chịu trách nhiệm: - Trình độ, khả năng của người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác để thực hiện công việc bảo đảm an toàn; - Về nội dung và ghi từ đầu phiếu đến hết mục 2. b) Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm: Người chỉ huy trực tiếp là người trục tiếp chỉ đạo, phân công công việc của một đơn vị công tác. Trong việc thực hiện phiếu, người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm sau: - Số lượng, chất lượng của các dụng cụ làm việc, trang bị an toàn sử dụng khi thực hiện công việc; - Kiểm tra và tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp để bảo đảm toàn khi làm việc; - Phân công công việc cho từng nhân viên đơn vị công tác phù hợp với khả năng, trình độ của họ; - Giám sát đơn vị công tác trong suốt quá trình làm việc; - Ghi các mục 3, 4 và 5 Phiếu công tác. c) Nhân viên đơn vị công tác: - Chỉ được thực hiện công việc khi các biện pháp an toàn đã thực hiện đầy đủ, phù hợp và theo sự phân công hợp lý của người chỉ huy trực tiếp. - Chấp hành các quy định về an toàn liên quan đến công việc được giao. 7. Hướng dẫn viết Phiếu công tác: (1) Là cơ quan chủ quản trực tiếp của (2), ví dụ UBND HUYỆN … (2) Là tên tổ chức thực hiện công tác, ví dụ XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC ... (3) Là số phiếu được ghi theo quy định: Số thứ tự của phiếu phát ra trong tháng/tháng thực hiện công tác/ năm thực hiện công tác, ví dụ 01/8/2006 là phiếu có số thứ tự là 01 phát ra trong tháng 8 năm 2006. (4) Là họ tên của người trực tiếp chỉ đạo thực hiện công việc của một đơn vị công tác. (5) Là công việc đơn vị công tác thực hiện theo phiếu. (6) Là vị trí thực hiện công việc, ví dụ: Cột số … đường dây Y trạm biến áp Z (khi công tác chỉ tại một vị trí cột nhất định) hoặc đoạn từ cột số … đến cột số … đường dây Y trạm biến áp Z (khi công tác trên một đoạn đường dây) hoặc đường dây Y trạm Z (khi công tác trên cả đường dây). (7) Ghi rõ tên những thiết bị đóng, cắt có liên quan đến vị trí công tác đang ở vị trí cắt; tên đường dây đã được cắt điện. (8) Ghi rõ tiếp đất đã được đặt ở vị trí nào. (9) Ghi rõ nội dung và vị trí đã đặt biển báo an toàn. (10) Tuỳ đặc thù vị trí làm việc, nếu còn yếu tố nguy hiểm nào khác có thể gây mất an toàn trong quá trình làm việc thì phải ghi rõ vào đây, ví dụ: Đường dây cao áp phía trên đang vận hành (nếu công tác tại vị trí đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp) hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện giao thông (nếu công tác tại những vị trí đường dây vượt đường giao thông). (11) Ghi rõ việc thay đổi nhân viên đơn vị công tác là cho phép rút khỏi hay bổ sung thêm. (12) Ghi rõ giờ, phút thay đổi nhân viên đơn vị công tác. Phụ lục III MẪU SỔ LỆNH CÔNG TÁC Thời gian Tên người ra lệnh và chữ ký Nội dung lệnh Tên người nhận lệnh và chữ ký Tóm tắt kết quả công việc Phụ lục IV THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ LOẠI DÂY DẪN ĐIỆN 1. Dây nhôm Mã hiệu dây dẫn Đường kính dây (mm) Điện trở (W/km) Số và đường kính sợi (mm) Chiều dài dây (km) Khối lượng (kg/km) Dòng điện cho phép (A) A-16 5,1 1,98 7x1,7 4,5 44 105 A-25 6,4 1,28 7x2,12 4,0 68 135 A-35 7,5 0,92 7x2,5 4,0 95 170 A-50 9 0,64 7x3,0 3,5 136 215 A-70 10,7 0,46 7x3,55 2,5 191 265 A-95 12,4 0,34 7x4,12 2,0 257 320 A-120 14 0,27 19x2,8 1,5 322 357 2. Dây nhôm lõi thép Mã hiệu dây dẫn Đường kính dây (mm) Điện trở (W/km) Số và đường kính sợi (mm) Chiều dài dây (km) Khối lượng (kg/km) Dòng điện cho phép(A) Nhôm Thép AC-10 4,4 3,12 5x1,6 1x1,2 3 38 80 AC-16 5,4 2,06 6x1,8 1x1,8 3 62 105 AC-25 6,6 1,38 6x2,2 1x2,2 3 92 130 AC-35 8,4 0,85 6x2,8 1x2,8 3 150 175 AC-50 9,6 0,65 6x3,2 1x3,2 3 196 210 AC-70 11,4 0,46 6x3,8 1x3,8 2 275 265 AC-95 13,5 0,33 6x4,5 1x4,5 1,5 386 330 AC-120 15,2 0,27 28x2,3 7x2,0 2 492 380 3. Cáp đồng hạ áp (cách điện PVC) Tiết diện (mm2) Đường kính (mm) Trọng lượng (kg/km) Điện trở (W/km) Dòng điện cho phép (A) Lõi Vỏ Trong nhà Ngoài trời Cáp 2 lõi 2x1,5 1,4 10,5 127 12,1 37 26 2x2,5 1,8 11,5 155 7,41 48 36 2x4 2,25 13 211 4,61 63 49 2x6 2,90 14,0 285 3,08 80 63 2x10 3,80 16,0 390 1,83 104 86 2x16 4,80 18,5 535 1,15 136 115 2x25 6,0 22,0 830 0,727 173 149 2x35 7,1 24,5 1105 0,524 208 185 Cáp 3 pha 4 dây 3x35+1x25 7,1/6,0 27,3 1680 0,254/0,727 174 158 3x50+1x35 8,4/7,1 31,1 2225 0,387/0,524 206 192 3x70+1x35 10/7,1 36,2 2985 0,268/0,524 254 246 3x70+1x50 10/8,4 36,2 3120 0,268/0,387 254 246 3x95+1x50 11,1/8,4 40,6 3910 0,193/0,387 301 298 3x120+1x70 12,6/10 45,4 5090 0,153/0,268 343 346 3x150+1x70 14/10 49,5 6055 0,124/0,268 397 395 3x185+1x70 15,6/10 54,4 7400 0,991/0,268 434 450 3x240+1x95 17,9/11,1 61,5 9600 0,754/0,193 501 538 Phụ lục V HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN VÀ CHỌN TIẾT DIỆN DÂY ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH Đối với hệ thống điện 220V, để đơn giản trong tính toán, cho phép lấy giá trị gần đúng sau: - Đối với dây đồng : Mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6A/mm2 = tương đương 1,3 kW/mm2 - Đối với dây nhôm : Mật độ dòng điện cho phép Jn = 4,5 A/mm2 = tương đương 1 kW/mm2 Ví dụ: 1. Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình P = 3 kW. Nếu dùng dây đồng làm trục chính trong gia đình thì mỗi pha phải có tiết diện (s) tối thiểu: s = P / Jđ s = 3 kW/1,3 kW/mm2 = 2,3mm2 Vậy tiết diện tối thiểu dây điện đường trục trong gia đình là 2,3mm2. Trên thị trường có các loại dây cỡ 2,5mm2 và 4mm2. Để dự phòng phát triển phụ tải nên sử dụng cỡ dây 4mm2. 2. Dây nhánh trong gia đình (dây di động) từ ổ cắm điện hoặc công tắc điện đến đèn, quạt, ti vi, tủ lạnh hoặc các thiết bị khác có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loạt 1 dây là dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5mm2. Các dây di động dùng cho bếp điện, lò sưởi… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5mm2 để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ. Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như trên đã hướng dẫn. Phụ lục VI BẢNG CHỌN DÂY CHẢY CỦA CẦU CHÌ HẠ ÁP Dòng điện tác động làm đứt dây chảy (A) Đường kính của dây chảy (mm) Dây đồng Dây chì Dây nhôm 1 0,05 0,21 0,15 2 0,09 0,27 0,17 3 0,11 0,37 0,19 4 0,13 0,45 0,20 5 0,15 0,55 0,22 10 0,25 0,90 0,26 12 0,27 1,00 0,30 15 0,31 1,20 0,33 20 0,38 1,40 0,40 25 0,42 1,75 0,46 28 0,46 1,80 0,50 32 0,50 2,05 0,60 35 0,55 2,21 0,65 40 0,60 2,30 0,80 50 0,70 2,75 0,90 60 0,85 3,20 1,00 70 0,92 3,48 1,10 80 1,00 3,82 1,20 90 1,08 4,12 1,30 100 1,16 4,42 1,40 120 1,31 5,00 1,60 150 1,50 5,80 1,90 200 1,80 8,80 2,30 300 2,30 9,10 2,90 Ghi chú: Bảng trên là số liệu tính toán chính xác. Trong thực tế sẽ phải dùng cỡ dây được nhà chế tạo sản xuất, do đó cho phép nội suy và chọn cỡ dây xấp xỉ với giá trị dòng điện tính toán. Ví dụ: Cần bảo vệ có dòng điện tính toán là 10A. Tra bảng trên, nếu dùng dây chì thì cần dây có đường kính 0,9mm. Nhưng trong thực tế không có nhà sản xuất nào sản xuất dây chì 0,9mm, vậy phải chọn dây chì 1,0mm. Phụ lục VII BẢNG TIÊU CHUẨN CHỈNH ĐỊNH THỜI GIAN TÁC ĐỘNG CỦA ÁPTÔMÁT HẠ ÁP (LOẠI 380V VÀ 220V) Loại áptômát Thời gian tác động của rơ le nhiệt (bảo vệ quá tải) Thời gian tác động của rơ le điện từ (bảo vệ ngắn mạch) 1,1 I ddm 1,3 I dm 6 I đm ³10 I đm ba pha (380V) Không tác động £ 30 phút £ 10 giây £ 0,1 giây một pha (220V) Không tác động £ 30 phút £ 10 giây £ 0,1 giây Ghi chú: I đm = dòng điện định mức Phụ lục VIII MẪU SỐ THỐNG KÊ TAI NẠN Đơn vị:……. SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN Số TT Họ, tên người bị tai nạn Năm sinh Thời gian xảy ra tai nạn Tóm tắt diễn biến tai nạn Mức độ tai nạn (nhẹ, nặng hoặc chết) Nguyên nhân tai nạn Ghi chú: - Đóng thành tập, lưu giữ trong nhiều năm. - Cột nguyên nhân tai nạn cần ghi rõ do nạn nhân vi phạm quy định an toàn điện, do thiếu trang bị bảo hộ lao động, chưa được đào tạo, huấn luyện hoặc do nguyên nhân nào khác. Phụ lục IX HƯỚNG DẪN CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT Khi phát hiện có người bị điện giật, trong bất cứ trường hợp nào người phát hiện (sau đây gọi là người cứu) cũng phải tìm cách tách và cấp cứu người bị nạn (sau đây gọi là nạn nhân) nhanh, hiệu quả và kịp thời. Để bảo đảm an toàn cho người cứu và cấp cứu nạn nhân có hiệu quả cao nhất, người cứu phải biết: I. Cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Trước hết, người cứu phải biết nơi nạn nhân bị điện giật có gần các thiết bị đóng cắt hay không mà áp dụng một trong hai cách sau: 1. Trường hợp cắt được mạch điện Nếu nạn nhân bị giật ở gần các thiết bị đóng, cắt thì người cứu nhanh chóng dùng các thiết bị này để cắt nguồn điện, nếu là mạch điện đi vào đèn chiếu sáng phải có ánh sáng khác thay thế, nếu nạn nhân bị giật ở trên cao thì có phương tiện để hứng đỡ. 2. Trường hợp không cắt được mạch điện Trong trường hợp này, người cứu phải phân biệt được nạn nhân bị điện cao thế hay hạ thế giật. a) Nếu nạn nhân bị điện hạ thế giật, người cứu phải: - Đứng trên bàn, ghế... được làm bằng gỗ khô, đi dép hoặc đeo ủng cao su để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Nếu không có các phương tiện trên thì có thể nắm vào quần áo nạn nhân chỗ còn khô để kéo họ ra khỏi nguồn điện. - Dùng gậy bằng tre, gỗ khô gạt nạn nhân ra khỏi nguồn. - Dùng kìm cách điện, búa hoặc rìu cán gỗ để chặt đứt dây điện (về phía nguồn) b) Nếu nạn nhân bị điện cao thế thế giật, người cứu phải: - Đeo găng, ủng cách điện dùng sào cách điện để gạt nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Dùng một đoạn dây dẫn, một đầu tiếp địa, đầu còn lại quăng lên đường dây gây ngắn mạch để máy cắt đầu đường dây tác động cắt đường dây khỏi vận hành. II. Phương pháp cấp cứu nạn nhân Ngay sau khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người đi cứu tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện của mình và căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để nhanh chóng thực hiện phương pháp phù hợp để cấp cứu họ. Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân bị điện giật - Nhanh chóng; - Áp dụng phương pháp cấp cứu hiệu quả nhất, hợp lý nhất; - Động tác làm phải chính xác; - Phải kiên trì đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi. 1. Nếu nạn nhân chưa mất tri giác Nếu nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập nhẹ, thở yếu thì đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, yên tĩnh để chăm sóc nạn nhân đến khi họ tỉnh lại thì đi mời bác sĩ hoặc đưa đến cơ quan y tế gần nhất để chăm sóc tiếp. 2. Nếu nạn nhân đã mất tri giác Nếu nạn nhân đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát; yên tĩnh; nới rộng quần áo, thắt lưng; moi rớt rãi trong miệng nạn nhân (nếu có) sau đó cho nạn nhân ngửi a-mô-ni-ắc và ma sát toàn thân cho người nạn nhân nóng lên và đi mời bác sỹ đến để chăm sóc. 3. Nạn nhân đã tắt thở Nếu nạn nhân đã tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân sinh co giật thì đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, yên tĩnh; nới lỏng quần áo, thắt lưng; moi rớt rãi trong miệng nạn nhân (nếu có); kéo lưỡi nạn nhân ra nếu lưỡi tụt vào sau đó nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt cấp cứu nạn nhân. 3.1 Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực: a) Chuẩn bị: - Đưa nạn nhân ra nơi bằng phẳng, thoáng mát; - Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới gáy kê một cái gối hoặc ít quần áo để cho đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau; - Nới lỏng quần áo, thắt lưng; - Moi rớt dãi trong miệng nạn nhân (nếu có), kéo lưỡi ra nếu lưỡi tụt vào. b) Tiến hành: Một người làm động tác ép tim, người này đứng hoặc quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái nạn nhân rồi dùng sức của mình ấn nhanh, mạnh hai bàn tay làm lồng ngực nạn nhân lõm xuống 3-4cm. Khoảng 1/3 giây sau thả lỏng tay nhưng vẫn để ở vị trí cũ cho lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường, động tác này thực hiện 60 lần/phút. Một người hà hơi, người này cũng đứng hoặc quỳ bên cạnh nạn nhân, dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch che lên miệng nạn nhân. Người hà hơi một tay giữ miệng, một tay bịt mũi nạn nhân; hít thật mạnh để lấy được nhiều không khí vào lồng ngực mình và ngay sau đó ghé sát miệng mình vào miệng nạn nhân, thổi lượng không khí vừa hít được vào miệng họ, động tác này thực hiện từ 14-15 lần/phút.
1700679100016.39.parquet/194513
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 282, "token_count": 64550, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/quyet-dinh-34-2006-qd-bcn-bo-cong-nghiep-19121-d1.html" }
Mặc dù đã có nhiều trường hợp vì cặp bồ với người có gia đình mà bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội nhưng hiện tượng ngoại tình này vẫn diễn ra rất phổ biến. Vậy dưới góc độ pháp lý, cặp bồ với người đã có gia đình sẽ bị phạt thế nào? Mức phạt khi cặp bồ với người có gia đình Pháp luật Việt Nam vẫn luôn tôn trọng và bảo vệ mối quan hệ một vợ, một chồng. Theo đó, một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điểm khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình là: c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Trong đó, chung sống với người đã có vợ, có chồng được giải thích cụ thể như sau: Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng Cụ thể, khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01 năm 2001 hướng dẫn người đang có vợ/chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ/chồng chung sống với người mình biết rõ đang có chồng/vợ bị coi là chung sống như vợ chồng nếu sinh hoạt chung như một gia đình: - Có con chung. - Được hàng xóm, xã hội coi như vợ, chồng; - Có tài sản chung; - Đã được giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. Theo đó, nếu vi phạm trường hợp sống chung như vợ chồng với người đã có gia đình, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự: Với người cặp bồ với người có gia đình - Xử phạt hành chính: Từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi đã có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người biết rõ đã có gia đình (căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP). - Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 182 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. + Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm: Làm người có gia đình phải ly hôn; đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm. + Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Vợ, chồng hoặc con của người đang có gia đình tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng mà vẫn duy trì. Với người có gia đình cặp bồ Tương tự như người cặp bồ, trong trường hợp này, người có gia đình cặp bồ cũng sẽ bị phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Nếu việc chung sống như vợ, chồng này ở mức độ nặng hơn thì người có gia đình trong trường hợp này còn có thể bị phạt về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức phạt cao nhất là 03 năm tù. Xem thêm: Trường hợp nào ngoại tình không bị xử phạt? Chồng mua nhà, xe cho bồ, vợ lấy lại bằng cách nào? Thực tế có rất nhiều người chồng ngoại tình và dùng tiền là tài sản chung vợ chồng để mua nhà, xe cho bồ. Vậy các bà vợ liệu có cơ hội nào lấy lại được tài sản này không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần xem xét hai trường hợp: - Tài sản chồng tặng cho bồ vẫn đứng tên người chồng và cô bồ chỉ được sử dụng mà không được sở hữu: Trong trường hợp này, nếu nhà, đất này được mua trong thời kỳ hôn nhân thì được xem là tài sản chung vợ, chồng. Do đó, mặc dù chỉ có người chồng đứng tên nhưng vợ vẫn được quyền sở hữu, sử dụng bởi theo khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung sẽ thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng. Đặc biệt, khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định: Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung Do đó, nếu nhà, xe chồng mua cho bồ dùng nhưng vẫn đứng tên người chồng thì đây là tài sản chung vợ chồng và người vợ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này. Thậm chí, khi người vợ yêu cầu ly hôn thì trong đơn ly hôn, vợ có thể yêu cầu Tòa án phân chia nhà đất, xe này. Lưu ý: Tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có xem xét yếu tố lỗi của vợ, chồng. Do đó, nếu người chồng ngoại tình, người vợ sẽ có cơ hội được chia nhiều tài sản hơn. Để được như thế, người vợ cần chuẩn bị các bằng chứng chứng minh người chồng ngoại tình và nộp cùng đơn yêu cầu ly hôn. Xem thêm: Người ngoại tình bất lợi khi chia tài sản ly hôn - Tài sản đã sang tên cô bồ: Trong trường hợp này, theo Điều 123 Bộ luật Dân sự, người vợ có thể khởi kiện đòi tài sản tại Tòa án bởi giao dịch tặng cho giữa chồng với bồ đã vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (trái nguyên tắc sử dụng tài sản chung vợ chồng) nên giao dịch này sẽ bị vô hiệu. Do đó, khi giao dịch vô hiệu, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, người vợ chỉ đòi lại tài sản nếu tài sản đó đứng tên người chồng trước khi tặng cho cô bồ. Khi đó giao dịch với người thứ ba nếu trái với quy định thì sẽ bị vô hiệu. Ngược lại, nếu tài sản được sang tên cô bồ trực tiếp, tức là cô bồ mua bán trực tiếp với người khác bằng tiền do người chồng cho thì việc đòi lại nhiều khả năng sẽ không thể thực hiện được bởi không có căn cứ chứng minh số tiền được dùng để mua bán trong trường hợp này là tài sản chung vợ chồng.
1700679100016.39.parquet/219583
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 143.9, "token_count": 14346, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/ngoai-tinh-phat-the-nao-568-88921-article.html" }
Đây là nội dung được đề xuất tại dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai sau nhiều lần xin ý kiến đóng góp từ các cơ quan có thẩm quyền. Đề xuất mới: Người dân sẽ được nộp hồ sơ cấp Sổ đỏ online Đây là nội dung mới đáng chú ý nhất nêu tại dự thảo sửa đổi Nghị định 43/2014/NĐ-CP so với những dự thảo trước đây. Cụ thể, khoản 5 Điều 1 dự thảo đã bổ sung thêm quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử. Trong đó, môi trường điện tử được nêu tại quy định này là thông qua Cổng dịch vụ công. Việc cấp, đăng ký Sổ đỏ trên Cổng dịch vụ công được đề xuất như sau: - Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Người dân sẽ được thông báo về việc từ chối hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối bằng ba hình thức sau đây trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ: Bằng văn bản. Qua Cổng dịch vụ công. Qua tin nhắn SMS. - Thông báo xác minh, kiểm tra hồ sơ mà không trả kết quả, nêu rõ lý do vì sao và gửi bằng hình thức: Bằng văn bản. Qua Cổng dịch vụ công. Qua tin nhắn SMS. Đặc biệt, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng có thể nộp nghĩa vụ tài chính (nộp thuế đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ…) bằng cách nộp trực tiếp hoặc nộp online thông qua chức năng thanh toán trên Cổng dịch vụ công. Việc trả kết quả cũng được trả bằng một trong hai hình thức: Trực tiếp. Thông qua dịch vụ bưu chính và người dân phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định tại địa điểm theo nhu cầu của người yêu cầu. Như vậy, căn cứ quy định trên, sắp tới đây, nếu dự thảo này được thông qua, người dân có thể hoàn toàn thực hiện thủ tục xin cấp Sổ đỏ bằng hình thức online và nhận hồ sơ qua bưu điện mà không phải trực tiếp đến tận nơi để làm thủ tục như hiện nay. Người dân phải nộp tiền đấu giá bằng 20% tổng giá trị đất? Đây là quy định được đề xuất tại khoản 3 Điều 1 dự thảo. Theo đó, quy định này bổ sung Điều 17a về việc đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Theo đó, quy định cụ thể được đề xuất như sau: 5. Người trúng đấu giá phải nộp tiền đặt cọc bằng 20% giá trị của thửa đất tính theo giá trúng đấu giá ngay tại phiên đấu giá và trước khi lập biên bản đấu giá. Khoản tiền đặt trước quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được khấu trừ vào tiền đặt cọc. Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, khi tham gia đấu giá, người tham gia phải nộp tiền đặt trước và khoản tiền này phải nằm trong khoảng từ 5% - 20% so với giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Và sau khi trúng đấu giá, điểm b khoản 2 Điều 48 Luật Đấu giá tài sản chỉ quy định, người trúng đấu giá phải thực hiện nghĩa vụ: b) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan; Như vậy, theo quy định này, sau khi trúng đấu giá, căn cứ vào hợp đồng mua bán đấu giá tài sản hoặc quy định liên quan khác, người trúng đấu giá phải thanh toán đủ tiền mua tài sản đấu giá trong thời hạn nộp tiền trúng đấu giá đã thoả thuận. Trong khi đó, dự thảo này đã bổ sung quy định yêu cầu nghĩa vụ của người trúng đấu giá đất là phải nộp ngay ít nhất 20% giá trị thửa đất ngay tại phiên đấu giá và trước khi lập biên bản đấu giá. Có thể thấy, quy định này được đề xuất khá hợp lý bởi hiện nay, có một số trường hợp trúng đấu giá và “bùng” không chịu hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đủ tiền đấu giá đất theo quy định trong hợp đồng. Qua đó dẫn đến tổn thất cho bên tổ chức đấu giá cũng như người đấu giá. Trên đây là đề xuất về việc nộp hồ sơ cấp Sổ đỏ online. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
1700679100016.39.parquet/223255
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 174.9, "token_count": 12821, "url": "https://luatvietnam.vn/du-thao/nop-ho-so-cap-so-do-online-628-90566-article.html" }
Theo đó, bãi bỏ việc sử dụng 05 khu phân lũ, làm chậm lũ kể từ khi công trình thủy điện Sơn La chính thức tham gia cắt lũ cho hạ du; các khu phân lũ, làm chậm lũ bị bãi bỏ sử dụng bao gồm: khu chậm lũ Tam Thanh (Phú Thọ); Lập Thạch (Vĩnh Phúc); Lương Phú - Quảng Oai, Ba Vì (Hà Nội) và hệ thống phân lũ sông Đáy. Công trình thủy điện Sơn La, phối hợp với các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà tham gia điều tiết cắt lũ cho hạ du theo hướng dành dung tích phòng lũ của các hồ để điều tiết, cắt giảm lũ cho hạ du: hồ Sơn La và hồ Hòa Bình trên sông Đà là 07 tỷ m3, hồ Tuyên Quang là 01 tỷ m3, hồ Thác Bà là 450 triệu m3. Vận hành điều tiết liên hồ, đảm bảo lưu lượng lũ trên sông Hồng tại trạm Thủy văn Sơn Tây nhỏ hơn hoặc bằng 28.000 m3/s; tại trạm thủy văn Hà Nội nhỏ hơn hoặc bằng 20.000 m3/s và mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội không vượt quá 13,4 m. Trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều hoặc dự báo xuất hiện trận lũ lớn 500 năm xuất hiện một lần, nhưng nhỏ hơn lũ thiết kế công trình hồ Sơn La thì được sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt giảm lũ cho hạ du nhưng phải đảm bảo an toàn công trình.
1700679100016.39.parquet/234250
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 234.2, "token_count": 11887, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/ngung-su-dung-05-khu-phan-lu-thuoc-he-thong-song-hong-186-5507-article.html" }
Chiều qua (29/5), sau khi nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo giải trình về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan; Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai, thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội. Trong bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Qua thảo luận tại tổ, tại hội trường và tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến, đại đa số ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tán thành chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và đều khẳng định đây là chủ trương lớn, đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử, nhằm xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với tầm nhìn đến năm 2030 - 2050 và trong tương lai xa hơn. Đa số ý kiên đại biểu tán thành với phương án mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội do Chính phủ trình. Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến đại biểu băn khoăn về cách làm, phạm vi, quy mô, điều kiện và lộ trình triển khai thực hiện Đề án. Báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến kiến nghị của đại biểu Quôc hội do Thủ tướng trình bày nêu rõ: Về quá trình chuẩn bị phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã khẳng định, Thủ đô Hà Nội: "Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Pháp lệnh Thủ đô cũng đã xác định: "Xây dựng, phát triển Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến, đồng thời cũng khẳng định: "Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước". Thực tế đó cho thấy Thủ đô Hà Nội đã và đang phải giải quyết hàng loạt vấn đề bức xúc và tình trạng quá tải, mất cân đối ngày càng lớn. Và trong quá trình xây dựng quy hoạch Thủ đô đã nhận thấy rõ sự ảnh hưởng lan tỏa của một đô thị lớn cũng như mối liên kết hữu cơ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội giữa Hà Nội với các địa phương xung quanh. Vì vậy, không thể tìm các giải pháp phát triển Thủ đô chỉ trong ranh giới quy hoạch của Hà Nội mà cần nghiên cứu xây dựng quy hoạch Vùng Thủ đô rộng hơn nhằm giải quyết một cách cơ bản và toàn diện các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng. Trong gần 6 năm nghiên cứu Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô với mô hình Hà Nội là đô thị hạt nhân, các chuyên gia quy hoạch trong và ngoài nước đã tổ chức nghiên cứu, trao đổi qua hơn 20 cuộc hội thảo trong nước và quốc tế với sự tham gia của các Bộ, ngành, các địa phương trong Vùng và của nhiều nhà khoa học, các hội nghề nghiệp liên quan, các tổ chức quốc tế như WB, JICA, KOIKA, ADB cùng nhiều tổ chức quốc tế khác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Quá trình nghiên cứu chuẩn bị phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình xây dựng đề án, đã có 5 phương án được các chuyên gia đề xuất mở rộng Thủ đô Hà Nội về các hướng khác nhau nhưng phương án 1 đã được lựa chọn với số điểm cao nhất, vì phương án này có những ưu điểm nổi bật Theo phương án mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi; tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Sau bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai, thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long trình bày dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Cuối phiên họp chiều nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai, đạt tỷ lệ 96,75%; Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội với tỷ lệ tán thành đạt 92,9%. Về thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội từ ngày 1/8/2008.
1700679100016.39.parquet/250412
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 56.5, "token_count": 14827, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/quoc-hoi-thong-qua-nghi-quyet-mo-rong-dia-gioi-thu-do-ha-noi-186-4644-article.html" }
Nghị quyết chủ trương bãi bỏ quy định về thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, Chứng chỉ hành nghề kỹ sư và Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng. Theo quy định hiện hành, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực trong thời hạn 5 năm, khi quy định này bị bãi bỏ thì chứng chỉ hoạt động xây dựng sẽ có hiệu lực vô thời hạn. Hơn nữa, cá nhân khi nộp hồ sơ xin cấp các loại chứng chỉ nêu trên chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ thay vì 02 bộ như quy định hiện nay; thời gian giải quyết TTHC cũng được rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Bên cạnh đó, khi làm thủ tục xin cấp chứng chỉ định giá bất động sản và chứng chỉ môi giới bất động sản, cá nhân sẽ không phải nộp bản sao CMND và hộ chiếu; trường hợp cá nhân đã có Thẻ thẩm định viên về giá theo Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 thì không phải nộp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về định giá bất động sản trong thành phần hồ sơ.
1700679100016.39.parquet/261125
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100016.39.parquet", "ppl": 82.2, "token_count": 12124, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/chung-chi-giam-sat-thi-cong-se-co-hieu-luc-vo-thoi-han-186-5473-article.html" }
Xin hỏi LuatVietnam:: Trước đây để hùn vốn làm ăn, tôi đi thế chấp thửa đất 1000m2 thuê trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê tại Ngân hàng. Mấy năm gần đây kinh tế khó khăn tối đang chuyển đổi mô hình kinh doanh nên chưa có khả năng trả tiền lãi ngân hàng. Nếu tình trạng này kéo dài thì khi ngân hàng khởi kiện, toà án sẽ quyết định thửa đất này theo quy định nào ạ? Xin cảm ơn! Trả lời: Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, tài sản đảm bảo trong hợp đồng vay thế chấp sẽ bị xử lý trong các trường hợp: 1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. 4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Vậy nên không trả nợ đúng hạn là hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Đồng thời, nếu trong hợp đồng vay có thỏa thuận về thế chấp tài sản, tài sản thế chấp sẽ bị đem ra xử lý. Trường hợp bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Căn cứ Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tùy vào mức độ vi phạm, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu. Như vậy trả nợ đúng hạn là nghĩa vụ của bên vay. Đồng thời, trong hợp đồng vay, hai bên có thể thỏa thuận thế chấp tài sản để làm biện pháp bảo đảm. Xử lý tài sản thế chấp khi không trả được nợ Căn cứ Điều 58 Nghị định 163, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 11 năm 2020 việc xử lý tài sản thế chấp sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau: Thực theo thỏa thuận của các bên (bên vay và bên cho vay); nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Cụ thể, các bên có thể thỏa thuận xử lý tài sản theo các phương thức như: Bán tài sản; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ; nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ; phương thức khác do các bên thoả thuận (theo Điều 59 Nghị định 163). Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan. Người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm (người cho vay) hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác. Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm. Xử lý tài sản thế chấp khi không thỏa thuận được về phương thức xử lý Khi vay thế chấp, người vay có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn nếu không tài sản thế chấp sẽ bị đem ra xử lý để trừ nợ. Đồng thời, người vay cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi có khả năng nhưng cố tình không trả nợ. Nếu không trả được nợ, tài sản thế chấp sẽ được ưu tiên xử lý theo thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp quá thời hạn nhưng bên thế chấp không chịu giao tài sản hoặc không thỏa thuận được cách xử lý tài sản, bên cho vay có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự để được xử lý theo quy định của pháp luật.
1700679100146.5.parquet/7929
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100146.5.parquet", "ppl": 96.5, "token_count": 10949, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/xu-ly-tai-san-bao-dam-la-dat-thue-nhu-the-nao-149503-faqs.html" }
Xin hỏi LuatVietnam: Công ty tôi mới nhận 1 người lao động cao tuổi để làm lao công. Trước đó cô đi làm ở các công ty khác nhưng không được kí hợp đồng lao động và không được đóng BHXH. Xin hỏi bên công ty tôi có bắt buộc phải đóng BHXH cho cô không? Nếu chúng tôi thỏa thuận trả luôn BHXH vào tiền lương thì có vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn. Trả lời: Căn cứ Điều 148 Bộ luật lao động 2019 có quy định về người cao tuổi như sau: Điều 148. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Căn cứ Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau: Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Như vậy, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Căn cứ quy định tại Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: Điều 123. Điều khoản chuyển tiếp [...] 8. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11. 9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, người lao động cao tuổi chưa được hưởng lương hưu vẫn là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo khoản 1, Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 một trong các hành vi bị nghiêm cấm là “Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc”. Theo đó, căn cứ Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau: Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội [...] 3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội. Đối chiếu các quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy, việc người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là vi phạm quy định pháp luật hiện hành và có thể bị xử phạt hành chính. Do đó, công ty bạn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đồng thời việc không đóng bảo hiểm xã hội mà trả luôn vào tiền lương là vi phạm quy định của pháp luật.
1700679100146.5.parquet/56479
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100146.5.parquet", "ppl": 98.9, "token_count": 11251, "url": "https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/nguoi-lao-dong-cao-tuoi-chua-huong-luong-huu-co-bat-buoc-dong-bhxh-khong-149394-faqs.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10299-5:2014 KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH - PHẦN 5: CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG RÀ PHÁ BOM MÌN, VẬT NỔ Addressing the post war consequences of bomb and mine - Part 5: Safety procedure in demining operations Lời nói đầu TCVN 10299-5:2014 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn Bộ Tư lệnh Công binh biên soạn, Bộ Quốc phòng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ Tiêu chuẩn TCVN 10299:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, gồm 10 phần: - TCVN 10299-1:2014, Phần 1: Quy định chung; - TCVN 10299-2:2014, Phần 2: Thẩm định và công nhận tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ; - TCVN 10299-3:2014, Phần 3: Giám sát và đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ; - TCVN 10299-4:2014, Phần 4: Điều tra và khảo sát về ô nhiễm bom mìn, vật nổ; - TCVN 10299-5:2014, Phần 5: Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ; - TCVN 10299-6:2014, Phần 6: Công tác rà phá bom mìn, vật nổ; - TCVN 10299-7:2014, Phần 7: Xử lý bom mìn, vật nổ; - TCVN 10299-8:2014, Phần 8: Bảo đảm y tế; - TCVN 10299-9:2014, Phần 9: Điều tra sự cố bom mìn, vật nổ; - TCVN 10299-10:2014, Phần 10: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH - PHẦN 5: CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG RÀ PHÁ BOM MÌN, VẬT NỔ Addressing the post war consequences of bomb and mine - Part 5: Safety procedure in demining operations 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về bảo đảm an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ (RPBM) và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức thực hiện hoạt động RPBM và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1700679100146.5.parquet/103025
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100146.5.parquet", "ppl": 303.3, "token_count": 23402, "url": "https://luatvietnam.vn/an-ninh-quoc-gia/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-10299-5-2014-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-158041-d3.html" }
Trong các cơ quan Nhà nước, chuyên viên là đối tượng có số lượng khá nhiều. Vậy chuyên viên là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các vấn đề xung quanh chuyên viên. Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Chuyên viên là gì? 2. Tiêu chuẩn của chuyên viên mới nhất 2.1 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo 2.2 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 2.3 Tiêu chuẩn chung về phẩm chất 3. Chuyên viên hưởng lương như thế nào? 1. Chuyên viên là gì? Chuyên viên là công chức chuyên ngành hành chính có mã số 01.003 trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư số 2/2021/TT-BNV). Theo đó, đây là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức, xây dựng chính sách, pháp luật theo các ngành, lĩnh vực hoặc địa phương. Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, ngạch chuyên viên hoặc tương đương được phân loại công chức loại C. Chuyên viên có mã số mã số 01.003 trong cơ quan, tổ chức (Ảnh minh hoạ) 2. Tiêu chuẩn của chuyên viên mới nhất Sau khi tìm hiểu chuyên viên là gì, dưới đây là chi tiết các tiêu chuẩn về chức danh chuyên viên. Cụ thể, căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 7 ngạch chuyên viên tại Thông tư 2/2021/TT-BNV như sau: 2.1 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo Về trình độ đào tạo, chuyên viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: - Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành/ngành phù hợp với lĩnh vực công tác trở lên. - Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước với công chức ngạch chuyên viên và tương đương. Tiêu chuẩn này đã được sửa đổi, bổ sung từ quy định trước đó là “có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên”. 2.2 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên là gì? Cụ thể được Bộ Nội vụ nêu tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV: - Với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác cần phải nắm vững. Ngoài ra, cũng phải nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý, hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác của vị trí việc làm của mình. - Có khả năng xây dựng, hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác cùng với khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý cũng như xử lý các thông tin quản lý. - Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc, phối hợp làm việc theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo và thuyết trình vấn đề thuộc nhiệm vụ của mình như các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất. - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số khi vị trí việc làm yêu cầu. Tiêu chuẩn này đã tạo điều kiện rất nhiều cho chuyên viên bởi trước đây, yêu cầu này là: Yêu cầu về tin học: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Yêu cầu về ngoại ngữ: Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tiếng dân tộc thiểu số nếu công tác ở vùng dân tộc thiểu số khi vị trí việc làm yêu cầu. 2.3 Tiêu chuẩn chung về phẩm chất Tiêu chuẩn chung về phẩm chất được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 06/2022/TT-BNV, như sau: - Bản lĩnh chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vững vàng, kiên định; về đường lối, chủ trương của Đảng thì phải nắm vững và am hiểu sâu; trung thành với Tổ quốc, Hiến pháp; bảo vệ Tổ quốc, nhân dân. - Các nghĩa vụ của công chức phải được thực hiện đầy đủ; nhiệm vụ của cấp trên phải nghiêm túc chấp hành; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính và gương mẫu thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan. - Khi thực hiện trong công việc thì phải tận tuỵ, khi thi hành công vụ thì phải có trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm, gương mẫu; khi giao tiếp, phục vụ nhân dân thì phải lịch sự, văn hoá, chuẩn mực. - Sinh hoạt và lối sống phải lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. - Thường xuyên có ý thức rèn luyện nâng cao phẩm chất, không ngừng học tập, rèn luyện trình độ, năng lực. Cập nhật tiêu chuẩn mới nhất của chuyên viên là gì? (Ảnh minh hoạ) 3. Chuyên viên hưởng lương như thế nào? Khi đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên, ngạch công chức chuyên viên được xếp lương theo công thức: Lương chuyên viên = Hệ số x mức lương cơ sở. Trong đó: Hệ số theo Thông tư 02 năm 2021 nêu trên được quy định như hệ số lương của công chức A1, từ 2,34 - 4,98.
1700679100146.5.parquet/251411
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100146.5.parquet", "ppl": 132.3, "token_count": 13828, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/chuyen-vien-la-gi-566-95383-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 146/2004/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phan Văn Khải Ngày ban hành: 13/08/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ, Xây dựng, Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN * Phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam - Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực này tập trung vào 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An với mực tiêu: tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 36% hiện nay lên khoảng 40-41% vào năm 2010 và 43-44% vào năm 2020, Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 1.493 đô la Mỹ năm 2005 lên 3.620 đô la Mỹ năm 2010 và 22.310 đô la Mỹ năm 2020, Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ phấn đấu đạt bình quân 20-25%/năm trong tiến trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 50%... Xây dựng khu đô thị tổng hợp ở Tây-Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh thuộc 3 tỉnh Long An, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Bình Dương, các trung tâm y tế chất lượng cao, trung tâm đào tạo nghề trình độ cao tại Bà Rịa- Vũng Tàu, khu sinh dưỡng công nghiệp và xây dựng tổng kho trung chuyển tại Đồng Nai... Xem chi tiết Quyết định 146/2004/QĐ-TTg tại đây tải Quyết định 146/2004/QĐ-TTg Quyết định 146/2004/QĐ-TTg DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 146/2004/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7349/BKH-CLPT ngày 01 tháng 12 năm 2003, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đối với 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, để phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xây dựng vùng KTTĐ phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước, giữ vững vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Điều 2. Mục tiêu phát triển chủ yếu 1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 1,2 lần, giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 1,1 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 36% hiện nay lên khoảng 40 - 41% vào năm 2010 và 43 - 44% vào năm 2020. 2. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 1.493 đô la Mỹ năm 2005 lên 3.620 đô la Mỹ năm 2010 và 22.310 đô la Mỹ năm 2020. 3. Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 33,9% năm 2005 lên 38,7% năm 2010 và 40,5% năm 2020. 4. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ phấn đấu đạt bình quân 20 - 25%/năm trong tiến trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 50%. 5. Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và trong khu vực Đông Nam á đủ đáp ứng cho nhu cầu của cả khu vực phía Nam và khách quốc tế. 6. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% vào năm 2010, dưới 1% năm 2020, tỷ lệ lao động không có việc làm khoảng 4% đến năm 2020. 7. Ổn định số dân trong vùng đến năm 2020 khoảng 15 - 16 triệu người. Bảo đảm kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; bảo đảm bền vững môi trường cả ở đô thị và nông thôn trong vùng. Điều 3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt 1. Nhiệm vụ mới có tính đột phá. Xây dựng khu đô thị tổng hợp ở Tây - Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh thuộc 3 tỉnh Long An, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Bình Dương, các trung tâm y tế chất lượng cao, trung tâm đào tạo nghề trình độ cao tại Bà Rịa - Vũng Tàu, khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ cho toàn Nam Bộ) và xây dựng tổng kho trung chuyển tại Đồng Nai. Xây dựng các tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Trung Lương và Tây Ninh; đồng thời, chuẩn bị triển khai xây dựng sân bay Long Thành. 2. Về điều chỉnh quy hoạch. a) Chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có chất lượng hàng hoá cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. - Các ngành dịch vụ cần phát triển với tốc độ nhanh và chất lượng cao, nhằm bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển toàn diện và bền vững cho toàn vùng. Tập trung phát triển toàn diện các ngành dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải quốc tế; phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; phát huy có hiệu quả các tổ chức tài chính, các cơ quan đào tạo, dịch vụ y tế và nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm dịch vụ chất lượng cao về các mặt viễn thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch của cả nước và có tầm cỡ quốc tế. Thương mại cần vươn lên ngang tầm quốc tế và trở thành động lực cho sự phát triển của cả Nam Bộ. Phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển, đẩy mạnh dịch vụ vận tải biển trong nước và quốc tế, hướng tới đảm nhận hàng xuất nhập khẩu từ 30 - 40% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong vùng. Phát triển đội tàu vận tải biển theo xu hướng tàu chuyên dụng có trọng tải lớn. Đẩy mạnh các loại dịch vụ hàng hải quốc tế tại các cảng khu vực Sài Gòn, cảng khu vực Thị Vải, Vũng Tàu. Đa dạng hoá các dịch vụ bưu chính viễn thông, mở rộng hoạt động bưu chính viễn thông của các thành phần kinh tế trong vùng, đặc biệt là các dịch vụ bưu chính viễn thông quốc tế. Mở rộng hệ thống bưu chính viễn thông ở khu vực nông thôn và hải đảo, đảm bảo một điểm bưu chính tại các thành phố lớn phục vụ từ 20.000 người đến 28.000 người, ở thành phố nhỏ từ 14.000 - 18.000 người/điểm bưu cục, ở khu vực nông thôn từ 4.000 - 5.000 người/điểm bưu cục. Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khu bảo tồn thiên nhiên. Chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm. Gắn du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với các vùng khác trong nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các loại hình du lịch, đẩy mạnh phát triển các trung tâm thông tin và tư vấn phát triển du lịch, gắn liền với xây dựng hệ thống an ninh và an toàn du lịch để đến năm 2005 đón khách du lịch đến vùng Đông Nam Bộ khoảng 10 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế là 2 triệu lượt người và đón khoảng 13 - 14 triệu lượt người vào năm 2010, trong đó khách quốc tế là 3,2 - 3,5 triệu lượt người. - Tăng tốc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp bổ trợ. Ưu tiên phát triển những ngành mũi nhọn có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi sinh) công nghiệp sạch và công nghiệp cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển chung và hội nhập quốc tế, làm hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và các vùng lân cận. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ tăng tỷ lệ nội địa hoá gắn với các ngành sản xuất linh kiện, phụ liệu, sửa chữa, bảo dưỡng... Phát huy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hướng đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như: khai thác dầu khí; điện tử và công nghiệp sản xuất phần mềm; cơ khí chế tạo; sản xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm; phát triển ngành công nghiệp dệt may, giầy da, nhựa; công nghiệp vật liệu xây dựng. Tăng tỷ trọng công nghiệp chế tác. Điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh chưa phát triển như Long An, Bình Phước, Tây Ninh (có mật độ sản xuất công nghiệp chưa tập trung cao), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Để thúc đẩy phát triển nhanh với quy mô lớn, cần tập trung ưu tiên phát triển lĩnh vực điện tử, tin học để làm tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển. Hướng ưu tiên phát triển là đi thẳng vào công nghệ hiện đại và tận dụng lợi thế người đi sau. Phát huy lợi thế về tiềm năng lao động của vùng để đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm khai thác nguồn vốn và công nghệ mới. Phấn đấu đến năm 2010, công nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, hướng xuất khẩu, từng bước phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm. Đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam á. Xúc tiến đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao và sản xuất phần mềm ở thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất phần mềm lên khoảng 1.800 tỷ đồng vào năm 2005 (tương đương khoảng 150 đến 160 triệu USD). - Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá phục vụ nhu cầu công nghiệp, tiêu dùng ở đô thị và xuất khẩu. Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến tại các địa phương và trong các khu công nghiệp để không ngừng tăng giá trị gia tăng nội địa trong hàng nông sản xuất khẩu. Hình thành các vùng nông sản hàng hoá xuất khẩu (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), bao gồm: Vùng chuyên canh cây cao su tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai (các huyện Thống Nhất, Long Thành, Xuân Lộc, Long Khánh), Bà Rịa - Vũng Tàu (các huyện: Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức), Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh). Vùng chuyên canh cây cà phê ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng chuyên canh hồ tiêu tập trung ở huyện: Xuân Lộc, Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Vùng chuyên canh cây điều ở các huyện : Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai); Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) và các huyện thuộc tỉnh Bình Phước. Vùng chuyên canh rau xanh tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, các huyện: Tân Thành, Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu), thành phố Biên Hoà (Đồng Nai). Các vùng cây ăn trái ở Lái Thiêu (Bình Dương), bưởi Tân Triều, thành phố Biên Hoà, chuối, sầu riêng huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), nhãn, mãng cầu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tăng tỷ lệ che phủ, tạo "lá phổi xanh" cho đô thị và các khu công nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch, sử dụng hợp lý đất đai, gia tăng cây lâu năm trên đất rừng. Bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh và ven biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, rừng nguyên liệu giấy, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước, gắn với các chương trình trồng rừng để hình thành các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Tập trung đầu tư vào các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng thay đổi vỏ tàu 100 - 200 CV bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. Xây dựng hệ thống cảng, nạo vét luồng lạch và các cơ sở dịch vụ nghề cá ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở các công trình thuỷ lợi. Đẩy mạnh chế biến thuỷ sản, nâng cấp và hiện đại hoá các cơ sở chế biến xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. b) Đảm bảo phát triển cân đối, đi trước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. - Về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế. Tiếp tục hoàn thành nâng cấp quốc lộ 50, 20, 22b, tuyến N2... nối vùng KTTĐ phía Nam với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên và có phương án tạo tuyến liên kết mới. Sớm đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, đây là trục giao thông quan trọng đảm bảo giao lưu giữa Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tư xây dựng trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, tuyến này còn là tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi sân bay quốc tế Long Thành. Đến năm 2005 xây dựng đoạn Long Thành - thành phố Hồ Chí Minh quy mô 4 làn xe. Giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng tiếp đoạn Long Thành - Vũng Tàu. Nâng cấp quốc lộ 13, dự kiến đến năm 2005 hoàn thành nâng cấp đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Thủ Dầu Một dài 30 Km, quy mô 4 làn xe. Tiếp tục cải tạo, tiến tới hiện đại mạng lưới giao thông tại các đô thị trong vùng. Xây dựng phương án hoàn thiện mạng lưới giao thông cho thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc biệt chú trọng quy hoạch, đầu tư phát triển vận tải công cộng hành khách, nghiên cứu xây dựng hệ thống cầu qua sông, xe điện chạy trên cao, hay chạy ngầm trong lòng đất. Quy hoạch phát triển giao thông gắn với quy hoạch xây dựng các khu đô thị văn minh (không để xây dựng tràn lan ven đường). Hoàn thành việc hiện đại hóa ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu phát triển sân bay quốc tế thứ 2 tại Long Thành để đón đầu khi sân bay Tân Sơn Nhất quá tải. Nghiên cứu cải tạo sân bay Cỏ ống, Côn Đảo phục vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội trên đảo. Việc tiến hành triển khai xây dựng dựa trên hiệu quả tổng hợp phát triển Côn Đảo. Thời gian trước mắt cần sử dụng có hiệu quả các cảng của vùng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cảng Sài Gòn và một loạt các cảng, bến cảng của các Bộ, ngành, địa phương, liên doanh v.v... nằm dọc sông Sài Gòn, Nhà Bè; đồng thời triển khai xây dựng với mức độ thích hợp các cảng ở khu vực Cát Lái và Hiệp Phước. Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2002 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 nhanh chóng hoàn thành phương án, kế hoạch di dời hệ thống cảng trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành một cách hợp lý, chặt chẽ, có tiến độ phù hợp để quá trình di dời không gây ách tắc, lãng phí và hạn chế được ảnh hưởng xấu đối với sản xuất kinh doanh và quốc phòng, an ninh. Từng bước đầu tư xây dựng mới cụm cảng Cái Mép, Thị Vải để đảm bảo nhu cầu vận tải của cả khu vực phía Nam và là cửa ngõ ra biển của đường xuyên á. Xây dựng tổng kho trung chuyển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển cho cả vùng. Nghiên cứu xây dựng tổng kho trung chuyển ở nơi có thể tập kết hàng hoá từ các cảng biển và chuyển đi các nơi cho thuận tiện, nhanh chóng. Hoàn thiện, cải tạo và nâng cấp các tuyến nối với đồng bằng sông Cửu Long, trong đó quan trọng là 2 tuyến : tuyến Sài Gòn thành phố Cà Mau; Sài Gòn - Kiên Lương thực hiện bằng vốn ODA. Trong giai đoạn 2004 - 2005 cần cải tạo đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2006 - 2010 nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, xây dựng hệ thống đường sắt kết nối hệ thống cảng biển với các khu công nghiệp trên hành lang đường 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo quy hoạch. Nâng cấp các công trình cấp thoát nước, từng bước phát triển hệ thống cấp nước theo quy hoạch vùng, khu vực theo hướng hiện đại, ngang tầm về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị văn minh, tiên tiến trong khu vực và thế giới. Cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp phải xây dựng đồng thời các công trình xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch, xây dựng hệ thống xử lý rác thải đô thị, chất thải của các khu công nghiệp bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp cho đô thị. Giai đoạn 2006 - 2010 triển khai đầu tư mới 40 Km đường dây 500 KV và một trạm biến áp 500 KV với công suất 450 MVA, 181 Km đường dây 110 KV và 105 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 4.100 MVA. - Về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội. Xây dựng các trung tâm hoạt động văn hoá để khôi phục các hoạt động văn hoá truyền thống và đưa các hoạt động này vào nề nếp. Đầu tư nâng cấp tháp truyền hình hiện có trong khu vực để nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng truyền hình. Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu đa dạng không chỉ của người dân mà cả những người nước ngoài đang làm việc trong các liên doanh và khách du lịch. Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao, đảm bảo trang, thiết bị chữa bệnh tiên tiến và hiện đại, tránh tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức sắp xếp lại và củng cố, tăng cường mạng lưới y tế xã, phường và cộng đồng, bảo đảm 100% thôn, xã có nhân viên y tế; 100% trạm y tế cơ sở, y tế xã có bác sĩ. c) Phát triển đô thị và các khu công nghiệp. - Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn gắn với các khu công nghiệp và từ đó hình thành các chùm đô thị có quy mô lớn. Hình thành các đô thị mới có quy mô dân số khoảng 70 đến 100 vạn dân ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Dĩ An - Tân Uyên (Bình Dương), Tam Phước, Nhơn Trạch (Đồng Nai). Xây dựng khu đô thị mới khoảng 6.000 ha tại vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh (huyện Đức Hoà, Trảng Bàng, Củ Chi). Đối với các đô thị lớn khác, thực hiện đồng thời cải tạo, chỉnh trang và hiện đại hoá khu vực nội thành và đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng. Quy hoạch, cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng và các khu dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung; các thị trấn, thị tứ cũng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, nghiên cứu đề án xây dựng khu "sinh dưỡng" công nghiệp đặt ở ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh, gần các trung tâm nghiên cứu khoa học, gần các khu công nghệ cao, thuận tiện giao thông làm nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp ở phía Nam. Đưa vào hoạt động khu công nghệ cao. Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp giấy phép. Rà soát lại quy hoạch khu công nghiệp của toàn vùng để đảm bảo sự phát triển bền vững, cân đối; trong đó, xây dựng các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh theo hướng khu công nghiệp công nghệ cao, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm công nghiệp. Chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp như nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo nghề, khu thương mại, khu vui chơi giải trí... Có quy hoạch và kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng các điểm dân cư gắn với khu công nghiệp để đảm bảo điều kiện sống cho những người từ nơi khác tới làm việc. d) Đổi mới cơ chế thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, có chính sách huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, các ngành sản xuất công nghệ cao, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách sử dụng cán bộ, cơ chế phân cấp trung ương và địa phương phù hợp và linh hoạt.... nhằm làm cho sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa phương với nhau và giữa ngành với địa phương được chặt chẽ và hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư có sức cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, hình thành các công trình cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương (tỉnh, thành phố) được quản lý theo những quy chuẩn thống nhất; khai thác các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực, đồng thời tạo điều kiện thu hút vốn và công nghệ bên ngoài để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn vốn đầu tư trên sẽ được ưu tiên trước hết cho phát triển các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Điều 4. Đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển của vùng, khu vực phía Nam và cả nước. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực sản xuất, các ngành mũi nhọn (công nghiệp điện tử, sản xuất phần mềm, tin học và tự động hoá...). Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú ý đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực giữa khu vực trung tâm với khu vực ngoại vi, giữa vùng KTTĐ phía Nam với các khu vực ngoài vùng để lôi kéo lực lượng lao động ngoài khu vực vào tham gia các hoạt đông kinh tế trong vùng. Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng và dạy nghề) theo hướng chú trọng đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật phục vụ sự phát triển hiện đại, công nghệ cao. Đầu tư nâng cao chất lượng và mở rộng hình thức đào tạo của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, có tính đến nhu cầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và trung tâm dạy nghề tại Đồng Nai, có phương án liên doanh với nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế cho cả vùng, phân bố gần khu công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh. Điều 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp. Ban Điều phối phát triển các vùng KTTĐ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiến hành rà soát lại quy hoạch phát triển trên toàn địa bàn một cách thiết thực và có hiệu lực cao. Trước hết tập trung sức rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng KTTĐ, đặc biệt là rà soát quy hoạch phát triển đô thị, các hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển... Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nhằm điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển mới. Sau khi tiến hành rà soát các quy hoạch tổng thể, các ngành, các địa phương cần triển khai sớm các quy hoạch chi tiết, bảo đảm thông báo kịp thời các quy hoạch tới cơ sở và người dân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiện các chương trình và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch từng tỉnh, thành phố với quy hoạch vùng và cả nước. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010. Điều 7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
1700679100164.15.parquet/3525
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 72.3, "token_count": 31385, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/quyet-dinh-146-2004-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-16432-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 310/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Công Tạn Ngày ban hành: 17/04/2000 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 310/QĐ-TTg Quyết định 310/QĐ-TTg DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 310/QĐ-TTG NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2000 PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG MƯỜNG CHÀ, LAI CHÂU THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 277/2000/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với các khu quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược biên giới, ven biển; Xét đề nghị của các Bộ: Quốc phòng (tờ trình số 2997/QP ngày 15 tháng 10 năm 1999); Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 1171 BKH/VPTĐ ngày 02 tháng 3 năm 2000),
1700679100164.15.parquet/15396
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 346, "token_count": 16988, "url": "https://luatvietnam.vn/dau-tu/quyet-dinh-310-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-10407-d1.html" }
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã có Công văn số 3362/BTNMT-TCQLĐĐ về việc cấp Sổ đỏ mang tên cả vợ và chồng. Cụ thể, Bộ này đề nghị các địa phương khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp mới hoặc cấp đổi Sổ đỏ là tài sản chung của vợ và chồng mà trên sổ đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng sang Sổ đỏ mới có ghi cả họ, tên vợ và chồng khi có nhu cầu theo quy định pháp luật về đất đai. Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng (Ảnh minh họa) Đồng thời, Bộ TNMT yêu cầu lãnh đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, về quyền của người phụ nữ đối với tài sản chung của vợ và chồng, trong đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Việc này giúp người dân hiểu được tầm quan trọng và nâng cao tính tự tin, thúc đẩy sự sáng tạo để nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ, tạo sự bình đẳng trong xã hội. Công văn cũng nêu rõ, mục đích các công tác trên nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, tránh các khiếu nại, khiếu kiện khi giải quyết các tranh chấp về đất đai, từng bước tạo điều kiện để người phụ nữ được chủ động tham gia các hoạt động về kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
1700679100164.15.parquet/35947
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 101.7, "token_count": 10172, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/so-do-ghi-ten-ca-vo-va-chong-186-31406-article.html" }
Hành vi đăng tải hình ảnh mặc trang phục công an lên mạng xã hội là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự. Mặc trang phục công an trái phép bị phạt hành chính đến 1,5 triệu đồng Gần đây, trên các trang mạng xã hội như facebook, tiktok thi thoảng lại xuất hiện những hình ảnh, clip của người bình thường mặc trang phục công an. Những hình ảnh này được đăng tải chủ yếu nhằm mục đích câu like, câu view của người xem. Tuy nhiên, đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người chiến sĩ công an nhân dân nếu có bất kỳ hành động nào không đúng mực. Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu dành riêng cho lực lượng công an nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.500.000 đồng. Như vậy, nếu mặc trang phục công an đăng lên mạng chỉ để câu like sống ảo, người thực hiện có thể sẽ bị phạt hành chính đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, tại Điều 19 cũng quy định các mức phạt khác với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân như: - Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu. - Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu. Theo đó, nếu vi phạm các quy định trên, người thực hiện sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trường hợp người thực hiện là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.
1700679100164.15.parquet/84946
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 76, "token_count": 13123, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/mac-do-cong-an-len-mang-cau-like-bi-phat-the-nao-230-30402-article.html" }
Việc nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh trong năm 2021 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông báo 4875/TB-LĐTBXH. Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2021 của người lao động​ (Ảnh minh họa) Theo đó, với người lao động không làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội mà làm việc tại các doanh nghiệp được nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh 2021 do người sử dụng lao động quyết định theo một trong hai phương án như sau: - Thời gian nghỉ Tết Âm lịch là 01 ngày cuối năm Canh Tý và 04 ngày đầu năm Tân Sửu hoặc 02 ngày cuối năm Canh Tý và 03 ngày đầu năm Tân Sửu; - Thời gian nghỉ Quốc khánh là 02 ngày (gồm thứ Năm ngày 02/9/2021 và lựa chọn 01 trong 02 ngày thứ Tư ngày 01/9/2021 hoặc thứ Sáu 03/9/2021). Đặc biệt, người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh cho người lao động biết trước ít nhất 30 ngày. Riêng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị… thì được nghỉ Tết Âm lịch liên tục 07 ngày từ thứ Tư ngày 10/02/2021 đến hết thứ Ba ngày 16/02/2021 (tức là ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày Mùng 05 tháng Giêng năm Tân Sửu). Lịch nghỉ này thống nhất với lịch nghỉ trước đây Văn phòng Chính phủ quy định tại Công văn 9895/VPCP-KGVX. Về ngày nghỉ Quốc khánh năm 2021, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 04 ngày từ thứ Năm ngày 02/9/2021 đến hết Chủ nhật ngày 05/9/2021.
1700679100164.15.parquet/105792
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 122.1, "token_count": 10117, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/lich-nghi-tet-am-lich-2021-tai-cac-doanh-nghiep-186-28014-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 5270:2008 MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HYĐROXYMETYLFURFURAL BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ Honey - Determination of hydroxymetylfurfural by spedrophotometric method Lời nói đầu TCVN 5270: 2008 thay thế TCVN 5270:1990; TCVN 5270:2008 được xây dựng trên cơ sở AOAC 980.23 hydroxymetylfurfural in honey; TCVN 5270:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, sản phẩm đường và mật ong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 5270:2008 MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HYĐROXYMETYLFURFURAL BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ Honey - Determination of hydroxymetylfurfural by spedrophotometric method 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hydroxymetylfurfural trong mật ong bằng quang phổ. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đồi. TCVN 5261:1990, Sản phẩm ong - Phương pháp lấy mẫu. 3. Thuốc thử Các thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có qui định khác. 3.1 Dung dịch Carrez l Hoà tan 15 g K4Fe (CN6) 3H2O và pha loãng bằng nước đến 100 ml. 3.2 Dung dịch Carrez ll Hoà tan 30 g Zn (Ch3COO)2 2H2O và pha loãng bằng nước đến 100 ml. 3.3 Dung dịch natri hydrosulrlt, 0,20 %. Hoà tan 0,20 g NaHSO3 (đáp ứng yêu cầu kỹ thuật) và pha loãng bằng nước đến 100 ml. Pha loãng dung dịch đối chứng theo tỷ lệ 1:1, nếu cần. Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày sử dụng. 3.4 Cồn 4. Thiết bị, dụng cụ Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau: 4.1 Cốc có mỏ, cỡ nhỏ. 4.2 bình định mức, dung tích 50 ml và 100 ml. 4.3 Pipet. 4.4 Giấy lọc. 4.5 Máy trộn. 4.6 Ống nghiệm, kích thước 18 mm x 150 mm. 4.7 Cân phân tích. 4.8 Máy đo quang phổ UV, đo được hệ số hấp thụ ở bước sóng 284 nm và 336 nm. 5. Lấy mẫu Lấy mẫu mật ong theo TCVN 5261:1990. 6. Phương pháp xác định Dùng cân (4.7) cân chính xác khoảng 5 g mật ong cho vào cốc có mỏ (4.1) chứa khoảng 25 ml nước, sau đó chuyển tất cả vào bình định mức 50 ml (4.2). Thêm 0,50 ml dung dịch Carrez l (3.1), trộn, cho tiếp 0,50 ml dung dịch Carrez ll (3.2), trộn, sau đó pha loãng bằng nước đến vạch. Có thể bổ sung vài giọt cồn (3.4) vào dung dịch để tránh tạo bọt. Lọc qua giấy lọc (4.4). Loại bỏ 10 ml dịch lọc đầu tiên. Dùng pipet (4.3) cho vào hai ống nghiệm (4.6) mỗi ống 5 ml dịch lọc. Thêm 5,0 ml nước vào ống nghiệm thứ nhất (dung dịch thử nghiệm) và 5,0 ml dung dịch NAHSO3 (3.3) vào ống còn lại (dung dịch đối chứng). Dùng máy trộn (4.5)[1][1] trộn đều dung dịch và xác định hệ số hấp thụ A của dung dịch thử dựa vào dung dịch đối chứng đo bằng cuvet 1 cm ở bước sóng 284 nm và 336 nm. Nếu A > 0,6, thì pha loãng dung dịch thử bằng nước và dung dịch đối chứng bằng NaHSO3 (2.3) 0,1 % để có cùng nồng độ và hiệu chỉnh A theo độ pha loãng.
1700679100164.15.parquet/132201
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 456.4, "token_count": 10882, "url": "https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-tcvn-5270-2008-xac-dinh-hydroxymetylfurfural-trong-mat-ong-169063-d3.html" }
Mới đây, Bộ Tài chính đã có Công văn khẩn số 8225/BTC-VP gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh đã áp dụng. Theo đó, từ ngày 05/7/2021, hệ thống giao dịch chứng khoán mới tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã chính thức đi vào vận hành và nhận được nhiều đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.
1700679100164.15.parquet/133161
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 94.3, "token_count": 10310, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/giam-lo-giao-dich-xuong-10-co-phieu-186-31878-article.html" }
Quyết định 660/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc về việc quy định trách nhiệm trong công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) Cơ quan ban hành: Ủy ban Dân tộc Số công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 660/QĐ-UBDT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Hà Hùng Ngày ban hành: 07/11/2017 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: An ninh trật tự TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 660/QĐ-UBDT Quyết định 660/QĐ-UBDT DOC (Bản Word) Quyết định 660/QĐ-UBDT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết ỦY BAN DÂN TỘC ------- Số: 660/QĐ-UBDT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (PCCC) -------------------------- BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực kể từ ngày 04/10/2001; Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực ngày 01/7/2014; Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy; Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014; Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định trách nhiệm về công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đối với các vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban như sau: Việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ công chức, viên chức và người lao động trực thuộc Ủy ban, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban và pháp luật về công tác PCCC, đảm bảo an toàn và thực hiện tốt nhiệm vụ an toàn cháy nổ trong Ủy ban Dân tộc. Điều 2. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch, những quy định về công tác PCCC của cơ quan và đơn vị chuyên môn, Cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị có trách nhiệm thực hiện tốt, đảm bảo an toàn cho tài sản và người trong cơ quan Ủy ban Ủy ban Dân tộc. Điều 3. Thành tích trong hoạt động PCCC của các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban là một trong những tiêu chí để xét khen thưởng hàng năm.
1700679100164.15.parquet/194884
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 150.8, "token_count": 12958, "url": "https://luatvietnam.vn/an-ninh-trat-tu/quyet-dinh-660-qd-ubdt-uy-ban-dan-toc-118249-d1.html" }
Quyết định 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" * Năm 2015, Việt Nam thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế Trang 3 CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI 11 12/2013/QĐ-TTg Quyết định 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn * Hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh trung học vùng đặc biệt khó khăn Trang 3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CƠ CẤU TỔ CHỨC 12 06/2013/QĐ-TTg Quyết định 06/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ * Tăng cường chức năng, nhiệm vụ cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Trang 3 Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc: VB Sốvănbản gửi 6689 VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689. Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 12/2012, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS12/2012 Emailnhận gửi đến 6689. TÓM TẮT VĂN BẢN: Ü Doanh nghiệp: KHÔNG SỬ DỤNG CỤM TỪ “CÔNG TY” ĐỂ ĐẶT TÊN HỘ KINH DOANH Đây là một trong những nội dung nổi bật của Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 21/02/2013 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên hộ kinh doanh chỉ được nằm trong Danh mục chữ cái theo quy định. Ngoài ra, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp... Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành nghề kinh tế cấp bốn thì vẫn phải lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn. Cũng theo Thông tư này, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống trong quản lý trong phạm vi toàn quốc về đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu định kỳ hàng quý, hàng năm, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, đối chiếu với dữ liệu thực tế của địa phương để chuyển đổi bổ sung dữ liệu còn thiếu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, dựa trên cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp tại địa phương và dữ liệu hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2013 và thay thế Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010. Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng: VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC LÀ 10.000 TỶ Nội dung này được ghi nhận tại Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Theo Quyết định này, NHNN quản lý và sử dụng các loại vốn như: Vốn pháp định; tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; vốn đi vay và các loại vốn khác. Trong đó, mức vốn pháp định của NHNN là 10.000 tỷ đồng (tăng 5.000 tỷ so với trước đây), được hình thành từ các nguồn vốn hiện có do ngân sách Nhà nước đã cấp; nguồn vốn được bổ sung; khoản trích từ chi phí bằng 12% trên giá trị tài sản cố định bình quân hàng năm theo quy định... Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng cho phép hàng năm, NHNN được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro; số dư khoản dự phòng rủi ro không vượt quá số phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Đồng thời, NHNN được thực hiện trích từ chênh lệch thu, chi hàng năm theo quy định để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính. Trong đó, số dư thực của Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia không được vượt quá 1 lần mức vốn pháp định của NHNN; còn mức tối đa của Quỹ dự phòng tài chính cũng không được vượt quá 25% vốn pháp định... Năm tài chính của NHNN bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào cuối ngày 31/12 năm dương lịch. Thống đốc NHNN phê duyệt báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm và gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15/02 hàng năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/03/2013 và được áp dụng cho năm tài chính năm 2013. NGÂN HÀNG PHẢI PHÂN LOẠI NỢ ÍT NHẤT MỖI QUÝ MỘT LẦN Đây là yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tại Thông tư này, NHNN yêu cầu ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu của tháng đầu tiên mỗi quý, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). CIC có trách nhiệm tổng hợp và cung cấp lại cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài danh sách khách hàng có nhóm nợ ở mức độ rủi ro cao nhất để tổ chức, chi nhánh điều chỉnh kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, các khoản nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) được phân theo 05 nhóm như sau: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm nợ cần chú ý; Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm nợ nghi ngờ và Nhóm nợ có khả năng mất vốn... Ngoài ra, NHNN còn yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức, chi nhánh... Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2013. THỰC HIỆN BÁO CÁO HÀNG QUÝ ĐỐI VỚI KHOẢN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI Ngày 21/01/2013, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 03/2013/TT-BYT về việc hạch toán ngân sách Nhà nước áp dụng cho các khoản viện trợ không hoàn lại do Bộ Y tế quản lý. Thông tư này quy định các khoản viện trợ không hoàn lại do Bộ Y tế quản lý phải được hạch toán đầy đủ, kịp thời bằng tiền đồng Việt Nam vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Trong đó, đối với các khoản viện trợ bằng tiền do các chương trình, dự án thuộc Bộ Y tế trực tiếp quản lý, chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc quý, đơn vị phải tiến hành tổng hợp các chứng từ chi tiêu trong quý và lập báo cáo đề nghị thanh toán tạm ứng, gửi Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để xác nhận thanh toán tạm ứng cho chương trình, dự án. Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết việc hạch toán đối với viện trợ bằng hàng hóa, vật tư, thiết bị hoặc bằng hiện vật theo hình thức viện trợ "Chìa khóa trao tay". Cụ thể, đối với hàng hóa, vật tư, thiết bị được các đơn vị nhập khẩu hoặc mua từ nguồn viện trợ bằng tiền, thì khi kê khai xác nhận viện trợ, các đơn vị cần đánh dấu vào mục “Đề nghị không hạch toán ngân sách Nhà nước đối với tờ khai xác nhận viện trợ này” để Bộ Tài chính không hạch toán trùng lắp các khoản viện trợ bằng hiện vật và bằng tiền liên quan... Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/03/2013. CHỈ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI DOANH NGHIỆP KHÔNG THỂ CHI TRẢ Ngày 18/01/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (sau đây gọi là Quỹ), trong đó đáng chú ý là những quy định về chi hỗ trợ giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Theo Thông tư này, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán doanh nghiệp sẽ chỉ được Quỹ hỗ trợ phần kinh phí để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư còn thiếu khi nguồn thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật không đủ chi trả. Đối với doanh nghiệp thực hiện giải thế, phá sản sẽ được Quỹ hỗ trợ khi nguồn thu từ hoạt động giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật không đủ để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Đối tượng được hỗ trợ nguồn kinh phí từ Quỹ bao gồm người lao động bị mất việc hoặc thôi việc; các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên…của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi. Thông tư cũng quy định rõ, đơn vị tiếp nhận kinh phí phải thực hiện chi trả cho người lao động và lập báo cáo quyết toán kinh phí trong thời hạn theo quy định. Sau thời hạn này, nếu đơn vị tiếp nhận kinh phí chưa thực hiện báo cáo thì phải có văn bản giải trình lý do và có trách nhiệm hoàn tất báo cáo trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày quá hạn.Sau 30 ngày, nếu doanh nghiệp vẫn không có báo cáo quyết toán kinh phí thì bị cưỡng chế, thu hồi lại khoản kinh phí đã hỗ trợ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2013 và thay thế Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31/01/2008. Ü Kế toán-Kiểm toán: HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA NHNN CÓ 8 NHÓM TÀI KHOẢN Ngày 24/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Quyết định này quy định chế độ kế toán áp dụng đối với NHNN sẽ gồm 04 phần: Hệ thống tài khoản kế toán; Chứng từ kế toán; Sổ kế toán và Báo cáo tài chính. Trong đó, Hệ thống tài khoản kế toán của NHNN sẽ có 08 nhóm tài khoản và tài khoản, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động của NHNN, bao gồm: Nhóm tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia; Nhóm phát hành tiền và nợ phải trả; Nhóm cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước; Nhóm quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối... Thống đốc NHNN có trách nhiệm quy định cụ thể về tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán kế toán trên các tài khoản kế toán theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Thống đốc NHNN phải quy định và hướng dẫn cụ thể về chứng từ kế toán và sổ kế toán, sao cho phù hợp với quy định về kế toán và giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; đồng thời quy định nội dung, phương pháp lập, tổng hợp, trình bày Báo cáo tài chính của NHNN theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế áp dụng đối với ngân hàng trung ương... Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2013. Ü Xuất nhập khẩu: BỔ SUNG 7 MÃ LOẠI HÌNH QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ngày 22/01/2013, Tổng Cục Hải Quan đã ban hành Quyết định số 194/QĐ-TCHQ bổ sung một số loại hình quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo Quyết định này, có 07 mã được bổ sung vào Bộ mã loại hình quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm: Mã NK05 của loại hình nhập đầu tư kinh doanh thuộc nhóm NKD; mã NGC21 của loại hình nhập gia công tự cung ứng thuộc nhóm NGC; mã NTA10 của loại hình tạm nhập NPL vào KCX để gia công, mã NTA12 của loại hình mua hàng của nội địa và mã NTA29 của loại hình tạm nhập hoán đổi xăng dầu tái xuất cùng thuộc nhóm NTA; mã XTA20 của loại hình tái xuất; mã XTA29 của loại hình tái xuất hoán đổi xăng dầu tạm nhập đều thuộc nhóm XTA. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ü Chứng khoán: THẮT CHẶT GIÁM SÁT CÁC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Ngày 25/01/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2013/TT-BTC về việc giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Tại Thông tư này, Bộ Tài chính yêu cầu các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) có trách nhiệm giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều ngày, định kỳ; xác định rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các giao dịch bất thường nhằm kịp thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu thao túng thị trường, giao dịch nội bộ và các hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán theo quy định; giám sát việc công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định. SGDCK cũng đồng thời phải lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu về giám sát giao dịch chứng khoán của các đối tượng giám sát... Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK; giải trình và thực hiện công bố thông tin theo quy định khi có các giao dịch chứng khoán của các cổ đông lớn, của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc của tổ chức, cá nhân hoặc người có ý định nắm giữ từ 25% cổ phiếu biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng... Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/03/2013 và thay thế Quyết định số 127/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008. Ü Thông tin-Truyền thông: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ngày 22/01/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã ban hành Thông tư 03/2013/TT-BTTTT quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu (TTDL). Theo hướng dẫn tại Thông tư này, trong toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành, khai thác TTDL, các cơ quan Nhà nước đầu tư xây dựng TTDL sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp xây dựng TTDL để cung cấp dịch vụ phải áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sau: Tiêu chuẩn quốc gia về TTDL - Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật viễn thông số TCVN 9250:2012; Quy chuẩn về chống sét cho trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông số QCVN 32:2011/BTTTT; Quy chuẩn về tiếp đất cho các trạm viễn thông số 09:2010/BTTTT... Đối với từng tiêu chuẩn cụ thể, cơ quan, doanh nghiệp xây dựng TTDL có trách nhiệm lựa chọn đơn vị đo kiểm (được Bộ TTTT chỉ định) thực hiện việc đo kiểm và thực hiện công bố về sự phù hợp của trung tâm với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các mức bảo đảm kỹ thuật theo quy định. Cục Viễn thông là cơ quan tiếp nhận, quản lý hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các cơ quan, doanh nghiệp; đồng thời tiến hành công bố danh sách các TTDL đã công bố trên trang thông tin điện tử của Cục... Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2013. Ü Văn hóa-Thể thao-Du lịch: NĂM 2015, VIỆT NAM THU HÚT 7,5 TRIỆU LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ Mục tiêu này được đề ra tại “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013. Cụ thể, đến năm 2015, dự kiến nước ta thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa, tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7% năm; đến năm 2020, thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa, tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm... Về doanh thu từ khách du lịch, năm 2015, ước tính đạt 207 nghìn tỷ đồng; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng… Về đóng góp của du lịch trong GDP, năm 2015 du lịch chiếm 6% tổng GDP cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025 chiếm 7,2%... Quy hoạch này cũng đưa ra định hướng phát triển thị trường khách du lịch bằng cách đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng phân đoạn thị trường có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chỉ tiêu cao. Riêng về khách du lịch quốc tế, chú trọng thu hút phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á; tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu; mở rộng thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ… Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ü Chính sách kinh tế-xã hội: HỖ TRỢ TIỀN ĂN, Ở CHO HỌC SINH TRUNG HỌC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ngày 24/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, từ ngày 15/03/2013, học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thôn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ từ nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm. Cụ thể: Mỗi tháng được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung nhưng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; đối với học sinh phải tự túc chỗ ở, mỗi tháng còn được hỗ trợ tiền nhà ở bằng 10% mức lương tối thiểu chung nhưng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Để được hưởng chính sách hỗ trợ này, học sinh là người dân tộc thiểu số phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau: Đang học cấp trung học phổ thông tại trường thuộc loại hình công lập; Bản thân, bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Do nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập. Riêng với học sinh là người dân tộc Kinh, ngoài 3 điều kiện nêu trên còn phải nằm trong danh sách hộ nghèo. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2013. Ü Cơ cấu tổ chức: TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ Đây là nội dung tại Quyết định số 06/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (VGP). Tại Quyết định này, bên cạnh những nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định trước đây, Thủ tướng Chính phủ còn bổ sung các chức năng, nhiệm vụ mới cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, như: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bảo đảm thông tin phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo, tiếp báo chí, trả lời phỏng vấn báo chí của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quản lý, xuất bản, phát hành Công báo in và Công báo điện tử... Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng có sự thay đổi. Cụ thể, các đơn vị trực thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ chỉ còn 06 đơn vị (trước đây là 08 đơn vị), bao gồm: Ban Hành chính điện tử và Công báo; Ban Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Trung tâm Công nghệ và Truyền thông đa phương tiện; Báo Điện tử Chính phủ và Trung tâm Dữ liệu điện tử. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2013 và thay thế Quyết định số 83/2008/QĐ-TT ngày 25/06/2008.
1700679100164.15.parquet/209522
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 121.6, "token_count": 26075, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/so-042013-615-ngay-29-01-2013-220-6245-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 225-CT Quyết định 225-CT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 225-CT NGÀY 29-8-1989 VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Căn cứ kết luận của cuộc họp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ngày 20-4-1989 và Nghị định số 112-HĐBT ngày 29-8-1989 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Xét yêu cầu của việc chuyển hẳn ngành Hàng không dân dụng sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. - Nay thành lập Tổng Công ty Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở tài sản của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam hiện nay. Tên tắt là Hàng không Việt Nam (tiếng Anh là Vietnam airlines). Tổng Công ty là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Tổng cục Hàng không dân dụng. Trụ sở đặt tại Hà Nội. Điều 2. - Tổng Công ty được tổ chức theo Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh ban hành theo Nghị định số 27-HĐBT ngày 22-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng. Tổng Công ty là đơn vị hạch toán toàn ngành về vận tải và các dịch vụ đồng bộ. Các xí nghiệp thành viên trong Tổng Công ty thực hiện hạch toán độc lập. Tổng Công ty và các xí nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân, được quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính; được Nhà nước đầu tư và được quyền vay vốn trong nước, ngoài nước và kinh doanh có hiệu quả để hoàn trả các vốn và có lãi; được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước. Điều 3. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn và hàng năm cho toàn Tổng Công ty; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh (nếu có) hoặc đơn hàng Nhà nước giao cho và hoàn thành các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, các cơ quan trong nước và ngoài nước. 2.Trên cơ sở quy hoạch của ngành và phương án sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thành viên, lập phương án đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, huy động mọi nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. 3. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, vốn, lao động hiện có không ngừng tăng thêm giá trị tài sản cố định và làm đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. 4. Điều hoà, phối hợp các phương tiện, thiết bị, vật tư, tiền vốn, lao động giữa các xí nghiệp thành viên để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất chính trên cơ sở tôn trọng lợi ích vật chất của các xí nghiệp đó. 5. Phổ biến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn, chất lượng và hiệu quả. 6. Là lực lượng dự bị động viên của quốc phòng. Điều 4.- Tổng Công ty hàng không Việt Nam do một Tổng giám đốc phụ trách và hai Phó Tổng giám đốc chuyên trách giúp việc. Tổng Giám đốc Tổng công ty do Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng. Các Phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không bổ nhiệm. Tổng Công ty có bộ máy gián tiếp gọn nhẹ. Các xí nghiệp thành viên của Tổng Công ty gồm các xí nghiệp vận tải (trong đó bao gồm xưởng sửa chữa máy bay), xí nghiệp cung ứng vật tư, xí nghiệp dịch vụ ăn uống, xí nghiệp dịch vụ các sân bay... tuỳ theo tình hình thực tiễn và sự phát triển trong từng giai đoạn mà tổ chức cho phù hợp, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Giám đốc xí nghiệp thành viên Tổng Công ty do Giám đốc Tổng Công ty bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của tập thể xí nghiệp. Tất cả các chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên Tổng Công ty hàng không Việt nam thực hiện như tổ chức sản xuất kinh doanh Nhà nước, không áp dụng chế độ của quân đội. Điều 5. - Căn cứ Quyết định này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam soạn thảo quy chế về mối quan hệ chỉ đạo của Tổng cục đối với Tổng Công ty để ban hành sau khi đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn. Điều 6.- Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
1700679100164.15.parquet/245062
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 104.3, "token_count": 12447, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quyet-dinh-225-ct-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-1935-d1.html" }
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6727:2007 ISO 5627:1995 Giấy và cáctông - Xác định độ nhẵn (phương pháp Bekk) Số hiệu: TCVN 6727:2007 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Lĩnh vực: Công nghiệp Năm ban hành: 2007 Hiệu lực: Người ký: Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6727:2007 ISO 5627:1995 GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ NHẴN (PHƯƠNG PHÁP BEKK) Paper and board - Determination of smoothness (Bekk method) Lời nói đầu TCVN 6727 : 2007 thay thế TCVN 6727 : 2000. TCVN 6727 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 5627 : 1995 và bản đính chính kỹ thuật Cor.1: 2002. TCVN 6727 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ NHẴN (PHƯƠNG PHÁP BEKK) Paper and board - Determination of smoothness (Bekk method) 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đo độ nhẵn của giấy và cáctông, được gọi là phương pháp Bekk. Phương pháp này đo được độ nhẵn của giấy và cáctông trong khoảng rộng, đặc biệt là đối với giấy và cáctông nhẵn. Tuy nhiên, đối với các loại mẫu rất nhẵn, thời gian đo có thể rất dài. Phương pháp này không thể dùng cho các loại vật liệu có độ dày lớn hơn 0,5 mm hoặc giấy và cáctông có độ thấu khí cao, vì lượng khí đi qua mẫu thử có thể ảnh hưởng đến kết quả. Không nên áp dụng phương pháp này cho giấy in báo, giấy và các tông có độ nhẵn thấp 2. Tài liệu viện dẫn TCVN 3649 : 2007 (ISO 186 : 2002), Giấy và các tông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình. TCVN 6725 : 2007 (ISO 187 : 1991), Giấy, các tông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm. ISO 48 : 1994, Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of hardness (hardness between 10 IRHD and 100 IRHD) [Cao su, lưu hóa hoặc nhựa nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (độ cứng giữa 10 IRHD và 100 IRHD)]. ISO 4662 : 1990, Rubber - Determination of rebound resilience of vulcanizates (Cao su - Xác định độ bật nẩy của sự lưu hóa). 3. Định nghĩa Trong tiêu chuẩn này, áp dụng định nghĩa sau đây 3.1. Độ nhẵn Bekk (Bekk smoothness) Thời gian tính bằng giây, dưới các mức áp lực xác định khác nhau để một lượng không khí nhất định đi qua bề mặt của mẫu thử và bề mặt của một tấm phẳng Hình tròn trong điều kiện qui định khi tiếp xúc (xem Hình 1). Hình 1 - Nguyên tắc đo Hình 2 - Tấm thủy tinh CHÚ THÍCH 1 Một số nhà sản xuất thiết bị không sản xuất loại tấm thủy tinh có cạnh ngoài vát. Trong trường hợp này, có thể sử dụng ống thủy tinh Hình trụ có đường kính 37,4 mm. 2 Tấm thủy tinh có thể có góc trong được làm vát. Trong trường hợp này, góc vát là 450. Nếu tấm thủy tinh có cạnh trong vát, đường kính trong được đo phải đi ngang qua mép của cạnh vát và bằng 11,3 mm 0,05 mm. Nếu cạnh trong không vát thì đường kính trong của tấm thủy tinh phải là 11,3 0,05 mm, như ở Hình 2. 4. Nguyên tắc Đặt mẫu thử của giấy hoặc các tông lên tấm thủy tinh phẳng dưới một áp lực qui định và tạo chân không để không khí đi qua bề mặt tiếp xúc. Đo thời gian cần thiết để chân không thay đổi ở mức đã được qui định. 5. Thiết bị, dụng cụ 5.1. Tấm thủy tinh, theo thiết kế ở Hình 2. Bề mặt thử phải tròn, phẳng và bóng và có diện tích tiếp xúc là 10 cm2 0,05 cm2. Tâm của tấm thủy tinh có một lỗ có thể nối với bình chân không và phải tháo ra được. Chốt đỡ bằng kim loại được đặt khít trong lỗ của tấm thủy tinh, mặt trên của chốt ở trong mặt trên của tấm thủy tinh để mẫu thử không bị ép xuống lỗ. Chốt kim loại có đường kính trong từ 1,5 mm đến 2,0 mm được đặt khít vào lỗ. Đế của chốt đỡ có bốn đường rãnh đối xứng nhau để không khí đi qua được dễ dàng. CHÚ THÍCH: Ở một số thiết bị, tấm thủy tinh không có chốt đỡ. Đối với phần lớn các loại giấy điều, đó không ảnh hưởng đến kết quả thử, nhưng nên sử dụng loại có chốt đỡ. Mặt thử phải rất sạch và không được chạm tay vào. Trước mỗi lần đo phải lau sạch tất cả các xơ sợi bám trên bề mặt. Khi không sử dụng phải đậy tấm thủy tinh lại. Không được để tấm thủy tinh có vết xước hoặc nứt. 5.2. Bộ phận kẹp mẫu thử, đặt ở phía trên tấm thủy tinh, có áp lực 100 kPa 2 kPa. 5.3. Tấm ép, có dạng Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 45 mm và được nối với bộ phận ép, để ép lên tấm ép một áp lực 100 kPa 2 kPa. 5.4. Tấm đệm cao su, được đặt giữa tấm ép và mẫu thử. Khi kiểm tra bằng ánh sáng có gắn kính phóng đại, bề mặt của tấm đệm cao su không được có vết xước, rách và có kích thước như sau: a) độ dày: 4 mm 0,2 mm (đo bằng panme có đường kính của đe khoảng 8 mm), sự chênh lệch độ dày của tấm đệm tối đa là 0,05 mm; b) bề mặt: Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 45 mm, hoặc Hình vuông với chiều dài mỗi cạnh không nhỏ hơn 50 mm. Ngoài ra tấm đệm cao su phải có các tính chất cơ học sau: a) độ cứng: 40 IRHD 5 IRHD (đo theo ISO 48, phương pháp N) b) độ bật nẩy: nhỏ nhất là 62 % (đo theo ISO 4662). 5.5. Bình chân không, có khả năng tạo ra mức chân không lớn hơn 50,7 kPa và đảm bảo phải kín. 5.5.1. Bình chân không lớn, có thể tích 38 ml 1 ml, gồm cả ống nối với bề mặt tấm thủy tinh (5.1). 5.5.2. Bình chân không nhỏ, có thể tích 38 ml 1 ml, gồm cả ống nối với bề mặt tấm thủy tinh (5.1). Bình chân không này không vừa khít với tất cả các dạng máy đo; trong trường hợp đó, phải giảm thể tích của bình chân không lớn (5.5.1) xuống 190 ml hoặc 95 ml. 5.6. Áp kế, hoặc các thiết bị khác đo được mức chân không tương ứng với 50,7 kPa; 48 kPa và 29,3 kPa, chính xác đến 0,07 kPa. Khi giảm chân không từ 50,7 kPa xuống 48,0 kPa có nghĩa là 10 ml không khí đi vào bình chân không lớn (5.5.1) hoặc 1 ml không khí đi vào bình chân không nhỏ (5.5.2). Giảm chân không từ 50,7 kPa xuống 29,3 kPa có nghĩa là 80 ml không khí đi vào bình chân không lớn hoặc 8 ml không khí đi vào bình chân không nhỏ. 5.7. Đồng hồ bấm giây, có khả năng đọc chính xác đến 1 s. 6. Lấy mẫu Lấy mẫu theo TCVN 3649 : 2007 (ISO 186: 2002), phải bảo đảm phần mẫu thử không bị nhăn, không có nếp gấp hoặc bất cứ khuyết tật gì ảnh hưởng tới kết quả thử. Mẫu thử phải lấy cách các cạnh của tờ hoặc của cuộn ít nhất 15 mm. Nếu giấy có Hình bóng nước thì phải tránh các phần đó, nếu có thể. Lấy ít nhất mười mẫu để thử cho mỗi mặt, cho từng độ rộng của diện tích thử trong tấm ép. Không để tay chạm vào diện tích thử, kích thước của mẫu không được lớn hơn khổ A4. Đánh dấu phân biệt hai mặt của mẫu thử. 7. Điều hòa mẫu Mẫu được điều hòa theo TCVN 6725 : 2007 (ISO 187 : 1990). Tiến hành thử trong điều kiện môi trường như đã điều hòa mẫu thử. 8. Cách tiến hành 8.1. Nếu thấy cần thiết, kiểm tra các phần của máy đo theo Phụ lục A trước khi tiến hành xác định độ nhẵn của mẫu thử. 8.2. Đặt máy đo ở vị trí cân bằng, tránh mọi rung động. Bỏ tấm phủ bảo vệ tấm thủy tinh (5.1). Đo độ nhẵn theo từng mặt, đo 10 mẫu. Đo riêng từng mẫu. Không đo độ nhẵn của hai mặt trên cùng một tờ mẫu. Đặt mẫu thử với mặt cần đo tiếp xúc với tấm thủy tinh và phủ kín tấm thủy tinh. Đặt tấm đệm cao su (5.4) và tấm ép (5.3) lên mẫu thử, sử dụng áp lực 100 kPa và tạo chân không lớn hơn 50,7 kPa trong bình chân không lớn (5.5.1). Nối bình chân không với lỗ ở tấm thủy tinh sau khi cho áp lực tác dụng khoảng 60 s 5 s. Xác định thời gian cần thiết, tính bằng giây, để chân không trong bình lớn giảm từ 50,7 kPa xuống 48,0 kPa. Nếu thời gian vượt quá 300 s, thì nối với bình chân không nhỏ (5.5.2) và lặp lại phép thử với mẫu thử mới. Nếu thời gian nhỏ hơn 15 s, lặp lại phép thử với mẫu thử mới và để chân không giảm từ 50,7 kPa xuống 29,3 kPa. Nếu có yêu cầu xác định độ nhẵn các mặt khác của mẫu thì tiến hành thử thêm mười mẫu nữa. 9. Biểu thị kết quả 9.1. Cách tính Từ các kết quả riêng rẽ đo được, tính giá trị độ nhẵn trung bình của mỗi mặt. Nếu phép đo sử dụng bình chân không lớn thì giá trị trung bình là giá trị độ nhẵn Bekk. Nếu phép đo sử dụng bình chân không nhỏ thì độ nhẵn giá trị trung bình nhân với 10 để được độ nhẵn Bekk. Khi sử dụng chân không giảm từ 50,7 kPa xuống 29,3 kPa, chia thời gian cho 10 để có được độ nhẵn Bekk. Ngoài ra, tính độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến đổi của độ nhẵn Bekk cho cả hai mặt. 9.2. Độ chụm Dựa trên các kết quả đo độ nhẵn của các loại giấy trong các phòng thí nghiệm của TAPPI từ năm 1971 đến 1976, độ chụm của phép thử được đưa ra ở Bảng 1. Độ lặp lại của phép thử phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của mẫu thử. Bảng 1 - Số liệu về độ chính xác Khoảng giá trị độ nhẵn của giấy được thử s Độ lặp lại (%) Độ tái lập (%) Khoảng Trung bình Khoảng Trung bình 4 đến 1400 5 đến 21 11 21 đến 56 37 10. Báo cáo thử nghiệm Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau: a) viện dẫn tiêu chuẩn này; b) tất cả những thông tin cần thiết để nhận dạng mẫu thử; c) môi trường chuẩn để điều hòa mẫu và thử; d) kết quả, được coi là giá trị trung bình của mỗi mặt được thử, tính bằng giây, ví dụ, độ nhẵn (Bekk) 152 giây; nếu sử dụng bình chân không nhỏ thì phải ghi vào báo cáo; e) độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến đổi, nếu có qui định, với giới hạn tinh cậy là 95% của độ nhẵn trung bình; f) phép thử được tiến hành trên phần mẫu có Hình bóng nước hay không; g) máy đo có sử dụng hay không sử dụng chốt đỡ; h) những điểm đặc biệt quan sát được trong phép thử; i) bất cứ thao tác nào không được qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc trong các tiêu chuẩn dùng để tham khảo mà có thể ảnh hưởng đến kết quả thử. PHỤ LỤC A (Quy định ) KIỂM TRA VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ ĐO ĐỘ NHẴN A.1. Kích thước của mặt thử Đo đường kính của tấm thủy tinh (5.1) và lỗ ở giữa tấm. Sai số cho phép như ở Hình 2. A.2. Áp lực tiếp xúc Đối với các máy đo mà tải trọng áp dụng ở dạng đòn bẩy thì các thao tác được thử như sau: Kẹp chặt máy với mặt bàn, sau đó tháo rời bình chân không (5.5). Kiểm tra mức thăng bằng ngang của cần tải trọng. Nối dây thép tới tải trọng của đòn bẩy chính xác trên tâm của lỗ trong mặt phẳng đo và đo lực sử dụng tại điểm đó, tốt nhất là sử dụng sự cân bằng của đòn bẩy. Lực phải là 100 N 2 N. Nếu có chênh lệch thì phải điều chỉnh lại lực theo đúng giá trị này. A.3. Vạch chia độ của áp kế Kiểm tra vạch chia độ của áp kế (5.6) trong khi sử dụng bằng calip chính xác. Khoảng cách giữa các vạch dấu cho 50,7 kPa và 48,0 kPa phải chính xác đến 0,1 mm. Khoảng cách giữa các vạch dấu cho 50,7 kPa và mức của bình khí phải duy trì ở 0,5 mm. A.4. Bảo quản áp kế thủy ngân Đối với các máy đo sử dụng áp kế thủy ngân thì tiến hành như sau: Thủy ngân không được sót lại ở thành của ống. Nếu thủy ngân bị ngắt quãng trong ống thì phải rửa ống bằng axit nitric hoặc kali dicromat hòa tan trong axit sulfuric đậm đặc, sau đó rửa bằng nước cất và cuối cùng rửa bằng cồn. Trước khi sử dụng lại, phải làm khô cẩn thận bằng luồng khí ấm hoặc hơi ấm. Khi thủy ngân bị bẩn tốt nhất là thay thế bằng thủy ngân mới hoặc có thể làm sạch lại. A.5. Độ kín của các máy đo Kiểm tra độ kín của máy đo theo chu kì qui định. Khi miếng đệm cao su (5.4) được ép trên mặt phẳng thử với áp lực 100 kPa, chân không ở mức 50,7 kPa trong bình chân không (5.5) đã được nối với lỗ trong tấm thủy tinh (5.1) không được giảm quá 0,13 kPa trong 60 phút đối với bình chân không lớn (5.5.1) hoặc trong 6 phút đối với bình chân không nhỏ (5.5.2). Việc kiểm tra phải được tiến hành cho cả hai bình chân không. Nếu không đạt yêu cầu trên, kiểm tra các vòi và tất cả các điểm nối, nếu cần thiết phải làm sạch và sửa lại chúng. A.6. Thể tích không khí đi qua Nếu khó đo trực tiếp dung lượng của các bình chân không (5.5) thì nên xác định thể tích không khí đi qua như mô tả dưới đây. Việc kiểm tra này được tiến hành đối với các máy đo mới và khi thay thế hoặc làm sạch các bộ phận, thí dụ như ống áp kế. Các giá trị của thể tích không khí: - Với bình chân không lớn (5.5.1), khi chân không giảm từ 50,7 kPa xuống 48,0 kPa: 10,0ml 0,2 ml; - với bình chân không lớn (5.5.1), khi chân không giảm từ 50,7 kPa xuống 29,3 kPa: 80,0 ml 1 ml; - Với bình chân không nhỏ (5.5.2), khi chân không giảm từ 50,7 kPa xuống 48,0 kPa: 1,00 ml 0,05 ml; - với bình chân không nhỏ (5.5.2), chân không giảm từ 50,7 kPa xuống 29,3 kPa: 8,0 ml 0,1 ml. Dụng cụ đo được mô tả ở Hình A1. Tấm đệm cao su với lỗ tròn có đường kính khoảng 0,5 mm gắn ở tấm giữa, được ép vào tấm thủy tinh (5.1) bằng bộ phận có tải trọng. Tấm giữa được nối với van ba chiều bằng ống chân không, van ba chiều được nối với pipet có kích thước và vạch đo phù hợp và bằng ống chân không. Sau khi kiểm tra độ kín khí, đo thể tích của nước cất chảy vào pipet kết hợp với giảm chân không hiện có trong thời gian đo. Trước khi đọc số liệu, nhúng pipet vào ống Hình trụ đứng cho đến khi mực nước trong ống Hình trụ và trong pipet xấp xỉ ngang nhau. Dùng van ba chiều để lấy nước ra khỏi pipet đo sau khi phép đo đã được tiến hành.
1700679100164.15.parquet/249286
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 390.1, "token_count": 18921, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-quoc-gia-ve-xac-dinh-do-nhan-giay-va-cactong-186507-d3.html" }
Quyết định 37-TĐC/QĐ của Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng về việc ban hành "Hướng dẫn chỉ tiêu và mức chất lượng dùng trong đăng ký chất lượng hàng hoá" Cơ quan ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Số công báo: Đang cập nhật Số hiệu: 37-TĐC/QĐ Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Trọng Hiệp Ngày ban hành: 25/03/1992 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 37-TĐC/QĐ Quyết định 37-TĐC/QĐ DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG SỐ 37-TĐC/QĐ NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1992 BAN HÀNH "HƯỚNG DẪN CHỈ TIÊU VÀ MỨC CHẤT LƯỢNG DÙNG TRONG ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ" TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG - Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27-12-1990; - Căn cứ Danh mục hàng hoá bắt buộc đăng ký chất lượng ban hành theo Quyết định 119-QĐ ngày 24-2-1992 của Uỷ ban Khoa học Nhà nước; - Xét yêu cầu của việc thực hiện Quy định đăng ký chất lượng hàng hoá ban hành theo Quyết định 24-TĐC/QĐ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 368 "Hướng dẫn về chỉ tiêu và mức chất lượng dùng trong đăng ký chất lượng hàng hoá" số hiệu từ HDĐK1-1992 đến HDĐK 386-1982 (Danh mục kèm theo). Điều 2. Các "Hướng dẫn về chỉ tiêu và mức chất lượng dùng trong đăng ký chất lượng hàng hoá" này có hiệu lực từ ngày ký.
1700679100164.15.parquet/266199
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100164.15.parquet", "ppl": 570.6, "token_count": 20282, "url": "https://luatvietnam.vn/thuong-mai/quyet-dinh-37-tdc-qd-tong-cuc-tieu-chuan-do-luong-chat-luong-6546-d1.html" }
Đầu năm thường được chọn là thời điểm áp dụng của các chính sách mới, tháng 01/2023 cũng không ngoại lệ. Sau đây là những chính sách mới đáng chú về bảo hiểm, tiền lương, tuổi nghỉ hưu… chuẩn bị được thực hiện từ tháng 01/2023. Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021), sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp các hộ gia đình được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Điều này đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sẽ chính thức bị khai tử. Thay vào đó, cơ quan quản lý cư trú sẽ cập nhật và quản lý thông tin cư trú của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú. Tuy nhiên, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hiện đang là những giấy tờ quan trọng và cần thiết cho nhiều thủ tục hành chính. Việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính gặp nhiều vướng mắc. Để giải quyết vấn đề này, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi hàng loạt các thủ tục hành chính có liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Theo đó, từ ngày 01/01/2023, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân thay cho sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính như: - Thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch. - Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế. - Thủ tục cấp, cấp lại, đổi thẻ BHYT khi nhờ người thân nhận kết quả hộ. - Thủ tục vay vốn hỗ trợ việc làm - Thủ tục mua điện sinh hoạt… Có thể bạn quan tâm: 14 thủ tục được thay Sổ hộ khẩu bằng Căn cước công dân Theo đúng lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu được ghi nhận tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của người lao động sẽ tiếp tục tăng so với năm 2022. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được thực hiện như sau: - Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 09 tháng (tăng 03 tháng so với năm 2022). - Lao động nữ: Từ đủ 56 tuổi (tăng 04 tháng so với năm 2022). Ngoài ra, nếu có yếu tố suy giảm khả năng lao động hoặc có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,…, người lao động có thể được nghỉ hưu sớm hơn so với độ tuổi nói trên từ 05 đến 10 năm. Đây là một trong những chính sách tiền lương đáng chú ý được nêu tại Nghị quyết 69 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023. Tại Nghị quyết này, Quốc hội đã đồng ý thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở từ ngày 01/01/2023. Việc tăng phụ cấp ưu đãi nghề sẽ được thực hiện dựa trên Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có Nghị định mới được ban hành để thay thế/sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP về phụ cấp ưu đãi nghề cho người làm trong ngành y tế. Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế mới đang đề xuất: - Tăng mức phụ cấp từ 40% lên 100% cho viên chức trực tiếp, thường xuyên làm chuyên môn y tế dự phòng. - Viên chức làm việc ở trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh… sẽ được bổ sung mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là 100%. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, Quyết định số 2081/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước đã tăng mức lãi suất áp dụng trong năm 2023 của các ngân hàng thương mại đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở. Mức lãi suất áp dụng cho năm 2023 là 5%, tức đã tăng 0,2% so với mức lãi năm 2022 được ghi nhận tại Quyết định số 1956/QĐ-NHNN năm 2021. Như vậy, sang năm 2023, các đối tượng được hỗ trợ vay vốn để mua, thuê nhà ở sẽ phải “gánh” mức lãi mới cao hơn. Năm 2023 cũng đánh dấu thời điểm áp dụng của nhiều Luật khác nhau, một trong số đó là Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2023, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 đã điều chỉnh rất nhiều nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm của tổ chức, cá nhân để kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực tế. Cụ thể, Luật này đã bổ sung quy định về thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe như sau: Đối với hợp đồng bảo hiểm thời hạn trên 01 năm, bên mua có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm trong 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ. Lúc này, bên mua sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải bồi thường và trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Có thể bạn quan tâm: Điểm qua 4 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2023 Đây là những nội dung nổi bật được nêu tại Quyết định 3510/QĐ-BHXH và Quyết định 3511/QĐ-BHXH ngày 21/11/2022 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023. Theo Quyết định 3510/QĐ-BHXH, người dân chỉ tham gia BHYT thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Nhờ đó, người dân có thể tự đăng ký tham gia và đóng tiền BHYT tại nhà mà không cần đến trực tiếp cơ quan BHXH. Tuy nhiên, việc dịch vụ đăng ký BHYT online chỉ áp dụng đối với các nhóm đối tượng sau: - Người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng: + Hộ cận nghèo. + Hộ nghèo đa chiều. + Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình. - Người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Trong khi đó, Quyết định 3511/QĐ-BHXH cũng cho phép người dân đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ngay trên Cổng dịch vụ công quốc gia mà không cần đến trực tiếp cơ quan BHXH. Người tham gia BHYT tự nguyện trên Cổng dịch vụ công quốc gia chỉ việc ở nhà thao tác và nộp tiền online, sổ BHXH sẽ được gửi trực tiếp về nhà thông qua hình thức mà người đó đã đăng ký. Việc bổ sung thêm dịch vụ đăng ký online không chỉ giúp đơn giản hóa thủ tục mà giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức đi lại khi có nhu cầu tham gia BHYT, BHXH tự nguyện. Trước đó, Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 đã đưa mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu chạm “đáy” dao động từ 300 đến 1000 đồng/lít, tùy loại xăng, dầu. Tuy nhiên mức thuế này chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2023. Từ ngày 01/01/2023, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu sẽ quay lại thực hiện theo biểu thuế được quy định tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 như sau: TT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa) 1 Xăng, trừ etanol lít 4.000 2 Nhiên liệu bay lít 3.000 3 Dầu diesel lít 2000 4 Dầu hỏa lít 1000 5 Dầu mazut lít 2000 6 Dầu nhờn lít 2000 7 Mỡ nhờn kg 2000 Với mức thuế như trên, nhiều khả năng sang năm 2023, giá xăng, dầu sẽ được điều chỉnh tăng. Tại Nghị quyết 43/2022/QH15, Quốc hội đã thông qua chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế VAT 10%, tức còn 8%. Tuy nhiên quy định này cũng loại trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Để hướng dẫn thực hiện Nghị quyết trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP, trong đó nêu rõ thời điểm áp dụng chính sách giảm thuế VAT là kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Như vậy, sang đến ngày 01/01/2023, các loại hàng hóa, dịch vụ trước đó được giảm thuế VAT sẽ quay trở lại mức thuế cũ là 10%. Trên đây là những chính sách mới có hiệu lực tháng 01/2023. Bạn đọc có thể xem chi tiết Danh sách văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 1/2023 tại đây.
1700679100172.28.parquet/90774
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100172.28.parquet", "ppl": 118.2, "token_count": 13630, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach-moi-hang-thang/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-thang-01-2023-559-92620-article.html" }
Theo Công văn này, hiện đang có một nhóm lỗ hổng tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây Wi- Fi. Lỗ hổng này có thể bị lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh, video…được truyền qua Wi- Fi.Theo đánh giá, các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows… đều có thể bị tấn công. Do đó, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dùng luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web. Lỗ hổng trên các thiết bị phát sóng không dây khó có thể sẽ có bản vá ngay lập tức, vì vậy cần thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng Wi-Fi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới. Ngoài ra, tiếp tục duy trì giao thức mã hóa WPA/WPA2 cho các thiết bị phát Wi- Fi sử dụng tại gia đình kết hợp với mật mã ở mức độ khó cao. Trong trường hợp cần thiết, người dùng có thể liên hệ với Cục An toàn thông tin, số điện thoại: 04.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.
1700679100184.3.parquet/3821
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 86.4, "token_count": 10122, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/canh-bao-nguy-co-mat-an-toan-thong-tin-khi-su-dung-wi-fi-186-7679-article.html" }
Để nhận được văn bản yêu cầu qua email hoặc fax, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc:Â VBÂ (Mã văn bản) (Email)Â hoặc VB (Mã văn bản) (Mã vùng+Số Fax) gửi đến 998. Ví dụ: Muốn nhận Quyết định 88/2001/QĐ-TTg có mã SMS là 12345 tới email abc@yahoo.com cần soạn tin nhắn sau: VB 12345 abc@yahoo.com, gửi đến 998.
1700679100184.3.parquet/17944
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 697.3, "token_count": 9185, "url": "https://luatvietnam.vn/van-ban-cap-nhat-hang-tuan/van-ban-moi-cap-nhat-tuan-37-2004-219-3669-article.html" }
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 293/TB-VPCP ngày 01/11/2021 trong cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý II năm 2021. Theo đó, về dịch vụ vận tải, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, đặc biệt là trong thời điểm Tết dương lịch, Tết Nguyên đán. Đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế tiếp tục triển khai việc rà soát, sắp xếp lại danh mục dịch vụ kỹ thuật để chuẩn bị cho phương án điều chỉnh giá theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
1700679100184.3.parquet/55783
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 63.2, "token_count": 9703, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-moi-dich-covid-19/giam-sat-viec-ban-ve-xe-dung-gia-niem-yet-691-33784-article.html" }
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành 02 Thông tư mới hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trường chuyên biệt công lập. Cụ thể, Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau: Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ em từ 03 -12 tháng tuổi, 20 trẻ em/nhóm trẻ em từ 13 - 24 tháng tuổi, 25 trẻ em/nhóm trẻ em từ 25 - 36 tháng tuổi thì được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
1700679100184.3.parquet/70516
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 122.2, "token_count": 10445, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/da-co-thong-tu-moi-ve-dinh-muc-giao-vien-tu-16-12-2023-186-96145-article.html" }
Ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 1914/QĐ-BTC ban hành phương án kiểm tra thực hiện Thông tư 19/2003/TT-BTC về điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần. Cụ thể, đối tượng thực hiện kiểm tra bao gồm các công ty cổ phần (các công ty đại chúng và công ty không phải đại chúng). Nội dung kiểm tra như sau: - Kiểm tra việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ: Các trường hợp thực hiện điều chỉnh tăng vốn điều lệ. Điều kiện thực hiện kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ. Xác định số lượng cổ phần dự kiến phát hành thêm trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn điều lệ thông qua thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu/kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ. Việc sử dụng các khoản chênh lệch giá khi tự đánh giá lại tài sản để tăng vốn điều lệ (khi có chủ trương của nhà nước).
1700679100184.3.parquet/97956
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 116.8, "token_count": 10954, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/kiem-tra-viec-tang-giam-von-dieu-le-cong-ty-co-phan-186-91567-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5150:1990 THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT Phương pháp xác định dư lượng hoocmôn thyroxin Meat and meat products Determination of thyroxin residues Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hoócmôn thyroxin tồn dư trong thịt và sản phẩm của thịt dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn gia súc. 1. ĐẶC TÍNH CHUNG Thyroxin tên hóa học là 3,3,5,5-Tetra-Iodo-Tyroxin là một loại hoócmôn. Trong thực phẩm (chủ yếu là thịt động vật) có chứa hàm lượng rất nhỏ chất này (thường từ cỡ namô-gam đến micrôgam). Để phân tích định lượng, trước hết phải chiết nó ra khỏi mẫu, sau đó xác định bằng các phương pháp phân tích có độ nhạy cao. Ngày nay để xác định thyroxin, người ta thường dùng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). 2. NGUYÊN TẮC Sau khi xử lý mẫu, thyroxin được chiết vào dung dịch đệm phù hợp. Thí dụ đệm xitrát - phốtphat. Lấy phần dung dịch này bơm vào hệ HPLC với chất nhồi (pha tĩnh) là nhựa RP - 8, RP - 18 hay Hypersil CDS. Khi đó, thyroxin bị hấp thụ trên chất nhồi trong cột sắc ký. Để tách và phân tích thyroxin, người ta rửa giải nó bằng hỗn hợp dung môi (pha động) gồm MeOH/H2O với tỷ lệ 65/35 có thêm chất đệm và chất phụ gia axit propylic. Thyroxin ra khỏi cột sắc ký được phát hiện bằng dêtếcto UV ở sóng 240 nm và nồng độ của nó được xác định theo phương pháp đường chuẩn. 3. LẤY MẪU Theo TCVN 4833-89 (ST SEV 2433 - 80) 4. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT 4.1. Dụng cụ, thiết bị: + Hệ máy HPLC với detector UV + Máy li tâm + Máy lắc + Phễu, chiết cỡ 250 ml + Bình định mức các loại + Pipét các loại + Cốc chịu nhiệt + Cột sắc ký loại 250 x 3,2 mm + Một vài dụng cụ khác. 4.2. Hóa chất: dùng loại tinh khiết cho HPLC + Chất nhồi cột RP - 8 hay RP - 18 cỡ của Ø = 5 - 7 Mm + Đệm xitrát - phốt phát pH - 8 và 6,4 + Natrihydro cacbonat (NaHCO3), dung dịch 0,1 và 1 M + Thuốc thử Methanolic + Trifluoro axetic axit + Methanol (CH3OH) + Nước cất 2 lần + Dung dịch gốc tiêu chuẩn của thyroxin nồng độ 1 mg/ml 5. CHUẨN BỊ THỬ 5.1. Chuẩn bị mẫu phân tích: Mẫu thịt cần phân tích được thái nhỏ, nghiền mịn, trộn đều và cân một lượng bằng 10g cho vào bình nón. Thêm 15 ml dung dịch đệm xitrát - phốtphat pH = 8. Đậy nút lại và lắc kỹ trong 30 phút. Lọc hay li tâm lấy dung dịch trong. Thêm 1 ml natrihydrocácbonat 0,1M và 2ml thuốc thử methanolic, lắc kỹ và để trong chậu nước đá trong 30 phút. Sau đó làm bay hơi đến cạn ở 30 - 350C. Thêm 0,5 ml trifluoro axetic axit, lắc nhẹ và để ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Sau đó trung hòa bằng 2 - 4 ml natrihydrocácbonát, dung dịch 1M. Ly tâm lấy kết tủa, hòa tan kết tủa này trong hỗn hợp methanol/natrihydrocácbonát 0,1M với tỷ lệ 1/1 (về thể tích) và định mức bằng nước cất đến 10 ml sau đó ly tâm lấy dung dịch trong bơm vào cột sắc ký để phân tích thyroxin.
1700679100184.3.parquet/121203
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 620.4, "token_count": 11519, "url": "https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-5150-1990-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc-225920-d3.html" }
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết bắt đầu từ tối mai 26-7, người dân không ra đường từ 18h đến 6h sáng hôm sau. Tất cả các hoạt động trên địa bàn TP tạm dừng, trừ cấp cứu và theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch. Tối 25/7/2021, Thành ủy TP. HCM tổ chức hội nghị trực tuyến Ban chấp hành Đảng bộ TP. HCM lần thứ 7. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết hiện nay tình hình diễn biến khó lường, có nguyên nhân từ việc không thực hiện nghiêm việc giãn cách, từ chính một bộ phận người dân. Việc kiểm soát của cơ quan chức năng “ngoài chặt trong lỏng”, hiện nay ở một số địa bàn đang diễn ra việc tiếp xúc giao lưu với nhau, thậm chí nhiều người đi ra đường dù Thành phố đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16. Chủ tịch UBND TP. HCM yêu cầu phải nhận thức được việc này là hết sức nguy hiểm là nguyên nhân dịch kéo dài, bắt buộc phải dùng các biện pháp mạnh hơn, cao hơn, có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Ông Phong cho rằng trước đây Phó bí thư Thành ủy Phan Văn Mãi đã nêu ra 3 kịch bản chống dịch. Dù cố gắng nhưng Thành phố không đạt được mục tiêu kịch bản thứ 1 và phải thực hiện kịch bản thứ 2, tăng cường mạnh mẽ thực hiện chỉ thị 16 với các giải pháp nâng cao. Và hiện nay trước tình hình nêu trên, kịch bản thứ 3 nhiều khả năng sẽ được áp dụng với những biện pháp chống dịch như trong điều kiện khẩn cấp. Đây là điều mà Thành phố không mong muốn nhưng vì chỉ có một con đường để chiến thắng dịch bệnh nên đề nghị trên tinh thần chỉ thị 12 phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Để kịch bản thứ 3 không xảy ra, UBND TP. HCM, Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã ban hành công văn 2468 với các biện pháp hết sức quyết liệt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. TP mong người dân chia sẻ, hợp tác với chính quyền Thành phố để công tác chống dịch đạt kết quả nhất. Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu nếu người dân còn ra đường thì dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cho nên người dân đặt mệnh lệnh cho chính mình phải thực hiện nghiêm người cách người, nhà cách nhà. Và bắt đầu từ tối mai (26/7/2021) người dân không nên ra đường sau 18 giờ. Tất cả các hoạt động trên địa bàn Thành phố tạm dừng, trừ cấp cứu và theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong lý giải: Bắt đầu từ ngày 26-7, sau 18h mỗi ngày, người dân không nên ra đường, các hoạt động trên địa bàn thành phố tạm dừng tới 6h sáng hôm sau để đảm bảo giãn cách xã hội, hạn chế việc đi lại của người dân. "Việc đó không đồng nghĩa là giới nghiêm", ông nói và lưu ý người dân không nên hiểu nhầm quy định này. Theo chủ tịch UBND Thành phố, lực lượng công an, quân sự, chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24 và phải tái kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy định tại khu dân cư, trên đường phố và xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính trong trường hợp chống đối người thi hành công vụ. Người dân TP. HCM không được ra đường sau 18 giờ 26/7/2021 (Ảnh minh họa) Đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm để dịch bệnh lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan chức năng tiến hành khẩn trương điều tra, khởi tố vụ án hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Thành phố sẽ xử lý thật nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu ở cơ quan, đơn vị, địa phương nếu có thái độ thờ ơ, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, chậm trễ giải quyết phản ánh của người dân dẫn đến dịch bệnh lây lan tại đơn vị, địa phương do mình quản lý. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải gương mẫu chấp hành phòng chống dịch, nếu vi phạm xem xét xử lý kỷ luật. Trước đó, tại cuộc họp báo sáng 25/7/2021, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết trước đây sau 01 tuần giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, TP.HCM có đặt ra 03 kịch bản chống dịch. Dù rất cố gắng nhưng TP. HCM vẫn không đạt được mục tiêu kịch bản thứ nhất và phải thực hiện kịch bản thứ 02 là tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 với các giải pháp nâng cao. Ông đề nghị các cấp, các ngành, toàn thể người dân thực hiện nghiêm việc giãn cách, tuyệt đối không được ra ngoài. Những trường hợp ra ngoài phải được quy định cụ thể, hạn chế thấp nhất. Thời gian tới, TP. HCM sẽ tăng cường lực lượng kiểm tra, tuần tra, kiểm soát để thực hiện nghiêm việc giãn cách, hạn chế tối thiểu việc ra đường và tiếp xúc với nhau.
1700679100184.3.parquet/138990
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 111.2, "token_count": 13403, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/nguoi-dan-tp-hcm-khong-duoc-ra-duong-sau-18-gio-26-7-2021-230-31812-article.html" }
Hiểu đơn giản, miễn trách nhiệm là việc bên vi phạm không phải chịu các hình thức chế tài cho hành vi vi phạm của mình gây ra. Theo đó, các trường hợp miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistics được quy định như thế nào? Theo khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau: 1- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận Với nguyên tắc tự do thỏa thuận, pháp luật thương mại đã giành quyền chủ động rất cao cho các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận và không được trái với pháp luật. Do vậy, các bên có quyền tự do thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi hành vi vi phạm xảy ra và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Các trường hợp miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistics (Ảnh minh họa) 2- Xảy ra sự kiện bất khả kháng Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2005). Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ… Có thể hiểu một sự kiện được coi là bất khả kháng được dùng làm căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng cần thỏa mãn các dấu diệu sau: - Xảy ra khi các bên đã giao kết hợp đồng; - Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được; - Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. 3- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm mà là do lỗi của bên vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên vi phạm. Lỗi này có thể là lỗi hành động hoặc không hành động. 4- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Có thể thấy việc miễn trách nhiệm trong trường hợp này chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Trường hợp các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được miễn trách nhiệm. Lưu ý, khoản 1 Điều 237 Luật này cũng quy định ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm nêu trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
1700679100184.3.parquet/142661
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 95.6, "token_count": 12659, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/cac-truong-hop-mien-trach-nhiem-trong-dich-vu-logistics-230-31361-article.html" }
Ngày nay, lượng người nước ngoài ở Việt Nam ngày một tăng kéo theo nhu cầu mua nhà ở của đối tượng này cũng tăng mạnh. Vậy người nước ngoài có được đứng tên trên Sổ đỏ không? Lưu ý: Sổ đỏ là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền trên đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở… Hiện nay, người nước ngoài được hiểu gồm có hai đối tượng là người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam. Theo khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Về quyền sử dụng đất của người nước ngoài Về người sử dụng đất, Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất bao gồm: - Tổ chức trong nước gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, kinh tế, chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội, xã hội - nghề nghiệp, sự nghiệp công lập và tổ chức khác. - Hộ gia đình, cá nhân trong nước. - Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. - Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo. - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức hoặc cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Theo quy định này, người nước ngoài ở trong nước hoặc ở nước ngoài đều không thuộc các đối tượng được quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai, tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài thì người này không được cấp Sổ đỏ nhưng được chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế như sau: - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; - Tặng cho quyền sử dụng đất: Người được tặng cho phải là Nhà nước, cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất và phù hợp pháp luật về nhà ở. Trong đó, người nước ngoài được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho. - Chưa chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất: Người nước ngoài nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. Nói tóm lại, theo các quy định trên, với quyền sử dụng đất, người nước ngoài sẽ không được đứng tên trên Sổ đỏ. Người nước ngoài có được đứng tên trên Sổ đỏ không? (Ảnh minh họa) Về quyền sở hữu, sử dụng nhà ở Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở nêu rõ, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm: - Người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam. - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, các hình thức cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm: - Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam. - Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Và điều kiện, giấy tờ để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP gồm: - Hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam. - Người nước ngoài không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Xem thêm… Như vậy, người nước ngoài chỉ được mua và đứng tên trên Sổ đỏ với căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chứ không được mua ngoài khu vực này cũng như phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Trên đây là quy định về việc người nước ngoài có được đứng tên trên Sổ đỏ không? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
1700679100184.3.parquet/148429
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 107.8, "token_count": 14009, "url": "https://luatvietnam.vn/dan-su/nguoi-nuoc-ngoai-co-duoc-dung-ten-tren-so-do-568-31605-article.html" }
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Quyết định nêu rõ, mục tiêu đến năm 2030 là cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới. Trong đó, quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài 2.362 km gồm: - Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm; - Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân; - Tuyến vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng; - Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện; Quy hoạch mạng lưới đường sắt đến 2030, tầm nhìn 2050 (Ảnh minh họa) - Tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Nam - Lào (đèo Mụ Giạ); - Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu; - Tuyến TP. HCM - Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng; - Tuyến TP. HCM - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư); - Tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách;. Theo đó, tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 khoảng 240.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác. Những vấn đề bài viết chưa nêu cụ thể, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.
1700679100184.3.parquet/160175
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 117.2, "token_count": 10326, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/quy-hoach-mang-luoi-duong-sat-den-2030-186-33591-article.html" }
Để đảm bảo quyền lợi cho bản thân khi bỗng nhiên bị yêu cầu dừng xe, người tham gia giao thông cần nắm được 05 việc mà Cảnh sát giao thông (CSGT) không được phép thực hiện. Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Không được tự ý dừng xe người đi đường 2. Không được rút chìa khóa xe của người vi phạm 3. Không được tự ý khám người và phương tiện 4. Không được nhận tiền của người vi phạm 5. Không được truy đuổi người vi phạm 1. Không được tự ý dừng xe người đi đường Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp sau: 1 - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 2 - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành. 3 - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác. 4 - Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe tham gia giao thông. Ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe. 2. Không được rút chìa khóa xe của người vi phạm Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA nêu rõ quyền hạn của CSGT trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông như sau: 1 - Được dừng các phương tiện. 2 - Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm về giao thông, trật tự xã hội và các vi phạm pháp luật khác. Trong đó, các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm: Tạm giữ người; áp giải; tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám người; khám phương tiện, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện; quản lý người nước ngoài vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất;… 3 - Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc giao thông. 4 - Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ. 5 - Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi xảy ra ách tắc, tai nạn giao thông… 6 - Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân. Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông không thuộc quyền hạn của lực lượng CSGT. Do đó, CSGT khi yêu cầu dừng xe không được phép tự ý rút chìa khóa của người tham gia giao thông, dù họ có thực sự vi phạm hay không. Xem thêm: CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm? 3. Không được tự ý khám người và phương tiện Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng xe để kiểm soát việc thực hiện các quy định về giao thông, CSGT được kiểm tra các nội dung sau: - Kiểm tra giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện - Kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện: CSGT thực hiện kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số và hai bên thành xe; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. - Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ: CSGT kiểm tra tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở trên xe và các biện pháp bảo đảm an toàn. - Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Theo đó, CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ, kiểm tra các điều kiện về hình thức của phương tiện nhưng không được tùy tiện khám người, phương tiện. Bởi theo khoản 1 Điều 127 và khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám người, khám phương tiện chỉ được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng: - Người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. - Trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Xem thêm: CSGT có được kiểm tra cốp xe, ví, điện thoại...? 4. Không được nhận tiền của người vi phạm Khi xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi sau: 2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để xử phạt vi phạm, CSGT không được lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, đòi, nhận tiền của người dân. Nếu vi phạm quy định này mà bị phát hiện, chiến sĩ CSGT đã nhận tiền của người vi phạm giao thông có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc. Không những vậy, CSGT nhận tiền của người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Mức phạt thấp nhất với tội này là từ 02 - 07 năm tù. Lưu ý: Trường hợp duy nhất CSGT được nhận tiền từ người vi phạm là khi thu tiền phạt tại chỗ đối với các lỗi vi phạm có mức phạt tiền từ 250.000 đồng trở xuống đối với cá nhân hoặc từ 500.000 đồng trở xuống đối với tổ chức 5. Không được truy đuổi người vi phạm Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT có quyền yêu cầu người đi đường dừng xe nhưng phải bảo đảm an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Tuy nhiên, việc có cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm hay không thì hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật liên quan đều chưa có quy định cụ thể. Việc truy đuổi thường chỉ diễn ra trong trường hợp truy đuổi tội phạm hoặc khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của những người tham gia giao thông khác. Thực tế có không ít trường hợp CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn tới xảy ra tai nạn giao thông nên một số địa phương đã có những quy định trong ngành, nội bộ CSGT không nên truy đuổi người vi phạm giao thông.
1700679100184.3.parquet/161373
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 122, "token_count": 15667, "url": "https://luatvietnam.vn/giao-thong/dieu-csgt-khong-duoc-lam-khi-yeu-cau-dung-xe-863-88964-article.html" }
Trong thời kỳ hòa bình như hiện nay, dân quân tự vệ có vai trò vô cùng quan trọng trọng việc bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vậy dân quân tự vệ là gì? Bị gọi có bắt buộc phải đi không? Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Dân quân tự vệ là gì? 1.1. Khái niệm 1.2. Vị trí, chức năng 1.3. Thành phần 1.4. Nhiệm vụ 2. Có tên trong danh sách dân quân tự vệ có bắt buộc phải đi không? 3. Cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ bị phạt thế nào? 1. Dân quân tự vệ là gì? 1.1. Khái niệm Tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 giải thích, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. 1.2. Vị trí, chức năng Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, có chức năng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. 1.3. Thành phần Theo Điều 6 Luật Dân quân tự vệ, thành phần của dân quân tự vệ bao gồm: - Dân quân tự vệ tại chỗ: Đây là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu và ở cơ quan, tổ chức. - Dân quân tự vệ cơ động: Đây là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Dân quân thường trực: Đây là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng. - Dân quân tự vệ biển: Đây là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam. 1.4. Nhiệm vụ Dân quân tự vệ có các nhiệm vụ sau: - Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức. - Phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trởi Việt Nam... - Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, diễn tập, hội thao. - Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền. - Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác. - Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Có tên trong danh sách dân quân tự vệ có bắt buộc phải đi không? Khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. Theo quy định trên, tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, nếu có tên trong danh sách dân quân tự vệ, công dân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình, trừ một số trường hợp được tạm hoãn quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ như: - Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người không có đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ; - Người có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; - Người có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; - Người có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Người đang là lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng do tai nạn, thiên tai... - Người có vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61 - 80%; - Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. 3. Cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ bị phạt thế nào? Trốn tránh, chống đối việc tham gia dân quân tự vệ là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 14 Luật Dân quân tự vệ. Nếu cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ thì sẽ bị phạt hành chính. Cụ thể, theo Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt. ... 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này... Như vậy, người trốn tránh, không tham gia dân quân tự vệ có thể bị phạt tiền đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Hiện nay, pháp luật không có quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trốn không tham gia dân quân tự vệ. Do đó, nếu vi phạm thì chỉ bị phạt hành chính. Trên đây là giải thích về dân quân tự vệ là gì. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
1700679100184.3.parquet/177568
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 71.2, "token_count": 14361, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/dan-quan-tu-ve-la-gi-883-88942-article.html" }
Khi mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh sẽ có nhiều người lao động không phải nộp thuế thu nhập, đồng thời mức nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2021 cũng có thay đổi. Lưu ý: Cách tính thuế thu nhập cá nhân dưới đây chỉ áp dụng cho người có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
1700679100184.3.parquet/187830
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 74.7, "token_count": 12887, "url": "https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/muc-nop-thue-thu-nhap-ca-nhan-565-27013-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 194-HĐBT Quyết định 194-HĐBT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 194-HĐBT NGÀY 23-12-1988 VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC Xà MUA BÁN HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Để đổi mới tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã mua bán; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội thương và thủ trưởng các ngành có liên quan, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1 Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã mua bán. Điều 2 Bản quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1989. Những quy định trước đây của các cơ quan Nhà nước trái với bản Quy định này đều bị bãi bỏ. Điều 3 Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quyết định này. BẢN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC Xà MUA BÁN (Ban hành kèm theo Quyết định số 194-HĐBT ngày 23-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng) Điều 1 Hợp tác xã mua bán là tổ chức kinh tế - xã hội của tập thể nhân dân lao động, chủ yếu kinh doanh thương mại và dịch vụ, được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, hạch toán kinh tế và quản lý dân chủ được Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ và bảo hộ theo pháp luật. Điều 2 Hợp tác xã mua bán có các nhiệm vụ chủ yếu như sau: 1- Tổ chức mua và làm đại lý mua sản phẩm hàng hoá của các thành phần kinh tế; tổ chức bán và làm đại lý bán hàng tiêu dùng và những tư liệu sản xuất nhỏ, thông dụng; tổ chức các hoạt động dịch vụ và kinh doanh ăn uống công cộng. 2- Khai thác các tiềm năng tại chỗ về lao động, nguyên liệu và tiền vốn để tổ chức sản xuất, gia công chế biến làm tăng thêm quỹ hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. 3- Liên kết chặt chẽ với thương nghiệp quốc doanh và các tổ chức kinh tế khác để mở rộng kinh doanh. 4- Mở rộng quan hệ trao đổi hàng hoá, hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ về khoa học - kỹ thuật và vốn đầu tư của nước ngoài để góp phần phát triển kinh tế trong nước; thực hiện tốt nhiệm vụ một thành viên của liên minh các hợp tác xã quốc tế. 5- Tổ chức tốt việc quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, loại trừ mọi hành vi tiêu cực và thực hiện văn minh thương nghiệp. 6- Thông qua các hoạt động nói trên mà góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, làm sống động và lành mạnh thị trường, kích thích kinh tế hàng hoá phát triển, thiết thực đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tăng thu nhập của xã viên và tập thể, tham gia tích cực vào việc thực hiện các chính sách xã hội. Điều 3 Hợp tác xã mua bán phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước về kinh doanh thương mại và dịch vụ; làm đúng nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Điều 4 Việc tổ chức và quản lý nội bộ hệ thống hợp tác xã mua bán từ cơ sở đến trung ương do tập thể xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên hợp tác xã mua bán quyết định phù hợp với pháp luật Nhà nước, không một cơ quan nào được áp đặt hoặc can thiệp trái pháp luật. Điều 5 Quyền chủ động kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của hợp tác xã mua bán được thực hiện theo những quy định của Nhà nước đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh. Quan hệ giữa hợp tác xã mua bán với các tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu thông qua hợp đồng kinh tế và đều bình đẳng trước pháp luật. Việc tham gia liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức kinh tế khác là do hợp tác xã mua bán tự nguyện và chủ động quyết định. Điều 6 Nhà nước không giao chỉ tiêu pháp lệnh cho hợp tác xã mua bán mà thông qua các chính sách đòn bẩy kinh tế và pháp luật để hướng dẫn, khuyến khích và giám sát hợp tác xã mua bán kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh. Các tổ chức kinh tế quốc doanh cũng như các tổ chức kinh tế khác uỷ thác hợp tác xã mua bán mua hoặc bán hàng cho mình thì phải bảo đảm những điều kiện cần thiết để thực hiện theo hợp đồng đã ký với hợp tác xã mua bán. Hợp tác xã mua bán gửi kế hoạch kinh tế - xã hội của mình cho cơ quan kế hoạch Nhà nước và cơ quan quản lý thương nghiệp của Nhà nước. Điều 7 Ngoài những mặt hàng do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước định giá và những mặt hàng nhận uỷ thác mua hoặc bán cho các tổ chức kinh tế quốc doanh do các tổ chức ấy hướng dẫn giá mua, giá bán, các mặt hàng khác thì hợp tác xã mua bán thoả thuận với các khách hàng về giá mua, giá bán được xã viên và người tiêu dùng chấp nhận dưới sự giám sát của Nhà nước, góp phần bình ổn giá cả thị trường. Điều 8 Ngoài vốn cổ phần do các xã viên góp, hợp tác xã mua bán được huy động bằng các hình thức thích hợp vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế khác và của dân cư, kể cả việc tổ chức tín dụng hợp tác xã mua bán dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước; được vay vốn của Ngân hàng với lãi suất như đối với thương nghiệp quốc doanh; được chọn Ngân hàng, kể cả Ngân hàng Ngoại thương, để mở tài khoản giao dịch; được vay vốn của các tổ chức hợp tác xã nước ngoài với điều kiện tự thanh toán được bằng ngoại tệ. Đối với số vốn mà ngân sách Nhà nước đã cấp trước đây cho hợp tác xã mua bán. Bộ Tài chính cùng Bộ Nội thương xem xét giải quyết một cách thoả đáng. Viện trợ của nước ngoài cho hợp tác xã mua bán thì hợp tác xã mua bán được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bổ sung quỹ hàng hoá và vốn tự có, nhưng phải báo cáo với Bộ Tài chính để phản ánh vào Ngân sách Nhà nước. Điều 9 Ngoài việc nộp thuế theo chính sách được Nhà nước ưu đãi, hàng năm tạm thời hợp tác xã mua bán trích 30% thực lãi nộp vào ngân sách Nhà nước. ở những nơi hoạt động trong điều kiện đặc biệt khó khăn, thì theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu xem xét và quyết định mức miễn giảm các khoản hợp tác xã mua bán phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Điều 10 Tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và bảo hiểm xã hội cho cán bộ, nhân viên hợp tác xã mua bán do hợp tác xã mua bán tự đài thọ bằng kết quả kinh doanh của mình, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Hội đồng Trung ương hợp tác xã mua bán Việt Nam, cùng Bộ Nội thương bàn với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức thực hiện quỹ bảo hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên hợp tác xã mua bán.
1700679100184.3.parquet/201380
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 137.2, "token_count": 14687, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quyet-dinh-194-hdbt-hoi-dong-bo-truong-1785-d1.html" }
Năm 2021 là năm có nhiều thay đổi liên quan đến các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động. Cùng LuatVietnam tìm hiểu chi tiết về các ngày nghỉ này. Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021 người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương, gồm:
1700679100184.3.parquet/210065
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 96.9, "token_count": 10631, "url": "https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/11-ngay-nghi-le-tet-nam-2021-562-26583-article.html" }
Theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), năm 2020, khoảng 23.500 lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng sẽ nghỉ hưu. So với mặt bằng chung, mức lương hưu của những lao động này thế nào? Nghỉ hưu năm 2020 được nhận thêm một khoản tiền Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 chính thức thay đổi cách tính lương hưu của người lao động so với Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Theo đó, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam. Chính vì vậy, ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP nhằm hỗ trợ cho nhóm lao động này bằng cách điều chỉnh lương hưu. Lương hưu của lao động nữ nghỉ hưu năm 2020 (Ảnh minh họa) Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020 Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 153/2018/NĐ-CP, mức lương hưu của lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng được xác định như sau: Mức lương hưu thực tế = Mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 + Mức điều chỉnh Trong đó: - Mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% đến mức tối đa bằng 75%. - Mức điều chỉnh: Được tính bằng mức lương hưu nêu trên nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu. Cụ thể: Thời gian đã đóng BHXH Tỷ lệ điều chỉnh năm 2020 20 năm 3,64% 20 năm 01 tháng - 20 năm 06 tháng 3,93% 20 năm 07 tháng - 21 năm 4,21% 21 năm 01 tháng - 21 năm 06 tháng 4,48% 21 năm 07 tháng - 22 năm 4,75% 22 năm 01 tháng - 22 năm 06 tháng 5,00% 22 năm 7 tháng - 23 năm 5,25% 23 năm 01 tháng - 23 năm 06 tháng 5,48% 23 năm 07 tháng - 24 năm 5,71% 24 năm 01 tháng - 24 năm 06 tháng 5,94% 24 năm 07 tháng - 25 năm 6,15% 25 năm 01 tháng - 25 năm 06 tháng 5,45% 25 năm 07 tháng - 26 năm 4,78% 26 năm 01 tháng - 26 năm 06 tháng 4,12% 26 năm 07 tháng - 27 năm 3,48% 27 năm 01 tháng - 27 năm 06 tháng 2,86% 27 năm 07 tháng - 28 năm 2,25% 28 năm 01 tháng - 28 năm 06 tháng 1,67% 28 năm 07 tháng - 29 năm 1,10% 29 năm 01 tháng - 29 năm 06 tháng 0,54% Để hình dung rõ hơn về cách tính lương hưu, có thể tham khảo ví dụ dưới đây: Năm 2020, bà A 55 tuổi và có 25 năm đóng BHXH, đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 5.200.000 đồng/tháng. Mức lương hưu bà A nhận được nếu nghỉ hưu vào năm 2020 được tính như sau: - Mức lương hưu tính theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014: 15 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm còn lại = 10 x 2% = 20%. Tổng là 45% + 20% = 65%. Chỉ với cách tính này, lương hưu bà A nhận được sẽ bằng 65% x 5.200.000 đồng/tháng = 3.380.000 đồng/tháng. - Ngoài ra, với 25 năm đóng BHXH, bà còn được nhận thêm một khoản tiền hỗ trợ với tỷ lệ 6,15% và bằng 6,15% x 3.380.000 đồng/tháng = 207.870 đồng/tháng. Như vậy, mức lương hưu thực tế của bà A bằng 3.380.000 đồng/tháng + 207.870 đồng/tháng = 3.587.870 đồng/tháng. Lưu ý: Mức lương hưu của những lao động còn lại vẫn được tính theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, không được hỗ trợ thêm.
1700679100184.3.parquet/241071
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 308.1, "token_count": 12231, "url": "https://luatvietnam.vn/bao-hiem/cach-tinh-luong-huu-cho-lao-dong-nu-nghi-huu-nam-2020-563-23757-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 3027/TCHQ-GSQL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Công văn Người ký: Phạm Thanh Bình Ngày ban hành: 20/07/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Hải quan tải Công văn 3027/TCHQ-GSQL Công văn 3027/TCHQ-GSQL DOC (Bản Word) Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CÔNG VĂN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3027/TCHQ-GSQL NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 2001 VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ TỜ KHAI 1 LẦN TRONG QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh thành phố Ngày 03/01/2001, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã có Quyết định số 01/2001/QĐ-TCHQ ban hành quy chế tạm thời đăng ký tờ khai một lần trong quy trình làm thủ tục hải quan. Theo phản ánh của Hải quan địa phương và một số doanh nghiệp thì trong quá trình thực hiện quy chế tạm thời đăng ký tờ khai một lần trong quy trình làm thủ tục hải quan có phát sinh vướng mắc, do vậy Tổng cục dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung và giải thích rõ một số điểm để ban hành quy chế chính thức cụ thể với một số nội dung chính như sau:
1700679100184.3.parquet/261001
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 647.2, "token_count": 13896, "url": "https://luatvietnam.vn/hai-quan/cong-van-3027-tchq-gsql-tong-cuc-hai-quan-12027-d6.html" }
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử. Theo quy định mới, đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng. Cụ thể, thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: Năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy. Đồng thời, người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp của các loại giấy tờ như:
1700679100184.3.parquet/270363
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100184.3.parquet", "ppl": 59.6, "token_count": 10106, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/tang-trach-nhiem-cua-nguoi-ban-tren-san-thuong-mai-dien-tu-186-33177-article.html" }
Ngày 01/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 10225/BYT-DP về việc tiêm vắc xin Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo Công văn, đối tượng tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19 là người từ 18 tuổi trở lên. Trong đó, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 01 hoặc 02 hoặc 03 mũi tùy theo loại vắc xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 06 tháng… Loại vắc xin tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Khoảng cách tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vắc xin. Trường hợp ưu tiên tiêm nhắc lại vắc xin Covid-19​ (Ảnh minh họa) Với liều tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19, đối tượng được tiêm là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Trong đó, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế. Về loại vắc xin tiêm nhắc lại: - Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA; - Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. - Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin Astrazeneca) Khoảng cách tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 06 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến phòng, chống Covid-19, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
1700679100229.44.parquet/5534
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 233.2, "token_count": 10384, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/tiem-nhac-lai-vac-xin-covid-19-186-34248-article.html" }
Kỳ thị người mắc Covid-19 là một trong những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý nghiêm. Người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc nặng nhất là xử lý hình sự với phạt tù đến 05 năm. Với khả năng lây nhiễm chóng mặt, dịch Covid-19 đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người. Tâm lý lo sợ dịch bệnh khiến nhiều người có phản ứng thái quá đối với những người khác không may mắc Covid-19. Không chỉ xa lánh mà họ còn kỳ thị, tỏ thái độ khó chịu với những người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19. Việc kỳ thị người mắc Covid-19 có thể biểu hiện qua lời nói bằng cách gièm pha, vu khống, lăng mạ… hay qua cử chỉ, thái độ, hành động, ánh mắt không thiện cảm với người khác. Điều này làm cho những bệnh nhân Covid-19 vốn đã bị tổn thương vì căn bệnh nguy hiểm, nay còn chịu thêm áp lực tâm lý từ phản ứng tiêu cực của những người xung quanh. Dưới góc độ pháp lý, kỳ thị, lăng mạ hay xúc phạm người mắc Covid-19 là các hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi kỳ thị người mắc Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt hành chính Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng. Trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm người mắc Covid-19 trên mạng Internet, mức phạt còn nặng hơn gấp nhiều lần. Căn cứ các quy định tại Điều 99, 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: - Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (khoản 1 Điều 101). - Trang thông tin điện tử đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (khoản 3 Điều 99). Lưu ý: Các mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Ngoài phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tù đến 05 năm Trong trường hợp kỳ thị người mắc Covid-19 một cách nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định trên, nếu bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 05 năm. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm. Có thể thấy, kỳ thị người mắc Covid-19 là một trong những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý nghiêm. Kỳ thị người mắc Covid-19 không ngăn được dịch, thay vào đó hãy tự bảo vệ bản thân với biện pháp sau:
1700679100229.44.parquet/7108
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 105.5, "token_count": 13947, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/ky-thi-nguoi-mac-covid-19-570-35478-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Đẩy nhanh tiến độ triển khai cao tốc Bến Lức - Long Thành Ngày 19/7/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững Vũng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm, dự án kết nối trong khu vực, đặc biệt là cao tốc Bến Lức - Long Thành. Phấn đấu khởi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong quý IV năm 2020. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần tiến hành chỉ đạo thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ trong năm 2021. Ngoài ra, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên phát triển mạng lưới trung tâm logistics của Vùng tập trung tại nơi có lợi thế về vị trí địa lý; lấy Thành phố Hồ Chí Minh gắn kết với trục cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Long Thành làm trung tâm, phát triển các khu vực lân cận. Xem chi tiết Chỉ thị 19/CT-TTg tại đây tải Chỉ thị 19/CT-TTg Chỉ thị 19/CT-TTg DOC (Bản Word) NEW PDF (Bản có dấu đỏ) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 19/CT-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2019 CHỈ THỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế phát triển năng động và có tỷ trọng đóng góp lớn nhất cả nước (năm 2018 đóng góp 45,4% GDP cả nước, tổng thu ngân sách chiếm 42,6% tổng số thu của cả nước); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các ngành công nghiệp dịch vụ có lợi thế tạo ra giá trị gia tăng cao. Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước với hơn 15 nghìn dự án FDI còn hiệu lực, có 140 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động,... Cùng với hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế lớn đã giúp Vùng KTTĐ phía Nam trở thành trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, logistics,... lớn nhất cả nước. Đồng thời, Vùng KTTĐ phía Nam với trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, chứng khoán lớn nhất cả nước; là Vùng có môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển khoa học công nghệ, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo và xóa đói giảm nghèo luôn được các tỉnh, thành phố trong Vùng quan tâm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐ phía Nam đang có xu hướng chậm lại, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 chỉ ngang mức bình quân cả nước. Mặc dù là Vùng KTTĐ lớn nhất cả nước nhưng những lợi thế của Vùng chưa được phát huy đầy đủ nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng, kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, kết nối chưa đồng bộ; chất lượng phát triển đô thị còn thấp; bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng; nhiều khu vực còn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chưa bảo đảm hết nhu cầu an sinh xã hội; phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu đề ra. Cơ chế, chính sách phát triển Vùng KTTĐ phía Nam còn chưa hoàn thiện, thiếu đột phá; nhận thức về lợi ích của các chủ thể liên quan chưa đầy đủ, còn khác nhau, thiếu liên kết vùng chặt chẽ. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ phía Nam còn mang tính tự phát, hình thức, chương trình phối hợp phát triển kinh tế còn mang tính cục bộ, chưa phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của Vùng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Vùng KTTĐ phía Nam phát huy hết tiềm năng, lợi thế, phát triển bứt phá và bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐ phía Nam (sau đây gọi tắt là các Bộ, ngành và địa phương) tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, giải pháp sau:
1700679100229.44.parquet/31008
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 103.7, "token_count": 28240, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/chi-thi-19-ct-ttg-2019-giai-phap-thuc-day-tang-truong-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-175440-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Thông tư liên tịch 14-TTLB Thông tư liên tịch 14-TTLB ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG TƯ CỦA LIÊN BỘ Y TẾ VÀ TÀI CHÍNH SỐ 14-TTLB NGÀY 15-6-1989 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 45-HĐBT NGÀY 24-4-1989 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC THU MỘT PHẦN VIỆN PHÍ Y TẾ Để góp phần cải thiện điều kiện phục vụ bệnh nhân, liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45-HĐBT ngày 24-4-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần viện phí y tế như sau: I - NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG THU MỘT PHẦN VIỆN PHÍ 1. Nội dung thu một phần viện phí y tế: a) Tiền khám bệnh. b) Tiền giường nằm điều trị, điều dưỡng. c) Tiền dịch vụ kỹ thuật trong thời gian khám và chữa bệnh. d) Tiền thuốc, máu, tiền dịch truyền. e) Tiền xét nghiệm. g) Tiền phim X quang. Các khoản tiền nói trên là cơ sở để tính mức thu một phần viện phí và miễn giảm cho các đối tượng vào khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Nhà nước quy định ở điểm 2 và 3 dưới đây. 2. Đối tượng thu một phần viện phí (thu 100%): a) Tất cả các đối tượng (trừ những người được miễn giảm quy định ở điểm 3 dưới đây) vào các cơ sở Nhà nước để khám và chữa bệnh theo đúng tuyến điều trị do ngành y tế quy định. b) Tất cả các đối tượng (kể cả công nhân viên chức Nhà nước và các đối tượng chính sách quy định ở điểm 3 dưới đây) đến khám và chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây: - Bị tai nạn lao động - do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động trả viện phí. - Bị tai nạn giao thông - do cơ quan bảo hiểm trả hoặc do người vi phạm luật giao thông trả viện phí. - Say rượu, tự tử được cứu sống do bản thân trả. - Đánh người gây thương tích, kẻ đánh người trả viện phí. - Khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng, chọn thầy - chọn thuốc, trái tuyến, bịt răng bằng kim loại quý, làm thủ thuật để sửa sang sắc đẹp. 3. Đối tượng được miễn tiền khám chữa bệnh: - Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. - Thương binh hạng 1 đến hạng 4. - Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng. - Người tàn tật, trẻ mồ côi hoặc người già yếu không nơi nương tựa. - Người bị bệnh tâm thần, bệnh phong, bệnh lao. - Đồng bào dân tộc vùng núi cao (do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định). - Đồng bào đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới trong thời gian đang hưởng trợ cấp từ trên 1 năm, cán bộ hưu trí, nghỉ việc do mất sức lao động, cán bộ xã, phường hưởng phụ cấp, các lực lượng vũ trang, học sinh các trường chuyên nghiệp của Nhà nước. - Cha, mẹ, vợ hoặc chồng và người ăn theo là con thứ nhất, thứ hai dưới 18 tuổi của cán bộ công nhân viên chức, các lực lượng vũ trang. Cán bộ công nhân viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn. - Trẻ em dưới 5 tuổi. II- MỨC THU VÀ CÁC HÌNH THỨC THU VIỆN PHÍ 1. Tiền viện phí gồm 2 phần: a) Tiền hao phí vật chất gồm tiền thuốc, máu, dịch truyền, tiền phim X quang, tiền dịch vụ đại phẫu - trung phẫu - thu theo thực tế dùng cho người bệnh và theo giá Nhà nước quy định ở thời điểm thu viện phí; Nếu thuốc nhập ngoại chưa có giá quy định của Nhà nước thì tính theo giá hàng nhập khẩu bằng ngoại tệ nhân (X) với tỷ giá do Nhà nước công bố. (Các khoản thu này không tính trong mức thu một ngày điều trị nội trú) b) Tiền thu về dịch vụ khám chữa bệnh và tiền giường nằm điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh. Mức thu tiền khám bệnh và tiền giường nằm điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh quy định cho các tuyến điều trị, như sau: Số TT Cơ sở điều trị Một lần khám bệnh 1 ngày giường bệnh nội trú Loại 3 Loại 2 Loại 1 1 2 3 - Bệnh viện huyện, quận - Bệnh viện tỉnh, thành phố và tương đương Nội - Nhi - Ngoại - Sản (chưa mổ) Ngoại - sản (có mổ) và hồi sức cấp cứu - Bệnh viện trực thuộc Trung ương Nội - Nhi - Ngoại - Sản (chưa mổ) Ngoại - Sản (có mổ) và hồi sức cấp cứu 300đ 500đ 500đ 500đ 500đ 500đ 800đ 1.000đ 1.000đ 1.000đ - 1.000đ 1.200đ 1.200đ 1.500đ - - 1.500đ 1.500đ 2.000đ ³ Thu tiền khám bệnh - chỉ thu một lần khi người bệnh phải khám nhiều chuyên khoa trong cùng bệnh viện. 2. Mức thu dịch vụ khám chữa bệnh trên đây là mức thu trung bình. Các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể nếu xét thấy cần phải thu cao hơn hay thấp hơn thì trình Uỷ ban Nhân dân địa phương quyết định hoặc Bộ Y tế quyết định (nếu là bệnh viện tuyến trung ương). Để phù hợp với tình hình biến động của giá cả, khi chỉ số giá gạo tại địa phương tăng giảm 20% thì bệnh viện được xin phép điều chỉnh mức thu quy định ở điểm 1, phần II trên đây. Căn cứ vào khả năng của bệnh viện và nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, các địa phương có thể tổ chức phục vụ khám chữa bệnh theo nhu cầu và thu đủ chi phí phục vụ theo hợp đồng và theo giá dịch vụ thoả thuận giữa bệnh viện với các đối tượng được phục vụ.
1700679100229.44.parquet/35344
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 420.9, "token_count": 14847, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/thong-tu-lien-tich-14-ttlb-bo-tai-chinh-1903-d1.html" }
Điểm thi THPT quốc gia 2018 sẽ chính thức được công bố vào ngày mai - 11/07/2018. Sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, dù kết quả có như mong muốn hay không, có 15 mốc thời gian thí sinh cần phải lưu ý. Theo Công văn 991/BGDĐT-QLCL hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia 2018; Công văn 899/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn Quy chế tuyển sinh đại học 2018, các mốc thời gian mà thí sinh cần đặc biệt lưu ý sau khi biết điểm thi THPT quốc gia 2018 như sau:
1700679100229.44.parquet/56201
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 210.7, "token_count": 10997, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/sau-khi-biet-diem-thi-thpt-2018-thi-sinh-can-lam-gi-230-16976-article.html" }
Kết hôn là việc trọng đại đối với mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bước đầu và quan trọng trong thủ tục đăng ký kết hôn là điền tờ khai đăng ký kết hôn. Mục lục bài viết [Ẩn] Tờ khai đăng ký kết hôn dùng để làm gì? Những ai đủ điều kiện để đăng ký kết hôn Thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn Thủ tục thực hiện việc đăng ký kết hôn Cách ghi cụ thể và chi tiết tờ khai đăng ký kết hôn Hướng dẫn cách ghi Tờ khai đăng ký kết hôn Tờ khai đăng ký kết hôn dùng để làm gì? Tờ khai đăng ký kết hôn hiện nay được áp dụng theo quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định thi hành một số điều của Luật Hộ tịch, có hiệu lực từ ngày 16/7/2020. Theo đó, nếu đi làm thủ tục đăng ký kết hôn, hai người nam nữ phải khai vào tờ khai đăng ký kết hôn để cơ quan có thẩm quyền xác định thông tin nhân thân, nơi cư trú, đã kết hôn mấy lần rồi... Qua đó, làm căn cứ để tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn cho hai người. Những ai đủ điều kiện để đăng ký kết hôn Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ đủ tuổi kết hôn phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự - Không thuộc các trường hợp bị cấm như sau: + Kết hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; + Yêu sách của cải trong kết hôn; + Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Các cặp đôi lưu ý để điền đúng mẫu Tờ khai đăng ký kết hôn (Ảnh minh họa) Thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn Đối với nam nữ công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là UBND cấp xã của một trong hai bên nam nữ. (Điều 17 Luật Hộ tịch 2014) UBND cấp huyện có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các đối tượng sau: - Công dân Việt Nam với người nước ngoài; - Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; - Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài (Điều 37 Luật Hộ tịch 2014) Thủ tục thực hiện việc đăng ký kết hôn Về thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn thì hai người nam nữ phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét thấy giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, hai bên nam nữ ký vào sổ hộ tịch, Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Lưu ý là: Khi đăng ký kết hôn, hai người phải cùng có mặt tại nơi cơ quan cấp giấy đăng ký. Căn cứ Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn là ngay sau khi hai người nam nữ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ và không quá 05 ngày làm việc khi cần xác minh thêm các giấy tờ, tài liệu chứng minh. Ngoài ra, nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng). Cách ghi cụ thể và chi tiết tờ khai đăng ký kết hôn Ví dụ cách điền Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn (Ảnh minh họa) Hướng dẫn cách ghi Tờ khai đăng ký kết hôn Mục “Ảnh”: Trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thì phải dán ảnh của hai bên nam, nữ. Mục “Kính gửi” ghi rõ tên cơ quan đăng ký kết hôn. Nếu là cá nhân Việt Nam ở Việt Nam thì là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nếu đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ là Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã.
1700679100229.44.parquet/114431
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 143, "token_count": 14119, "url": "https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-to-khai-dang-ky-ket-hon-230-19671-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 169-HĐBT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Nghị định Người ký: Võ Văn Kiệt Ngày ban hành: 25/05/1991 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Nghị định 169-HĐBT Nghị định 169-HĐBT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết NGHị địNH CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 169-HĐBT NGàY 25-5-1991 Về CôNG CHứC NHà NướC. HộI đồNG Bộ TRưởNG Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981; Căn cứ Nghị quyết của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 15 tháng 3 năm 1991 và ngày 30-3-1991 về sắp xếp tổ chức và biên chế hành chính sự nghiệp; Để có cơ sở tuyển chọn đúng, sử dụng có hiệu quả các công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước, từng bước xây dựng đội ngũ công chức có nghiệp vụ thành thạo, xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước vững mạnh; Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức-cán bộ của Chính phủ, NGHị địNH: Điều 1. Nay quy định về công chức Nhà nước. Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương; ở trong nước hay ngoài nước; đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp gọi là công chức Nhà nước. Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng. 1. Thuộc phạm vi công chức. a/ Những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương. b/ Những người làm việc trong các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. c/ Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách. d/ Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ Quốc phòng. e) Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong Bộ máy của các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát các cấp. g/ Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong bộ máy của văn phòng Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Nhân dân các cấp. Những trường hợp riêng biệt khác do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định. 2. Không thuộc phạm vi công chức. a/ Các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. b/ Những người giữ các chức vụ trong các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân các cấp bầu ra hoặc cử ra theo nhiệm kỳ. c/ Những hạ sĩ quan, sĩ quan tại ngũ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, bộ đội biên phòng. d/ Những người làm việc theo chế độ tạm tuyển, hợp đồng và những người đang thời kỳ tập sự chưa được xếp vào ngạch. e/ Những người làm việc trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Nhà nước. g/ Những người làm việc trong các cơ quan của Đảng và Đoàn thể nhân dân (có quy chế riêng của Đảng và Đoàn thể nhân dân). Điều 3. Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ có trách nhiệm xây dựng các quy chế về các loại công chức trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành. Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ các văn bản trước đây trái với các quy định trong Nghị định này.
1700679100229.44.parquet/117408
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 181, "token_count": 13142, "url": "https://luatvietnam.vn/can-bo/nghi-dinh-169-hdbt-hoi-dong-bo-truong-2251-d1.html" }
Theo quy định tại Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó quyền được nghỉ theo chế độ, nghỉ do ốm đau. Liên quan đến trường hợp lao động không may bị ốm đau, pháp luật hiện hành có những quy định như thế nào? Đối tượng nào được hưởng chế độ ốm đau? Người lao động được nghỉ ốm bao nhiêu ngày? Xem thêm: Bộ luật Lao động: 10 Điều người lao động phải biết Người lao động được hưởng chế độ ốm đau như thế nào? (Ảnh minh họa) Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng được hưởng chế độ ốm đau gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng - dưới 12 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức… Điều kiện được hưởng chế độ ốm đau Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện được hưởng chế độ ốm đau là người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền; Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm. Xem thêm: Nghỉ nửa ngày đi khám có được hưởng tiền BHXH? Thời gian hưởng chế độ ốm đau Cũng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong một năm, người lao động được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa là 30 ngày áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường và đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm - dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đóng đủ từ 15 năm - dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng đủ 30 năm trở lên. Trong trường hợp, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế thì được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định vừa nêu mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tùy thuộc vào từng đối tượng lao động, loại bệnh... (Ảnh minh họa) Mức hưởng chế độ ốm đau Người lao động khi ốm đau, được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng như sau: 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Đối với trường hợp người lao động đã hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị đối với bệnh cần chữa trị dài ngày thì mức hưởng bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm; 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm. Ngoài ra, theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
1700679100229.44.parquet/128144
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 221.9, "token_count": 12711, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/nguoi-lao-dong-duoc-huong-che-do-om-dau-nhu-the-nao-230-16023-article.html" }
Cùng với sự phát triền của công nghệ thông tin, hành vi lan truyền các văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng trở nên phổ biến và diễn ra một cách công khai. Vậy, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cụ thể là gì? Mức phạt với hành vi này ra sao? Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Thế nào là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? 2. Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị phạt bao nhiêu tiền? 3. Trường hợp nào truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị đi tù? Mức phạt tù ra sao? 1. Thế nào là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy? “Văn hóa phẩm đồi trụy” thường được nhắc đến nhiều trên các văn bản luật, các bản tin trên tivi, trên các phương tiện truyền thông khác nên chắc hẳn ai cũng đã từng có lần nghe đến cụm từ này. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ thế nào là văn hóa phẩm đồi trụy cũng như chế tài xử phạt đối với hành vi truyền bá các sản phẩm này. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP, “đồi trụy” là sự thể hiện bằng hành động, hình ảnh, âm thanh, lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Từ đó có thể hiểu truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi làm ra, sao chép, vận chuyển, lưu hành, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, không lành mạnh, trái với lối sống, đạo đức, thuần phong mỹ tục. Trong đó: - Làm ra là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các loại văn hóa phẩm đồi trụy như: Dựng hoặc đóng phim, vẽ tranh ảnh, sáng tác truyện...; - Sao chép là hành vi chụp lại, chép lại, vẽ lại, ghi âm, ghi hình lại... nội dung trong văn hóa phẩm đồi trụy; - Lưu hành là hành vi công bố, phổ biến, cho mượn, cho thuê, lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy; - Vận chuyển là hành vi đem các văn hóa phẩm đồi trụy đến những nơi khác nhau ví dụ như vận chuyển từ người bán đến người mua hoặc từ người làm ra đến người phân phối; - Mua bán văn hóa phẩm đổi trụy; - Tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi lưu trữ trong nhà hoặc trong kho để sử dụng hoặc chờ phân phối ra bên ngoài. Mức phạt Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mới nhất 2023 (Ảnh minh họa) 2. Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị phạt bao nhiêu tiền? Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, xã hội, gây lệch lạc đạo đức trong một bộ phận người tiếp cận, xâm phạm đến thuần phong mỹ tục của nền văn hóa Việt Nam. Đây cũng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, do đó người ào thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Theo đó, trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi vi phạm sau đây có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP): - Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. 3. Trường hợp nào truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bị đi tù? Mức phạt tù ra sao? Theo quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển…. nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị xử lý về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy: - Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 BG - dưới 05 GB; - Ảnh có số lượng từ 100 - dưới 200 ảnh; - Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 - dưới 100 đơn vị; - Phổ biến cho từ 10 - 20 người; - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Cũng theo quy định tại Điều luật này, mức phạt tù áp dụng với Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: Hình phạt chính - Khung 01: Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. - Khung 02: Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 GB - dưới 10 GB; Ảnh có số lượng từ 200 - dưới 500 ảnh; Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 - dưới 200 đơn vị; Phổ biến cho từ 21 - 100 người; Phổ biến cho người dưới 18 tuổi; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; Tái phạm nguy hiểm. - Khung 03: Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 10 GB trở lên; Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên; Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên; Phổ biến cho 101 người trở lên. Hình phạt bổ sung: Bên cạnh hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 30 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Trên đây là mức phạt Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.
1700679100229.44.parquet/207179
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 369.2, "token_count": 14165, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/toi-truyen-ba-van-hoa-pham-doi-truy-883-90425-article.html" }
Chỉ thị 15, 16 và 19 đều là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong những thời điểm khác nhau. Trong đó, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp "cách ly toàn xã hội". Sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng được thể hiện ở những nội dung dưới đây:
1700679100229.44.parquet/210803
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 78.9, "token_count": 10517, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/su-khac-biet-giua-chi-thi-15-chi-thi-16-va-chi-thi-19-cua-thu-tuong-230-24876-article.html" }
Luật Doanh nghiệp mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 với nhiều thay đổi đáng kể, có tác động tích cực đến doanh nghiệp 2018. Dưới đây là một số điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014: 1. Công ty có thể có nhiều hơn 1 người đại diện Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định. Theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; trong đó, phải có ít nhất 1 người cư trú tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật, và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không có người đại diện khác theo ủy quyền thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Xem thêm: Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết 2. Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo khoản 2 Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thời gian xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong khi theo quy định cũ tại Luật Doanh nghiệp 2005, thời gian xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày làm việc. Xem thêm: Đăng ký kinh doanh 2019: 12 thay đổi nhất định phải biết 3. Bỏ ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Một nội dung đáng chú ý khác của Luật Doanh nghiệp 2014 là quy định bỏ ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ bao gồm tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; vốn điều lệ và thông tin người đại diện theo pháp luật; thông tin các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) hoặc chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân)... Xem thêm: 4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Khi có thay đổi trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày và thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày (Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014). Luật Doanh nghiệp bỏ ngành nghề kinh doanh trong GCN đăng ký doanh nghiệp. 4. Bỏ quy định doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính Về trụ sở chính, Điều 43 Luật Doanh nghiệp chỉ quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Đồng thời, bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 15 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 5. Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức, số lượng con dấu Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải đảm bảo các thông tin về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp phải có trên con dấu. Đặc biệt, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Xem thêm: Hướng dẫn quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp 6. Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động phải thành lập doanh nghiệp Khoản 2 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp; đối với những hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, việc đăng ký kinh doanh và hoạt động được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Xem thêm: 3 lý do hộ kinh doanh nên chuyển sang doanh nghiệp Năm 2018, hộ kinh doanh có từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp 7. Thu hẹp trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng chỉ quy định 5 trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp so với 8 trường hợp của Luật cũ, bao gồm: - Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; - Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập; - Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; - Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; - Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án. 8. Được dùng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn Ngoài các tài sản thông thường như đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, Luật Doanh nghiệp 2014 còn cho phép cá nhân, tổ chức được sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp (Điều 35). Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ được dùng để góp vốn bao gồm: Quyền tác giả; Quyền liên quan đến quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền đối với cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định. 9. Thay đổi điều kiện họp Đại hội đồng cổ đông công ty Điều 141 Luật Doanh nghiệp quy định cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết, thay vì 65% như quy định trước đây. Trong trường hợp cuộc họp thứ nhất không đảm bảo tỷ lệ họp từ 51% như quy định thì doanh nghiệp được triệu tập họp lần thứ 2 trong vòng 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Lúc này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết. Điều kiện họp Hội đồng cổ đông là một trong những nội dung của Luật Doanh nghiệp 204 10. Được hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp không cùng loại Theo quy định tại Điều 194, 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014, các công ty có thể hợp nhất, sáp nhập để tạo thành một công ty mới mà không bắt buộc phải là “công ty cùng loại” như quy định tại Điều 152, 153 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Tuy nhiên, Luật cũng nghiêm cấm các trường hợp hợp nhất, sáp nhập mà trong đó công ty hợp nhất hoặc nhận sáp nhập có thị phần trên 50% thị trường có liên quan. Trên đây là tổng hợp của LuatVietnam về 10 điểm đáng chú ý của Luật Doanh nghiệp 2014. Hiện nay, hệ thống của LuatVietnam cũng đã cập nhật rất đầy đủ các văn bản liên quan trong lĩnh vực DOANH NGHIỆP, quý khách hàng có thể tham khảo thêm tại đây.
1700679100229.44.parquet/226915
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 107, "token_count": 15351, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/10-diem-dang-chu-y-cua-luat-doanh-nghiep-2014-230-17327-article.html" }
Sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực tại Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT. Đánh giá điểm học phần Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau: Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10 Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần. Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây: - Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên; - Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học; - Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ. Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0 Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu. Cách tính và quy đổi điểm học phần Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ. - Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm: A: từ 8,5 đến 10,0; B: từ 7,0 đến 8,4; C: từ 5,5 đến 6,9; D: từ 4,0 đến 5,4. - Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên. - Loại không đạt F: dưới 4,0. - Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập: I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra; X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu; R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ. Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học (Ảnh minh họa) Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây: - A quy đổi thành 4; - B quy đổi thành 3; - C quy đổi thành 2; - D quy đổi thành 1; - F quy đổi thành 0. Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm. Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.
1700679100229.44.parquet/228781
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 228.1, "token_count": 13304, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/cach-tinh-diem-va-xep-loai-hoc-luc-dai-hoc-230-29797-article.html" }
Khi “sự kiện” bổ sung ảnh chân dung còn chưa qua đi thì việc chuyển đổi thuê bao 11 số sang 10 số lại ập tới. Và người dùng di động lại mướt mải chạy theo yêu cầu mới. Từ toát mồ hôi bổ sung ảnh chân dung… Nghị định 49/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24/4/2017, trong đó yêu cầu nhà mạng trước ngày 24/4/2018 phải rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước cập nhật, bổ sung ảnh chân dung để hoàn thiện thông tin thuê bao. Như vậy, các nhà mạng có tròn 1 năm để thực hiện quy định nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế, khi gần đến thời điểm 24/4/2018, cụ thể là đầu tháng 4/2018, các nhà mạng mới tức tốc gửi tin nhắn tới khách hàng, khuyến cáo đến các điểm giao dịch để bổ sung ảnh chân dung. Những tin nhắn liên tiếp gửi tới khách hàng kèm theo những cảnh báo về việc nếu không bổ sung ảnh chân dung theo quy định sẽ bị chặn một chiều, sau đó là chặn hai chiều và cuối cùng là cắt dịch vụ khiến người dùng di động hoang mang. Người dùng di động phải bổ sung ảnh chân dung để hoàn thiện thông tin (Ảnh minh họa) Thực hiện yêu cầu của nhà mạng, người dùng di động vội vã đến các điểm giao dịch để bổ sung ảnh chân dung, hoàn thiện thông tin cá nhân theo yêu cầu. Kết quả là các điểm giao dịch của nhà mạng chật cứng khách hàng, có nhiều người mất cả buổi xếp hàng chỉ để chụp một tấm ảnh nộp cho nhà mạng. Chỉ đến khi có thông tin 24/4 chưa phải hạn chót để bổ sung ảnh chân dung mới làm các điểm giao dịch này bớt quá tải. Hiện tại, các nhà mạng đang gửi tin nhắn thông báo và tiến hành khóa sim với thuê bao chưa bổ sung ảnh theo đúng quy trình.
1700679100229.44.parquet/269886
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 174.9, "token_count": 11283, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/kho-nhu-nguoi-dung-di-dong-o-viet-nam-230-16630-article.html" }
Trợ cấp thất nghiệp cứu cánh cho người lao động trong thời gian tìm kiếm việc làm. Liệu với người đã tìm được việc và đang trong thời gian thử việc thì có còn được hưởng loại trợ cấp này? Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp Không phải bất cứ ai khi mất việc làm đều có thể nhận trợ cấp thất nghiệp, mà chỉ những người đáp ứng đủ 04 điều kiện dưới đây mới được nhận khoản trợ cấp này: - Đã chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ 12 tháng trở lên; - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; - Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. (Điều 49 Luật Việc làm 2013) Xem chi tiết tại Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất Thử việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Ảnh minh họa) Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đủ điều kiện nêu trên được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, với mức hưởng: Mức hưởng hàng tháng = 60% x Mức bình quân lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp Cứ đóng đủ 12 đến 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được thêm 01 tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng. Cụ thể tại đây. Thử việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP nêu rõ một trong những trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là có việc làm. Cụ thể: - Đã giao kết hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên (ngày có việc làm là ngày hợp đồng có hiệu lực); - Có quyết định tuyển dụng (ngày có việc làm là ngày bắt đầu làm việc ghi trong quyết định tuyển dụng); - Đã thông báo có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm (ngày có việc làm là ngày ghi trong thông báo của người lao động). Ngoài ra, nếu người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp vào những ngày của tháng đang hưởng thì vẫn được hưởng trợ cấp của cả tháng đó. Căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, người lao động thử việc vẫn được coi là chưa có việc làm. Do đó, vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
1700679100229.44.parquet/272252
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100229.44.parquet", "ppl": 238.1, "token_count": 11669, "url": "https://luatvietnam.vn/bao-hiem/thu-viec-co-duoc-huong-tro-cap-that-nghiep-563-19960-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7575-1:2007 TẤM 3D DÙNG TRONG XÂY DỰNG - PHẦN 1: QUI ĐỊNH KỸ THUẬT 3D construction panels - Part 1: Specifications Lời nói đầu TCVN 7575-1÷3 : 2007 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC71/SC4 Cấu kiện bê tông cốt thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 7575 : 2007 với tên gọi chung Tấm 3D dùng trong xây dựng, gồm ba phần như sau: - Phần 1: Qui định kỹ thuật - Phần 2: Phương pháp thử - Phần 3: Hướng dẫn lắp dựng TẤM 3D DÙNG TRONG XÂY DỰNG - PHẦN 1: QUI ĐỊNH KỸ THUẬT 3D construction panels - Part 1: Specifications 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định vật liệu chế tạo, kích thước cơ bản, yêu cầu kỹ thuật và việc ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển tấm 3D tiền chế dùng làm sàn và tường chịu lực công trình xây dựng mới và/hoặc cải tạo các công trình dân dụng và công nghiệp. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi (nếu có). TCVN 5592:1991 Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên. TCVN 7575-2:2007 Tấm 3D dùng trong xây dựng - Phần 2: Phương pháp thử. TCVN 7575-3:2007 Tấm 3D dùng trong xây dựng - Phần 3: Hướng dẫn lắp dựng. ASTM C 578 - 01 Standard Specification for Rigid, Cellular Polystyrene Thermal Insulation (Tiêu chuẩn qui định kỹ thuật đối với vật liệu cách nhiệt cứng xốp polystyren). TCXD 149:1986 Bảo vệ công trình xây dựng khỏi bị ăn mòn. TCXDVN 356:2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế. 3. Thuật ngữ, định nghĩa Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau: 3.1. Tấm 3D dùng trong xây dựng (3D construction panel) Tấm vật liệu tiền chế có cấu tạo gồm một khung thép hàn không gian ba chiều tạo độ cứng vững và truyền lực cắt theo môđun xác định, ở giữa có lõi xốp polystyren (EPS) cách âm cách nhiệt (chưa phủ bê tông), dùng để chế tạo cấu kiện 3D. 3.2. Cấu kiện 3D (3D construction element) Tấm 3D (3.1) với kích thước xác định, đã được phun phủ bê tông hai mặt theo thành phần cấp phối xác định (3.6) và bảo dưỡng trong điều kiện thời gian và nhiệt độ xác định để đạt cường độ thiết kế. 3.3. Lưới thép (cover mesh) Thép sợi có đường kính xác định, được kéo nguội từ thép các bon có đường kính lớn hơn tạo ứng suất kéo căng và được hàn thành tấm lưới mắt cáo hình vuông với kích thước xác định. 3.4. Thép giằng chéo (diagonal truss wires) Thép sợi có đường kính xác định, được kéo nguội từ thép các bon có đường kính lớn hơn tạo ứng suất kéo căng, được hàn xuyên chéo qua lớp xốp polystyren EPS (3.5) và định vị với lưới thép (3.3) với mật độ thanh xác định. 3.5. Lớp lõi xốp polystyren (EPS) (core of Expanded Polystyrene System) Lớp lõi xốp polystyren, có khối lượng thể tích xác định, đảm bảo cách âm, cách nhiệt và không bắt cháy. 3.6. Bê tông phun phủ (shotcrete) Bê tông cốt liệu nhỏ với thành phần cấp phối xác định, được phun phủ trên hai bề mặt lưới thép của tấm 3D và được bảo dưỡng trong điều kiện và thời gian xác định để đạt được cường độ theo thiết kế. 4. Cấu tạo và vật liệu 4.1. Cấu tạo Tấm 3D có cấu tạo gồm một lớp xốp polystyren (EPS) (3.5) ở giữa, hai lớp lưới thép (3.3) song song hai bề mặt tấm và những thanh thép (3.4) xuyên chéo qua lớp xốp polystyren (EPS) (3.5) theo mô đun xác định, liên kết vững chắc với lưới thép bằng công nghệ hàn điểm tức thời (xem Phụ lục A). 4.2. Yêu cầu về vật liệu 4.2.1. Lớp lõi xốp polystyren (EPS) Lớp lõi xốp (EPS) được làm từ vật liệu polystyren có khối lượng thể tích từ 10 kg/m3 đến 15 kg/m3 theo ASTM C 578 - 01, đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt và không bắt cháy. 4.2.2. Thép lưới Thép sợi, đường kính từ 3 mm đến 5 mm với sai lệch ± 0,2 mm, được kéo nguội từ thép các bon thường với hàm lượng các bon nhỏ hơn 0,15 %. Giới hạn chảy của thép sợi làm thép lưới không nhỏ hơn 500 MPa và độ bền kéo không nhỏ hơn 550 MPa. Thép sợi được hàn thành lưới thép với kích thước các ô lưới là 50 mm x 50 mm, 80 mm x 80 mm hoặc 100 mm x 100 mm theo thiết kế. 4.2.3. Thép giằng chéo Thép sợi, đường kính từ 3 mm đến 5 mm với sai lệch ± 0,2 mm, được kéo nguội từ thép các bon thường với hàm lượng các bon nhỏ hơn 0,15 %. Giới hạn chảy của thép sợi làm thép giằng chéo không nhỏ hơn 500 MPa và độ bền kéo không nhỏ hơn 700 MPa. Thép giằng chéo phải được bảo vệ chống gỉ. Tùy theo mô đun thiết kế, mật độ thép giằng chéo bằng từ 100 đến 200 thanh trên một mét vuông. 4.2.4. Bê tông phun phủ Bê tông phun phủ trên hai bề mặt tấm 3D phải đạt cấp bê tông không nhỏ hơn C15 theo TCXDVN 356 : 2005. Chiều dày lớp bê tông tính từ lưới thép trở ra theo qui định của thiết kế và đảm bảo về ăn mòn theo TCXD 149 : 1986. Vật liệu và phương pháp chế tạo bê tông theo TCVN 7575-3:2007. 5. Kích thước cơ bản và sai lệch kích thước cho phép Kích thước cơ bản và sai lệch kích thước tấm 3D qui định trong Bảng 1. Bảng 1 - Kích thước cơ bản và sai lệch kích thước cho phép Kích thước tính bằng milimét Kích thước cơ bản Mức Sai lệch 1. Chiều dài tấm 3D1) - ± 1% 2. Chiều rộng tấm 3D 1000 1200 ± 3 3. Chiều dày lớp lõi xốp (EPS) Từ 30 đến 100 ± 1 4. Chiều dày tấm 3D (khoảng cách giữa hai lớp lưới thép, tính từ phía ngoài sợi thép) 50, 75, 100, 125 và 150 ± 1 5. Số lượng thanh thép giằng chéo trên 1 mét vuông tấm, không nhỏ hơn tấm tường tấm sàn 100 186 - 6. Khoảng cách từ lõi xốp đến lưới thép, không nhỏ hơn không lớn hơn 13 1/2 của chiều dày lớp bê tông ± 1 1) Tùy theo thiết kế và/hoặc yêu cầu của khách hàng. 6. Ký hiệu qui ước Mỗi tấm 3D phải có ký hiệu qui ước thể hiện ít nhất các thông tin theo trình tự sau: - tên tấm 3D (S - tấm sàn, T - tấm tường); - chiều dày tấm 3D; - đường kính thép giằng chéo; - số thanh thép chéo trên 1 mét vuông tấm; - viện dẫn tiêu chuẩn này. VÍ DỤ: Tấm sàn 3D dày 100 mm, đường kính thép giằng chéo 3,2 mm, cấu trúc gồm 200 thanh thép giằng chéo trên 1 m2, có ký hiệu như sau: 3D-S100/3,2-200 TCVN 7575-1 : 2007 7. Yêu cầu kỹ thuật 7.1. Yêu cầu đối với tấm 3D Tấm 3D phải đảm bảo phẳng, vững chắc, theo đúng thiết kế và phù hợp điều 5. Các lưới thép không bị vênh, lớp lõi xốp polystyren (EPS) không được sứt góc, cạnh. Tất cả các vị trí hàn tiếp xúc giữa thép giằng chéo và thép lưới phải đảm bảo chắc chắn. 7.2. Yêu cầu đối với cấu kiện 3D 7.2.1. Yêu cầu về độ bền Cấu kiện 3D (tấm 3D sau khi được phun bê tông với chiều dày và cường độ theo đúng thiết kế) phải đảm bảo độ bền chịu nén, chịu uốn theo 7.2.1.1 và 7.2.1.2, khi thử theo điều 5 của TCVN 7575-2:2007. 7.2.1.1. Yêu cầu độ bền chịu nén Độ bền chịu nén được đánh giá theo giá trị ứng suất thực tế đạt được lớn nhất trong tấm do tải trọng gây ra. a) Độ bền nén: giá trị ứng suất trung bình lớn nhất (sR) nhận được, không nhỏ hơn 95% giá trị độ bền tính toán thiết kế và không nhỏ hơn 11 MPa. b) Độ cứng khi nén (en): độ cong tương đối của tấm (e/L) phải nhỏ hơn hoặc bằng một nửa tỷ số giữa chiều dày và chiều cao tấm nén 3D: en = £ Trong đó E là độ cong tuyệt đối của tấm mẫu nén, tính bằng milimét; L là chiều cao tấm mẫu nén, tính bằng milimét; H là chiều dày tấm mẫu nén, tính bằng milimét. 7.2.1.2. Yêu cầu độ bền chịu uốn a) Độ bền chịu uốn: giá trị tải trọng phá hủy thực tế không nhỏ hơn 95% giá trị độ bền tính toán thiết kế. b) Độ cứng khi uốn (eu): độ võng trên chiều dài nhịp uốn (f/L) tại thời điểm tấm xuất hiện sự phát triển liên tục của độ võng khi tải trọng giữ nguyên giá trị: eu = = ¸ Trong đó f là độ võng tuyệt đối, tính bằng milimét; L là chiều dài nhịp uốn, tính bằng milimét. 7.2.2. Yêu cầu về độ bền chịu lửa, độ cách âm không khí và độ cách nhiệt, theo Bảng 2. Bảng 2 - Yêu cầu về độ bền chịu lửa, độ cách âm không khí và độ cách nhiệt Tên chỉ tiêu Mức 1. Độ bền chịu lửa1), phút, không nhỏ hơn 125 2. Độ cách âm không khí1), dB, không nhỏ hơn 42 3. Độ cách nhiệt1), m2.K/W, không nhỏ hơn 2,02 1) Thử nghiệm khi có yêu cầu. 8. Phương pháp thử Theo TCVN 7575-2:2007. 9. Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển 9.1. Ghi nhãn Để đảm bảo nhận dạng tại hiện trường, tấm 3D khi xuất xưởng phải có nhãn đảm bảo bền trong môi trường và phiếu mô tả sản phẩm, trong đó, ít nhất ghi các thông tin sau: - tên, tên viết tắt và/hoặc thương hiệu của nhà sản xuất; - ký hiệu qui ước cấu tạo và các kích thước tấm 3D (theo điều 6); - cường độ và chiều dày lớp bê tông thiết kế cho thi công (nếu có); - thông tin về tính năng cấu kiện 3D (nếu có). Ngoài ra, kèm theo mỗi đơn hàng phải có hướng dẫn thi công lắp đặt của nhà sản xuất để sử dụng trong suốt quá trình thi công. Tên, tên viết tắt và/hoặc thương hiệu của nhà sản xuất được in hoặc đóng lên lớp lõi xốp polystyren (EPS) của tấm 3D, đảm bảo bền và dễ nhận biết. 9.2. Bảo quản, vận chuyển Trong mọi trường hợp, tấm 3D phải được bảo quản trong điều kiện có mái che, đảm bảo không tiếp xúc với nước và hóa chất gây ăn mòn lưới thép. Tấm 3D phải được vận chuyển bằng các phương tiện phù hợp sao cho tấm xốp không bị sứt vỡ, các mối hàn không bị bong và lưới thép không bị cong vênh.
1700679100264.9.parquet/38881
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 417.5, "token_count": 16257, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/tieu-chuan-tcvn-7575-1-2007-quy-dinh-ky-thuat-voi-tam-3d-dung-trong-xay-dung-170236-d3.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5367:1991 RAU QUẢ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ RAU QUẢ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ASEN PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ BẠC DIETYLDITHIOCACBAMAT Fruits, vegetables and derived products. Determination of arsenic content. Silver dietyldithiocacbamate spectrophotometric method LỜI NÓI ĐẦU TCVN 5367-1991 phù hợp với ISO 6634-1982. TCVN 5367-1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 343/QĐ ngày 11 tháng 6 năm 1991. Tiêu chuẩn này áp dụng cho rau quả và các sản phẩm từ rau quả và qui định phương pháp xác định hàm lượng asen bằng phương pháp quang phổ bạc dietyldithiocacbamat. Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 6634 – 1982. 1. Nguyên tắc Phân hủy một lượng mẫu cân, khử asen (V) thành asen (III) bằng thiếc (II) clorua và biến đổi asen thành asin do tác dụng của hydro mới sinh. Hình thành một phức chất có màu đỏ do tác dụng của asin với bạc dietyldithiocacbamat và việc do quang phổ ở bước sóng 520 mm với bạc dietyldithiocacbamat và việc đo quang phổ ở bước sóng 520 mm. 2. Dụng cụ và thuốc thử 2.1. Thuốc thử. Tất cả các thuốc thử phải là loại tinh khiết phân tích được được công nhận và đặc biệt không được có asen (trừ dung dịch asen tiêu chuẩn nói ở mục 2.1.9.). Nước sử dụng phải là nước cất hay ít nhất là nước có chất lượng tương đương. 2.1.1. Axit sunfuric, d20 = 1,84 g/ml; 2.1.2. Axit nitric, d20 = 1,38 g/ml; 2.1.3. Axit pecloric, d20 = 1,67g/ml; 2.1.4. Kẽm mạ platin được chuẩn bị như sau. Cho một ít kẽm đã nghiền thành hạt vào capxun và đổ một thể tích dung dịch platin clorua 0,05 g/ml đủ để ngập kẽm. Giữ nguyên trong 30 phút, sau đó đổ hết chất lỏng ra, rửa bằng nước, để kẽm mạ platin ráo nước trên mặt giấy thấm mỏng, đã được gấp thành vài lớp và để khô, bảo quản trong bình khô. Kẽm mạ platin được chuẩn bị như trên phải đem thử sơ bộ (xem 3.2.1.). Chú thích: Những hạt kẽm không mạ platin có thể được sử dụng nếu như sản phẩm chứng tỏ là phù hợp qua kiểm tra sơ bộ. 2.1.5. Kali hyđroxyt, dạng viên; 2.1.6. Dung dịch thiếc (II) clorua được điều chế như sau Cho ăn mòn nguội 20g thiếc nguyên chất đã nghiền thành hạt nhỏ với 100 ml axit clohydric đậm đặc (d20 = 1,19 g/ml). Bảo quản với sự có mặt của thiếc kim loại đã được cách ly không khí vào một chai có cơ cấu an toàn (để tránh áp suất cao gây ra do giải phóng hydro). 2.1.7. Kali iodua, dung dịch 100g/l. 2.1.8. Natri hydroxyt, dung dịch thể tích chuẩn, nồng độ (NaOH) = 1 mol/l. 2.1.9. Asen, dung dịch tiêu chuẩn tương ứng với 10 mg asen (V) trong một lít được điều chế như sau. 2.1.9.1. Hòa tan trong bình dung tích 500 ml một lượng 264 mg asen trioxyt khô, nguyên chất trong 10 ml dung dịch natri hydroxyt (2.1.8). Cho thêm nước đến thể tích khoảng 100 ml, thêm 15 ml dung dịch axit clohydric 1 mol/l và 2 giọt brom, đun cho sôi để đẩy brom thừa ra, để nguội, chuyển một phần dung dịch sang bình 200 ml và thêm nước cho đến vạch chuẩn. 1 ml dung dịch này chứa 1 mg asen. 2.1.9.2. Dùng pipet, chuyển 10 ml dung dịch (2.1.9.1) sang bình 1000 ml. Cho thêm nước cho đến vạch chuẩn. 1 ml của dung dịch này chứa 10 mg asen (V). 2.1.10. Bạc dietyldithiocacbamat, dung dịch tiêu chuẩn được điều chế như sau. 2.1.10.1. Hòa tan 3,4g bạc nitrat trong 200 ml nước, làm nguội dung dịch đến nhiệt độ gần 100C. 2.1.10.2. Hòa tan 4,5g natri dietyldithiocacbamat trong 200ml nước, làm nguội dung dịch này đến cùng nhiệt độ như nhiệt độ của dung dịch bạc nitrat (2.1.10.1) 2.1.10.3. Thêm từ từ và lắc đều dung dịch natri dietyldithiocacbamat vào dung dịch bạc nitrat; dồn chất kết tủa vào một chén nung thủy tinh tôi độ xốp cấp P.40, rửa với nước đã được làm nguội trước đến 100C, sau đó sấy khô dưới áp suất giảm ở nhiệt độ xung quanh, trong tối. Hòa tan bạc dietyldithiocacbamat đã sấy khô trong piridin nguội. Thêm nước lạnh để kết tủa sản phẩm. Lọc chất kết tủa và rửa bằng nước lạnh cho đến khi không còn vết piridin (có thể kiểm tra điều này bằng giấy chỉ thị pH: pH của nước rửa không được lớn hơn 6,5). Sấy khô tinh thể bạc dietyldithiocacbamat có màu vàng nhạt trong bình hút ẩm dưới áp suất giảm. Tinh thể này được chứa vào chai thủy tinh có nút bằng thủy tinh mài và để ở chỗ mát, tối. 2.1.10.4. Hòa tan 0,4g ephedrin-L trong khoảng 200 ml clorofooc thêm 0,6g tinh thể bạc dietyldithiocacbamat (2.1.10.3.), lắc khoảng 15 đến 20 phút, lọc và cho thêm clorofooc cho đủ 250 ml. Thuốc thử này để trong chai có nút đậy kín có thể cất giữ trong tủ lạnh để ở chỗ tối đến 2 tuần. 2.1.11. Phenolphtalein, dung dịch etanol 10g/l. 2.2. Thiết bị Dụng cụ thí nghiệm thông thường và đặc biệt là: 2.2.1. Bình thót cổ đáy tròn, dung tích 1000 ml; 2.2.2. Bình thót cổ để đo thể tích, dung tích 50 và 250 ml; 2.2.3. Cốc Bese (cốc đứng thành), dung tích 50 ml; 2.2.4. Pipet, dung tích 1, 2, 5, 10, 20 và 50 ml; 2.2.5. Buret; 2.2.6. Thiết bị để xác định asen, như thí dụ chỉ dẫn trong hình vẽ, gồm có: 2.2.6.1. Bình nón dung tích 100 ml có hệ thống ống nối ren để lắp vào trụ 2.2.6.2; 2.2.6.2. Trụ cao 200 mm và đường kính 15 mm để lắp vào hình thót cổ (2.2.6.1) ở đáy và có một ống có ren vít nối trên đỉnh; 2.2.6.3. Ống xả đường kính trong 4mm, có hai chỗ uốn tạo góc vuông cách nhau 80mm, một đầu nối với trụ (2.2.6.2) và đầu kia được ruốt nhỏ; 2.2.6.4. Ống xủi bọt có thể là một ống đo dung tích 10 ml, chia vạch C, 1 ml; 2.2.7. Quang phổ kế thích hợp cho việc để dùng trong vùng có Hình vẽ: ví dụ về thiết bị để xác định asen (2.2.6) thể thấy được của quang phổ, để đo mức độ hấp thụ ở 520 nm, được lắp tế bào quang học thích hợp có chiều dài quang trình 10 mm; 2.2.8. Cân phân tích 3. Tiến hành thử 3.1. Kiểm tra sơ bộ thuốc thử ([1]) 3.1.1. Kiểm tra tính phản ứng của kẽm và dung dịch bạc dietyldithiocacbamat. 3.1.1.1. Lắp ở đáy trụ (2.2.6.2) của thiết bị (2.2.6) một nút bông thủy tinh và cho thêm vài viên kali hydroxit (2.1.5) đến độ cao 6 -8 cm. Lắp ống xả (2.2.6.3.) lên trụ (2.2.6.2.). Cầm đầu ống xả (2.2.6.3) vào ống xủi bọt (2.2.6.4.) có chứa 4ml dung dịch bạc dietyldithiocacbamat (2.1.10.). Làm nguội thuốc thử bằng cách đặt ống đong vào một chậu nước đá. 3.1.1.2. Đổ vào bình nón (2.2.6.1.) 0,5ml dung dịch asen tiêu chuẩn (2.1.9.) và một lượng nước vừa đủ để đạt được thể tích khoảng 35ml axit sunfuric (2.1.1.), để nguội, thêm 2 giọt dung dịch thiếc (II) clorua (2.1.6), rồi sau đó thêm 5ml dung dịch kali iodua (2.1.7.). Để nguyên 15 phút, thêm 5g kẽm mạ platin (2.1.4.) và nhanh chóng nút lại bằng cách lắp trụ (2.2.6.2.) và ống xả (2.2.6.3). Đặt bình nón vào chậu nước lạnh và đưa toàn bộ thiết bị vào nơi tối. 3.1.1.3. Để cho phản ứng diễn ra ít nhất một giờ. Tháo ống xả (2.2.6.3.) ra. Nếu cần, điều chỉnh thể tích trong ống đong đến 4ml bằng cách cho thêm dung dịch bạc dietyldithiocacbamat (2.1.10.). Trộn lên. Bằng máy quang phổ (2.2.7), đo mức độ hấp thụ ở 520nm của dung dịch trong ống đong, dùng dung dịch bạc dietyldithiocacbamat (2.1.10) như một dung dịch chuẩn. Mức độ hấp thụ phải ít nhất là 0,12. 3.1.1.2. Kiểm tra sự không có mặt của asen trong thuốc thử. 3.1.2.1. Chuẩn bị trụ (2.2.6.2), ống xả (2.2.6.3) và ống xủi bọt (2.2.6.4) của thiết bị (2.2.6) giống như khi kiểm tra sơ bộ qui định ở 3.1.1.1. 3.1.2.2. Đổ vào bình nón (2.2.6.1) 35 ml nước và 5 ml axit sunfuric (2.1.1) và để nguội; sau đó thêm 2 giọt thiếc (II) clorua (2.1.6) và 5ml dung dịch kali iodua (2.1.7). Để yên 15 phút, thêm 5g kẽm mạ platin (2.1.4), nhanh chóng nút kín lại bằng cách lắp trụ (2.2.6.2) vào ống xả (2.2.6.3), và đặt thiết bị vào chỗ tối. Tiếp tục như đã mô tả ở 3.1.1.3. Mức độ hấp thụ so với mức độ hấp thụ dung dịch bạc dietyldithiocacbamat được coi như một dung dịch chuẩn (2.1.10) phải nhỏ hơn 0,015. Chú thích: Sự không có mặt của asen trong các axit nitric và axit pecloric được kiểm tra bằng thử mẫu trắng (3.4). 3.2. Chuẩn bị mẫu thử Trộn kỹ mẫu thí nghiệm. Nếu cần lấy hết hạt, thanh cứng và ruột hạt và cho phần còn lại vào máy nghiền. Trước hết làm tan các sản phẩm đông lạnh hay ướp lạnh trong chậu kín và cho thêm chất lỏng được hình thành trong quá trình làm tan vào sản phẩm trước khi làm đồng nhất. 3.3. Lượng mẫu cân 3.3.1. Sản phẩm lỏng Dùng pipet, cho 50 ml mẫu thử (3.2) vào bình thít cổ dung tích 1000 ml (2.2.1). Nếu chất lỏng có chứa etanol thì loại etanol bằng cách đun sôi và để nguội. 3.3.2. Các sản phẩm nhão, rắn hoặc đã khử nước Cân chính xác đến 0,01g khối lượng mẫu thử (3.2) tương ứng với 50 đến 100g sản phẩm tươi tùy theo tính chất của mẫu và đổ nó vào bình thót cổ dung tích 1000 ml (2.2.1). Chú thích: Nếu mẫu giầu chất hữu cơ, việc phân tích sẽ cần nhiều thời gian hơn và vì vậy lượng mẫu cân nên ít nhất. 3.4. Thử mẫu trắng Thử mẫu trắng được tiến hành theo những trình tự giống như khi xác định nhưng thay thế lượng mẫu cân bằng 50 ml nước. Chú thích: không cần thiết thử mẫu trắng nếu kiểm tra không có asen trong thuốc thử dùng để phân hủy.
1700679100264.9.parquet/51338
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 516, "token_count": 18605, "url": "https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-viet-nam-tcvn-5367-1991-uy-ban-khoa-hoc-nha-nuoc-226003-d3.html" }
Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là công chức. Công chức tố cáo được bảo vệ vị trí công tác Tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ của công dân để phát hiện và xử lý kịp thời những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật. Trong đó, một trong những nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố cáo là phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo (Điều 5 Luật Tố cáo năm 2018). Bởi thực tế có không ít trường hợp khi tố cáo, người tố cáo bị gây khó khăn, phiền hà khiến ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Đặc biệt, với riêng người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, việc này có thể khiến họ bị gây phiền hà, khó khăn đến vị trí công tác, việc làm. Do đó, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của người tố cáo là công chức, tại dự thảo Thông tư này, Bộ Nội vụ nêu rõ trong quá trình tố cáo sẽ bảo vệ: - Công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của công chức tố cáo; - Công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của những đối tượng này. Cụ thể, Điều 6 dự thảo quy định các biện pháp bảo vệ vị trí công tác của công chức gồm: - Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công chức; - Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho công chức; - Xem xét bố trí công tác khác cho công chức nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử; - Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công chức. Sắp tới, sẽ có quy định bảo vệ vị trí công tác của công chức tố cáo (Ảnh minh họa) Không luân chuyển công tác với công chức là người tố cáo Việc bảo vệ vị trí việc làm của công chức được Bộ Nội vụ nêu rõ tại khoản 2 Điều 6 Dự thảo: Sẽ không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm hay phân công công việc khác với công chức tố cáo. Tuy nhiên, cũng tại Điều 6, dự thảo có đề cập đến 03 trường hợp ngoại lệ sẽ vẫn luân chuyển vị trí việc làm của công chức tố cáo khi:
1700679100264.9.parquet/55715
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 105.9, "token_count": 11793, "url": "https://luatvietnam.vn/du-thao/bao-ve-vi-tri-cong-tac-cong-chuc-la-nguoi-to-cao-628-23351-article.html" }
Chậm cấp Sổ đỏ là tình trạng rất phổ biến ở hầu hết các địa phương. Vậy, khi bị chậm cấp Sổ đỏ người dân phải làm sao? Sau đây là thời gian cấp Sổ đỏ và những việc mà người dân cần làm khi bị chậm cấp Sổ đỏ. Thời gian cấp Sổ đỏ Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất (gọi chung là Sổ đỏ) được quy định như sau: STT Thủ tục Thời gian 1 Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Sổ đỏ Không quá 30 ngày 2 Đăng ký, cấp Sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng Không quá 15 ngày 3 Đăng ký, cấp Sổ đỏ khi thay đổi tài sản gắn liền với đất Không quá 15 ngày 4 Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ Không quá 07 ngày Không quá 50 ngày 5 Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất Không quá 10 ngày 6 Chuyển đổi, chuyển nhượng (mua bán), thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Không quá 10 ngày Lưu ý: - Thời gian trên được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; - Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục trên tăng thêm 10 ngày. Năm 2019, bị chậm cấp Sổ đỏ người dân phải làm sao? Chậm cấp Sổ đỏ, người dân phải làm sao? Vì thủ tục cấp Sổ đỏ là thủ tục hành chính về đất đai, nên khi quá thời hạn nêu trên thì người có yêu cầu cấp Sổ đỏ có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai (Theo Điều 204 Luật Đất đai 2013), cụ thể: - Chậm cấp hoặc không cấp Sổ đỏ dù đã có thông báo với người dân có yêu cầu là hồ sơ đề nghị cấp hợp lệ, đầy đủ giấy tờ thì người dân có quyền: Khiếu nại bằng 01 trong 02 hình thức: Hình thức 1: Khiếu nại bằng đơn Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 thì người khiếu nại phải chuẩn bị đơn khiếu nại. Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. Gửi đến người đứng đầu cơ quan cấp Sổ đỏ. Hình thức 2: Khiếu nại trực tiếp Người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như khiếu nại bằng đơn. Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân (nếu có căn cứ) Với hộ gia đình, cá nhân: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có Văn phòng đăng ký đất đai (Theo Điều 31 Luật Tố tụng Hành chính 2015). Trên đây là thời gian cấp Sổ đỏ và cách xử lý khi bị chậm cấp Sổ đỏ. Tuy nhiên, thực tế là người dân không biết quyền khiếu nại hoặc khởi kiện của mình hoặc không dễ thực hiện các quyền đó. Ngoài ra, để biết thêm những quy định về cấp Sổ đỏ như điều kiện, hồ sơ, diện tích cấp Sổ đỏ hãy xem tại chuyên mục Sổ đỏ của LuatVietnam.
1700679100264.9.parquet/59487
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 208.9, "token_count": 13281, "url": "https://luatvietnam.vn/dat-dai-nha-o/cham-cap-so-do-nguoi-dan-phai-lam-sao-567-19512-article.html" }
Hiện tại, vẫn còn rất nhiều người sử dụng Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân. Vậy nếu CMND còn hạn sử dụng thì có nên đổi sang Căn cước công dân (CCCD) gắn chip? Mục lục bài viết [Ẩn] 1. Hạn sử dụng của CMND là bao nhiêu năm? 2. CMND còn hạn sử dụng có nên đổi sang CCCD gắn chip? 2.1. Ưu điểm khi đổi từ CMND sang CCCD gắn chip 2.2. Một số khó khăn có thể gặp khi đổi sang CCCD gắn chip 3. Trường hợp nào bắt buộc phải đổi CMND sang CCCD gắn chip? 1. Hạn sử dụng của CMND là bao nhiêu năm? CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận các thông tin cơ bản, đặc điểm nhận dạng và lai lịch của một người. CMND lần đầu tiên được cấp vào năm năm 1957. Sau nhiều lần sửa đổi, nước ta có tới 02 loại CMND đang được sử dụng là Giấy CMND 9 số và Thẻ CMND 12 số. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, cả hai loại CMND 9 số và 12 số đều có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Mặc dù hiện tại Việt Nam đã ngừng cấp CMND, tuy nhiên nếu chưa đủ 15 năm kể từ ngày cấp mà CMND còn nguyên vẹn, chưa bị hỏng, rách, nát thì người dân vẫn được sử dụng loại giấy tờ này để thực hiện các giao dịch, thủ tục. 2. CMND còn hạn sử dụng có nên đổi sang CCCD gắn chip? Do hạn sử dụng của CMND khá dài nên hiện tại, vẫn còn rất nhiều người sử dụng CMND là giấy tờ tùy thân. Việc lựa chọn đổi sang CCCD gắn chip hay tiếp tục dùng CMND cũ đều có những ưu, nhược điểm riêng. 2.1. Ưu điểm khi đổi từ CMND sang CCCD gắn chip Lưu trữ nhiều thông tin quan trọng CCCD gắn chip chứa được rất nhiều thông tin quan trọng của cá nhân như: Mã định danh cá nhân; số CMND cũ; họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; địa chỉ thường trú; quê quán; vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhân dạng… Độ bảo mật cao Chỉ các cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin trên thẻ CCCD. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất Căn cước công dân gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin của người mất mà chip trên thẻ đang lưu giữ. Dễ dàng xác thực danh tính, quản lý thông tin công dân Con chip trên thẻ CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu dân cư. Đồng thời, thông qua các thiết bị đọc chip, cơ quan có thẩm quyền có thể dễ dàng xác thực ngay danh tính của công dân. Tích hợp nhiều giấy tờ cá nhân trong tương lai Hiện nay nước ta đã và đang từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ CCCD khi tham gia thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính. Theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg, Chính phủ đang tập trung thực hiện ngay việc tích hợp CCCD với một số giấy tờ quan trọng như: Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, giáo dục, y tế... Bên cạnh đó, Đề án này còn đề ra mục tiêu tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, chứng khoán, thanh toán không dùng tiền mặt... lên mã QR của thẻ CCCD gắn chip. 2.2. Một số khó khăn có thể gặp khi đổi sang CCCD gắn chip Phải cập nhật/sửa đổi một số giấy tờ CCCD gắn chip hiện nay sử dụng thống nhất với 12 chữ số. Vì vậy, một trong những rắc rối thường gặp nhất đối với người dùng CMND 9 số khi đổi sang CCCD gắn chip là số thẻ của người dân sẽ thay đổi. Người dân có thể dùng Giấy xác nhận số CMND hoặc quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chip để chứng minh nhân thân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, để thuận tiện trong các thủ tục sau này, người dân cần cập nhật/sửa đổi một số loại giấy tờ như: - Thông tin tài khoản ngân hàng - Hộ chiếu - Sổ bảo hiểm xã hội - Sổ đỏ… Mã QR có thể không chứa số CMND cũ Qua thực tế, vẫn có một số ít trường hợp người dân không có thông tin số CMND 9 số cũ khi quét mã QR trên CCCD gắn chip. Nguyên nhân có thể do sai sót khi thu thập thông tin khi cấp CCCD nên trong Cơ sở dữ liệu dân cư không có thông tin này. Nếu chẳng may thuộc trường hợp trên, người dân có thể sử dụng giấy xác nhận số CMND khi cần hoặc liên hệ trực tiếp với công an nơi đã làm thủ tục cấp CCCD gắn chip để tiến hành bổ sung, cập nhật thông tin. Tóm lại: Người dân có CMND còn hạn sử dụng không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip. Tuy nhiên, người dân cũng nên cân nhắc về những ưu điểm mà CCCD gắn chip đem lại để có sự lựa chọn phù hợp với bản thân.
1700679100264.9.parquet/105919
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 158.8, "token_count": 14043, "url": "https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/cmnd-con-han-su-dung-co-nen-doi-sang-cccd-gan-chip-570-90488-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 776/QĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Tấn Dũng Ngày ban hành: 26/06/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Công nghiệp TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 776/QĐ-TTg Quyết định 776/QĐ-TTg DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 776/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG KHU KHÍ - ĐIỆN - ĐẠM CÀ MAU TỈNH CÀ MAU THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ; Theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tại tờ trình số 04/TTr-UB ngày 09 tháng 02 năm 2001 và Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 06/TTr-BXD ngày 14 tháng 3 năm 2001,
1700679100264.9.parquet/109677
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 463.6, "token_count": 17874, "url": "https://luatvietnam.vn/cong-nghiep/quyet-dinh-776-qd-ttg-thu-tuong-chinh-phu-12134-d1.html" }
Chỉ thị 9-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh việc mời khách nước ngoài và nghiêm cấm làm "dịch vụ VISA" Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 9-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Phan Văn Khải Ngày ban hành: 09/01/1993 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Lĩnh vực khác TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Chỉ thị 9-TTg Chỉ thị 9-TTg DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết CHỉ THị CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 9-TTg NGàY 9-1-1993 Về CHấN CHỉNH VIệC MờI KHáCH NướC NGOàI Và NGHIêM CấM LàM "DịCH Vụ VISA". Theo báo cáo của các ngành, hiện nay có quá nhiều tổ chức và cá nhân mời, đón và làm thủ tục cho khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có những tổ chức được lập ra chỉ để làm dịch vụ thu lợi theo kiểu "dịch vụ visa", thu tiền của khách ngoài quy định của Nhà nước gây ảnh hưởng xấu. Các đầu mối, đại lý "dịch vụ visa" ở trong và ngoài nước phát triển bừa bãi như trên còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ như tranh giành khách, ép giá, hạn giá dịch vụ, nói xấu lẫn nhau, tiết lộ cho khách nước ngoài biết về những vấn đề thuộc nội bộ Việt Nam, và phát sinh nhiều tiêu cực, phức tạp trong các cơ quan lãnh sự, quản lý xuất nhập cảnh, tổ chức kinh doanh dịch vụ và tại các cửa khẩu quốc tế. Để chấm dứt tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1- Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân và tổ chức kinh tế - xã hội có nhu cầu mới, đón tiếp, làm việc với người nước ngoài phải thực hiện đúng Chỉ thị số 56-CT/TW ngày 4-12-1989 của Ban Bí thư và Quy chế quản lý đoàn ra, đoàn vào ban hành kèm theo Nghị định số 12-CP ngày 1-12-1992 của Chính phủ. Chỉ những cơ quan, đoàn thể và tổ chức có thẩm quyền mời khách nước ngoài (theo quy định tại điều 4 Quy chế quản lý đoàn ra, đoàn vào) mới được quan hệ, giao tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở trong nước và cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài để làm thủ tục cho người nước ngoài vào Việt Nam nhưng không được làm "dịch vụ thu tiền của khách" dưới bất cứ hình thức nào. Cơ quan, tổ chức mời khách phải thực sự có quan hệ trực tiếp với công việc của khách và phải chịu trách nhiệm về lời mời và sự bảo lãnh của mình với cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc đưa đón, quản lý khách từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh theo đúng mục đích, chương trình xin nhập cảnh. 2- Đối với người nước ngoài và Việt kiều xin vào Việt Nam không thuộc diện quy định tại điểm 1 nói trên (nghĩa là không có cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam mời và làm thủ tục nhập cảnh) thì cơ quan được làm đầu mối quan hệ, giao tiếp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự để giải quyết thủ tục nhập cảnh cho khách là: - Phòng Thương mại và công nghiệp, Trung tâm giao dịch đầu tư thuộc Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư và các Công ty dịch vụ tư vấn đầu tư được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp giấy phép làm dịch vụ tư vấn đầu tư với nước ngoài đã được cấp đăng ký doanh nghiệp: đối với thương nhân hoặc người nước ngoài vào thăm dò khả năng buôn bán và đầu tư... - Các doanh nghiệp du lịch có giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế (theo đúng Quy chế quản lý kinh doanh du lịch ban hành kèm theo Nghị định số 37-HĐBT ngày 28-1-1992): đối với người nước ngoài và Việt kiều vào theo đường du lịch. - Ban Việt kiều Trung ương: đối với Việt kiều về nước học tập, hợp tác kinh tế - khoa học - công nghệ - văn hoá - xã hội và thăm thân nhân, quê hương. Các cơ quan được giao làm đầu mối nói trên có trách nhiệm bảo lãnh với các cơ quan chức trách của Việt Nam trong việc đưa đón, hướng dẫn và quản lý khách theo đúng mục đích, chương trình hoặc các chuyến (tour) du lịch đã đăng ký với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh từ khi khách nhập cảnh đến khi họ xuất cảnh. 3- Tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phải công bố công khai các thủ tục và điều kiện xin cấp thị thực của Nhà nước Việt Nam, niêm yết công khai biểu giá lệ phí lãnh sự khi cấp thị thực và phải thu đúng biểu giá đã niêm yết, tuyệt đối không một cơ quan, tổ chức và cá nhân nào (kể cả cơ quan đầu mối nói tại điểm 2 trên đây) được thu thêm tiền của khách ngoài biểu giá lệ phí đã quy định. 4- Nghiêm cấm các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền được mời khách hoặc quyền làm đầu mối giao tiếp, thu gom khách để làm "dịch vụ visa", nghĩa là chỉ biết thu tiền "dịch vụ" để chạy thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho khách mà không bảo đảm việc đưa đón, quản lý khách, để họ tuỳ tiện nhập cảnh, đi lại, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Các Bộ Nội vụ, Ngoại giao, Thương mại, Tài chính, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Tổng cục Du lịch và Ban Việt kiều Trung ương cần tăng cường kiểm tra đối với công tác này. Những tập thể và cá nhân dù ở cương vị nào nếu vi phạm các quy định hiện hành của Nhà nước về việc mời, đón tiếp, quản lý khách nước ngoài và việc thu, nộp, sử dụng các loại lệ phí lãnh sự đều bị xử lý nghiêm khắc hoặc truy tố trước pháp luật. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương quan tâm chỉ đạo và giám sát các đơn vị và cá nhân dưới quyền thực hiện tốt Chỉ thị này.
1700679100264.9.parquet/113892
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 183, "token_count": 13991, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chi-thi-9-ttg-thu-tuong-chinh-phu-2600-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 550/QĐ-TCBĐ Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Trần Ngọc Bình Ngày ban hành: 17/07/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 550/QĐ-TCBĐ Quyết định 550/QĐ-TCBĐ DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 550/2001/QĐ-TCBĐ NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2001 BAN HÀNH CƯỚC MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG THUỘC HỆ THỐNG CALLINK TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/03/1996 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện; Căn cứ Quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/05/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính, viễn thông; Căn cứ Thông tư số 03/1999/TT-TCBĐ ngày 11/05/1999 của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông và Quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/05/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính, viễn thông; Xét tờ trình số 88/GCTT ngày 12/06/2001 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc điều chỉnh giảm cước mạng điện thoại di động thuộc hệ thống Callink; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Kế hoạch, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Nay ban hành cước điện thoại di động thuộc hệ thống điện thoại di động Callink hệ AMPS như sau: 1. Cước hoà mạng: (thu một lần) Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định, mức tối đa không quá: 500.000 đồng/máy/1ần 2. Cước thuê bao tháng: 72.727 đồng/tháng 3. Cước liên lạc: 3.1. Cước liên lạc trong mạng Callink: 818 đồng/phút 3.2. Cước liên lạc từ các thuê bao thuộc mạng Callink gọi vào mạng điện thoại cố định trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại: 818 đồng/phút 3.3. Cước liên lạc từ các thuê bao điện thoại thuộc mạng điện thoại cố định phạm vi ngoài thành phổ Hồ Chí Minh gọi vào mạng Callink và ngược lại: Thực hiện theo quy định hiện hành bảng cước dịch vụ thông tin di động GSM. 3.4. Cước liên lạc từ các thuê bao thuộc mạng Callink vào các thuê bao thuộc mạng GSM và ngược lại: Thực hiện theo quy đinh hiện hành bảng cước dịch vụ thông tin di động GSM 4. Các mức cước quy định tại các mục 1, 2, 3 điều này chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2001. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Các ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Bưu điện, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
1700679100264.9.parquet/127655
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 335.4, "token_count": 12669, "url": "https://luatvietnam.vn/thue/quyet-dinh-550-qd-tcbd-tong-cuc-buu-dien-12257-d1.html" }
Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2019. Trong đó, có đề cập đến các trường hợp được khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quý. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020 quy định khai thuế GTGT áp dụng đối với trường hợp như sau: - Người nộp thuế thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế GTGT theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch. - Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý. Trường hợp khai thuế giá trị gia tăng theo quý (Ảnh minh họa) Đồng thời, tại điểm b khoản 1 Điều này cũng quy định về trường hợp được khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quý, đó là: Người nộp thuế thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế GTGT theo quý thì được lựa chọn khai thuế TNCN theo quý. Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.
1700679100264.9.parquet/226342
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 148.5, "token_count": 10083, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/2-truong-hop-duoc-khai-thue-gia-tri-gia-tang-theo-quy-186-27291-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 176-HĐBT Quyết định 176-HĐBT ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 176-HĐBT NGÀY 9-10-1989 VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ QUỐC DOANH Để thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và nghị quyết kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá VIII về những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, góp phần củng cố, tăng cường và phát triển kinh tế quốc doanh, Hội đồng Bộ trưởng quyết định một số chủ trương, biện pháp đặc biệt nhằm sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh hai năm 1989 - 1990, như sau : 1. Về mục tiêu sắp xếp lại lao động. Việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh phải trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, nhằm: - Góp phần tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tận dụng tối đa lực lượng lao động hiện có, tạo điều kiện từng bước chuyển số lao động không có nhu cầu sử dụng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. 2. Về một số nội dung và biện pháp sắp xếp lại lao động. a) Nhiệm vụ hàng đầu của các đơn vị kinh tế quốc doanh trong việc sắp xếp lại lao động là phải trên cơ sở phân tích năng lực sản xuất, các biện pháp xử lý vĩ mô của Nhà nước và nhu cầu thật của thị trường, để chọn những sản phẩm, dịch vụ truyền thống, đặc thù, các sản phẩm, dịch vụ có ưu thế hơn so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại do các đơn vị khác thực hiện, từ đó tiến hành việc tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, nâng câ mức sử dụng công suất máy móc thiết bị, nhà xưởng, bố trí lao động có kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, tạo ra một năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả cao, tăng tích luỹ, làm cơ sở để hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự tồn tại phát triển của đơn vị. b) Những khả năng tiềm tàng về thiết bị, máy móc, nhà xưởng, vốn, lao động còn lại phải được khai thác triệt để, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá việc làm, phát triển kinh doanh tổng hợp, tạo được thêm nhiều việc làm cho người lao động. c) Đối với số lao động cần thiết cho sản xuất nhưng trước mắt không sắp xếp được thì giải quyết theo phương hướng sau - Bố trí làm việc không trọn tháng, trọn tuần, hoặc trọn ngày (nghỉluân phiên). Đối với số công nhân trẻ, khoẻ, có tay nghề, nếu họ tự nguyện, thì sau nghỉ dài hạn không hưởng lương, không tính thời gian công tác liên tục. - Điều chỉnh từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhất là lao động kỹ thuật. Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm điều chỉnh lao động trong phạm vi ngành và địa phương mình. Việc điều chỉnh từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác được thực hiện thông qua các trung tâm đào tạo lại và giới thiệu việc làm thuộc địa bàn lãnh thổ. - Tổ chức đào tạo và đào tạo lại. Bộ Lao đông - Thương binh và xã hội chủ trì, cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các ngành liên quan trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về cơ chế và chính sách đối với hệ thống trung tâm đào tạo, đào tạo lại và giới thiệu việc làm. Trước mắt, trong khi chờ đợi quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về vấn đề này, cho phép trích một phần kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được quyết định dành cho việc sắp xếp lại lao động để thực hiện yêu cầu này theo sự hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính. d) Đối với số lao động không có nhu cầu sử dụng, thì từng bước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Bộ Lao động - Thương bình và xã hội hướng dẫn tiêu chuẩn phân loại số lao động này xác định đối tượng cần giải quyết trong năm 1989 - 1990 với cơ chế xem xét giải quyết chính sách cho họ phù hợp với quyết định này. đ) Sau khi sắp xếp lại lao động theo các biện pháp trên đây, các cơ quan quản lý tổng hợp của Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong nội bộ các đơn vị kinh tế quốc doanh; xác lập và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới ở tầm vĩ mô, nhất là chính sách, cơ chế kiểm soát và điều tiết về tài chính, tiền lương, thu nhập, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội... trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc liên Bộ ban hành để các đơn vị kinh tế quốc doanh thực sự đi vào hệ thống mới và không ngừng phát triển. Trong hai năm 1989 - 1990 phải tập trung chỉ đạo để sắp xếp lại lao động ở các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung và các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch hướng dẫn triển khai của Bộ Lao động - thương binh và xã hội. 3. Các chính sách. a) Chế độ thôi việc. Đối với số lao động ra làm việc ở khu vực ngoài kinh tế quốc doanh được thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng phụ cấp (nếu có), tối thiểu là 3 tháng, do đơn vị trả, Nhà nước trợ giúp một phần đối với đơn vị có nhiều khó khăn nhưng tối đa không quá 1/2 số trợ cấp, phần trợ giúp này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Trợ cấp theo chế độ này được chi trả trực tiếp một lần cho người lao động. Nếu nguồn chi trả và số tiền mặt có khó khăn thì bàn với người lao động trả rải ra một số lần. b) Chế độ trợ cấp tạm ngừng việc. Trong trường hợp công nhân tạm thời nghỉ việc trọn tháng trở lên đến 3 tháng được hưởng trợ cấp tạm ngừng việc từ nguồn của xí nghiệp. Nếu kéo dài trên 3 tháng, thì xem xét chuyển sang chế độ thôi việc trợ cấp 1 lần. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn mức trợ cấp tối thiểu tạm thời ngừng việc để các xí nghiệp vận dụng phù hợp với khả năng của mình. c) Chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động. - Cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh áp dụng điều kiện giảm tuổi về hưu theo Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng đối với số công nhân sản xuất mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng. - Chế độ trợ cấp mất sức lao động hiện hành (quy định tại Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng) được sửa đổi để áp dụng thống nhất cho số cán bộ, công nhân viên chức về nghỉ từ khi có Quyết định này như sau. Công nhân viên chức về nghỉ mất sức lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng, thời hạn trợ cấp hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi (trừ một số đối tượng đặc biệt do Nhà nước quy định). Đối với số công nhân viên chức đang nghỉ hưởng chế độ mất sức lâu nay, Bộ Lao đông - Thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính và các ngành Liên quan nghiên cứu sửa đổi chế độ mất sức lao động hiện hành và phương án triển khai, trình Hội đồng Bộ trưởng xem xét và quyết định để thực hiện từ ngày 1-1-1990.
1700679100264.9.parquet/243495
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100264.9.parquet", "ppl": 138.7, "token_count": 15999, "url": "https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quyet-dinh-176-hdbt-hoi-dong-bo-truong-1955-d1.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 75/1999/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Thông tư Người ký: Phạm Văn Trọng Ngày ban hành: 14/06/1999 Ngày hết hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Hành chính TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Thông tư 75/1999/TT-BTC Thông tư 75/1999/TT-BTC DOC (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 75/1999/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CHI HỘI NGHỊ Ở Xà Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính; Căn cứ Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu hội nghị; Để thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo điều kiện cho xã đảm bảo bố trí sử dụng kinh phí chi hội nghị tiết kiệm phù hợp khả năng cân đối của ngân sách xã hàng năm; Bộ Tài chính quy định chế độ chi hội nghị ở xã như sau: I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1- Chi phí hội nghị nêu trong Thông tư này được áp dụng thống nhất cho các xã trong cả nước và cho các hội nghị có tính chất theo nhiệm kỳ, hội nghị định kỳ chỉ đạo triển khai công tác... của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức khác của xã. 2- Khi tổ chức hội nghị phải chuẩn bị kỹ nội dung; cân nhắc thành phần và thời gian hội nghị. Đơn vị tổ chức hội nghị căn cứ nội dung, tính chất, số lượng đại biểu, thời gian hội nghị để dự trù kinh phí cho hội nghị. 3- Ban Tài chính xã, Kho bạc nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm cấp phát, kiểm tra việc chi tiêu của hội nghị để đảm bảo đúng chế độ quy định. 4- Các cuộc hội nghị để triển khai các dự án, mục tiêu quốc gia, dự án mục tiêu khác của cấp trên do cơ quan quản lý dự án mục tiêu chi. II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1/ Hội nghị có tính chất định kỳ hàng năm: - Hội nghị Hội đồng nhân dân xã. - Đại hội theo nhiệm kỳ của các tổ chức chính trị. - Hội nghị triển khai công tác đầu năm, tổng kết công tác cuối năm của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã. Nội dung chi bao gồm: - Tiền thuê hội trường trong trường hợp xã không có địa điểm hội nghị phải thuê. - Các khoản chi phục vụ hội nghị như: Chi phí in (hoặc mua) tài liệu, chi phí trang trí hội nghị... thanh toán theo thực chi trên tinh thần tiết kiệm, chống phô trương hình thức. - Tiền nước uống đại biểu dự hội nghị được bố trí mức bình quân 1.000 đồng/người/ngày. - Tiền ăn trưa của các đại biểu và khách mời dự hội nghị chỉ thực hiện chi trong trường hợp hội nghị cả ngày. Mức chi bình quân cho một đại biểu dự họp trong khoảng từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/người/ngày. 2/ Các hội nghị có tính chất chỉ đạo triển khai công tác chỉ được bố trí chi tiền nước uống thông thường theo mức chi bình quân 1000 đồng/người. 3/ Các khoản chi khen thưởng thi đua trong các hội nghị tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền, tham quan, nghỉ mát cho đối tượng dự hội nghị không được tính vào kinh phí hội nghị, tính vào khoản chi khen thưởng, công tác tuyên truyền, quỹ phúc lợi của xã (nếu có). 4/ Trước khi tổ chức hội nghị, đơn vị phải lập dự toán chi gửi Ban Tài chính để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã duyệt và thực hiện cấp phát thanh toán theo chế độ quy định hiện hành. 5/ Kinh phí hội nghị nếu chi không hết được sử dụng thêm cho các nhu cầu chi thiết thực nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý của xã. Trường hợp chi hội nghị vượt dự toán nếu không có lý do chính đáng, thủ trưởng đơn vị hoặc người duyệt chi sai phải được xử lý theo quy định tại Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. III/TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thông tư này áp dụng cho cả thị trấn, phường trong cả nước và cho mọi trường hợp hội nghị có sử dụng kinh phí từ ngân sách xã, các quỹ của xã, các nguồn tài chính khác của các tổ chức kinh tế, xã hội thuộc chính quyền xã quản lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành, những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện những quy định tại Thông tư này nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương tổng hợp phản ánh về Bộ Tài chính để hướng dẫn thêm.
1700679100286.10.parquet/1659
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100286.10.parquet", "ppl": 252.2, "token_count": 13921, "url": "https://luatvietnam.vn/thue/thong-tu-75-1999-tt-btc-bo-tai-chinh-9456-d1.html" }
Tố cáo hành vi trái pháp luật là quyền của mỗi công dân. Tuy nhiên, việc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền có thể bị truy cứu hình sự về Tội vu khống. Người tố cáo phải có trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo Tại Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó, theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo quy định trên, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo, đi đổi với quyền thì người tố cáo cũng có nghĩa vụ: - Cung cấp thông tin cá nhân; - Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo; - Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; - Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra. Đồng thời, khoản 10 Điều 8 luật này cũng nghiêm cấm cá nhân có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo. Nghiêm cấm cá nhân có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật (Ảnh minh họa) Tố cáo thiếu chứng cứ có phạm tội không? Như đã phân tích, khi tố cáo hành vi vi phạm của người khác, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những gì mình đã tố cáo bằng việc trình bày trung thực về nội dung tố cáo, đồng thời cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm được tố cáo chỉ được pháp luật công nhận và xử lý khi có đầy đủ bằng chứng chứng minh vi phạm. Vì vậy, nếu tố cáo thiếu chứng cứ và nội dung tố cáo được cơ quan chức năng cho là sai sự thật, hành vi tố cáo này có thể bị coi là bịa đặt, vu khống. Theo điểm b khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người có hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống với mức phạt tù lên đến 07 năm. Cụ thể: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Lưu ý: Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự, người có hành vi vu khống chỉ bị khởi tố hình sự khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, nếu không có yêu cầu khởi tố của người bị hại, người vu khống sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tóm lại: Nếu tố cáo thiếu chứng cứ, sai sự thật và không được cơ quan chức năng công nhận, người tố cáo có thể bị tố ngược về tội vu khống. Do đó, trước khi quyết định tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức nào đó, người tố cáo cần phải tìm hiểu kỹ thông tin để tránh rủi ro pháp lý về sau.
1700679100286.10.parquet/53916
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100286.10.parquet", "ppl": 118.6, "token_count": 12988, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/to-cao-thieu-chung-cu-co-pham-toi-khong-230-31377-article.html" }
Một trong những thông tin gây xôn xao dư luận những ngày gần đây là việc một số Bộ đề xuất dùng khái niệm thu giá thay cho thu phí. Sự khác nhau giữa thu phí và thu giá không chỉ dừng lại ở mặt câu chữ. 2 Bộ đề xuất chuyển "thu phí" sang "thu giá" Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải khiến nhiều người ngỡ ngàng khi quyết định thay tên các trạm thu phí đường bộ bằng "trạm thu giá". Theo giải thích của Bộ này, trước thời điểm năm 2017, dịch vụ sử dụng đường bộ được quản lý theo cơ chế phí tại Pháp lệnh Phí và lệ phí năm 2001 và Thông tư 159/2013/TT-BTC. Từ năm 2017, Pháp lệnh này hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Phí và Lệ phí. Theo Luật mới, phí sử dụng đường bộ được chuyển thành giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Do đó, Bộ cho rằng, việc đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá là hợp lý. Khi dư luận vẫn đang tranh cãi dữ dội về khái niệm “trạm thu giá” của Bộ Giao thông Vận tải, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây cũng đưa ra đề xuất thay đổi cách gọi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”. Trình bày tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, giá dịch vụ đào tạo được đề xuất trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác. Tuy nhiên, đa số đại biểu Quốc hội không tán thành với đề xuất thay đổi thuật ngữ này. “Thu phí” và “thu giá” khác nhau thế nào? (Ảnh minh họa) Khác nhau giữa “thu phí” và “thu giá” Trong phạm vi bài viết này, LuatVietnam không bình luận về đề xuất chuyển "thu phí" sang "thu giá" của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Giáo dục và Đào tạo có hợp lý hay không mà chỉ tập trung vào phân tích sự khác nhau giữa khái niệm này. Hiện tại, phí được điều chỉnh theo Luật Phí và lệ phí năm 2015. Theo Điều 3 Luật này, phí được giải thích là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí và mức thu. Mức thu phí thường là một mức tiền cố định, nếu có điều chỉnh cũng do cơ quan Nhà nước thông qua. Trong khi đó, giá được điều chỉnh theo Luật Giá năm 2012 và được tính toán bảo đảm bù đắp chi phí và có lợi nhuận cho nhà đầu tư. Theo khoản 5 Điều 4 Luật Giá, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được quyền ấn định giá. Nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Nhà nước điều tiết giá để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. Như vậy, nếu như phí do cơ quan Nhà nước ấn định và "bất di bất dịch" thì giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự ấn định và được linh hoạt điều chỉnh trong khung giá (giá tối thiểu và giá tối đa) đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt.
1700679100286.10.parquet/61355
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100286.10.parquet", "ppl": 108.3, "token_count": 11976, "url": "https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/thu-phi-va-thu-gia-khac-nhau-the-nao-230-16611-article.html" }
Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Số hiệu: 1326/QĐ-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật Loại văn bản: Quyết định Người ký: Nguyễn Hữu Chí Ngày ban hành: 09/06/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật Áp dụng: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Tình trạng hiệu lực: Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! Lĩnh vực: Chính sách TÓM TẮT VĂN BẢN Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau! tải Quyết định 1326/QĐ-BTC Quyết định 1326/QĐ-BTC DOC (Bản Word) Quyết định 1326/QĐ-BTC PDF (Bản có dấu đỏ) Quyết định 1326/QĐ-BTC ZIP (Bản Word) LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Tình trạng hiệu lực: Đã biết Ghi chú Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem. Tiếp Hiệu lực: Đã biết Tình trạng: Đã biết BỘ TÀI CHÍNH ------------ Số: 1326/QĐ-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------- Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC XUẤT GẠO DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ CỨU ĐÓI THỜI KỲ GIÁP HẠT NĂM 2010 CHO TỈNH NGHỆ AN ------------------------- BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cứu đói thời kỳ giáp hạt năm 2010 cho tỉnh Nghệ An; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp không thu tiền 3.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ Nhà nước cho tỉnh Nghệ An để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân trong thời kỳ giáp hạt năm 2010. Điều 2. Tổng cục Dự trữ Nhà nước phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, khẩn trương tổ chức giao, nhận gạo tại trung tâm huyện lỵ, theo kế hoạch phân bổ của tỉnh; đồng thời tổng hợp dự toán chi phí xuất cứu trợ trình Bộ phê duyệt, thực hiện. Tổng cục Dự trữ Nhà nước ghi giảm vốn dự trữ Nhà nước số lượng gạo nói trên theo giá hạch toán đang theo dõi trên sổ kế toán và báo cáo quyết toán hàng cứu trợ theo đúng quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá và Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
1700679100286.10.parquet/90644
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100286.10.parquet", "ppl": 240.4, "token_count": 12020, "url": "https://luatvietnam.vn/chinh-sach/quyet-dinh-1326-qd-btc-bo-tai-chinh-52993-d1.html" }
Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc: VB Sốvănbản gửi 6689 VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689. Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 07/2013, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS07/2013 Emailnhận gửi đến 6689. TÓM TẮT VĂN BẢN: Ü Thuế-Phí-Lệ phí: TỪ 1/7, BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI ĐƯỢC ÁP 5% THUẾ VAT Nội dung này được hướng dẫn tại Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo Nghị định này, thuế suất thuế GTGT 5% được áp dụng đối với bán, cho thuê mua nhà ở xã hội theo hợp đồng bán, cho thuê mua nhà ở xã hội được ký từ 01/07/2013 và số tiền thanh toán từ 01/07/2013 của hợp đồng ký trước ngày 01/07/2013. Đối với trường hợp cho thuê nhà ở xã hội, mức thuế suất 5% áp dụng căn cứ vào thời điểm thu tiền theo hợp đồng tính từ ngày 01/07/2013 (kể cả trường hợp thu tiền trước cho nhiều kỳ); trường hợp doanh nghiệp chưa nhận được tiền thuê nhà kể từ ngày 01/07/2013 thì áp dụng theo thời điểm xuất hóa đơn. Đồng thời, Chính phủ cũng quy định giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/07/2013 đến hết ngày 30/06/2014 đối với bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Trong đó, giá bán, giá cho thuê mua (đã bao gồm thuế GTGT và chi phí bảo trì công trình theo quy định), giá cho thuê nhà phải được ghi rõ trong hợp đồng. Cũng theo Nghị định này, những doanh nghiệp (bao gồm cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu) có tổng thu nhập năm (tức tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề) không quá 20 tỷ đồng sẽ được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% kể từ ngày 01/07/2013. Mức thuế suất này không áp dụng đối với các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn, bất động sản, dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác khoáng sản và thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định... Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng: CHỈ HỖ TRỢ KHOẢN VAY MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO CÓ LÃI SUẤT KHÔNG QUÁ 10%/NĂM Thực hiện Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ 1.000.000 tấn quy gạo (tỷ lệ quy đổi thóc:gạo là 2:1) trong vụ Hè Thu năm 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 109/2013/TT-BTC ngày 13/08/2013 hướng dẫn việc hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2013. Theo đó, Bộ Tài chính xác định những nguyên tắc hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để tạm mua trữ thóc, gạo như sau: Chỉ hỗ trợ 100% lãi suất cho các khoản vay từ các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định với lãi suất tối đa không vượt quá 10%/năm; chỉ hỗ trợ các khoản vay được trả nợ trước hoặc trong thời hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất (từ 15/06/2013 đến 15/09/2013), không hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay quá hạn; số lượng thóc, gạo được hỗ trợ cho từng thương nhân theo số lượng gạo, thóc thực tế thương nhân mua tạm trữ nhưng không được vượt quá số lượng quy định trong các văn bản phân giao chỉ tiêu; thời gian mua tạm giữ từ 15/06/2013 đến hết ngày 15/08/2013… Cũng theo Thông tư này, hồ sơ để xem xét hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng gồm: Công văn đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ của thương nhân; bản sao có chứng thực Hơp đồng tín dụng; Bảng kê nhập, xuất, tồn kho thóc gạo mua tạm trữ; Bảng kê dư nợ vay ngân hàng và Bảng tính lãi suất tiền vay. Trong phạm vi 04 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian tạm trữ, các thương nhân phải nộp 01 hồ sơ đến Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) để thẩm định và làm thủ tục hỗ trợ lãi suất. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. BỎ QUY ĐỊNH “BHXHVN ĐƯỢC BỔ SUNG THU NHẬP CHO CÁN BỘ TỪ SỐ KINH PHÍ TIẾT KIỆM” Ngày 16/08/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 51/2013/QĐ-TTg sửa đổi một số điểm của Quyết định 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN). Trước đó, theo quy định tại Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg, trong phạm vi dự toán quản lý bộ máy được giao và các nguồn kinh phí khác, BHXHVN được thực hiện các biện pháp tiết kiệm, số kinh phí tiết kiệm được sử dụng để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức với hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa bằng 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định; trích khen thưởng phúc lợi; trích quỹ dự phòng ổn định thu nhập... Tại Quyết định này, Thủ tướng bãi bỏ phần quy định cho phép BHXHVN được bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức từ số kinh phí tiết kiệm nêu trên. Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng bỏ khoản “chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng theo lương thực hiện theo chế độ” khi xác định mức chi phí quản lý bộ máy hàng năm của BHXHVN; bỏ phần quy định liên quan đến việc sử dụng số tiền lãi thu được từ phần lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn của 04 sở giao dịch hoặc chi nhánh trên địa bàn Hà Nội thuộc 04 ngân hàng thương mại Nhà nước tương ứng tại thời điểm cho vay, khi BHXHVN cho ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội vay... Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2013. Ü Xây dựng: CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÙNG VỐN NGÂN SÁCH PHẢI TRÌNH THẨM TRA THIẾT KẾ Đây là quy định của Thông tư 13/2013/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 15/08/2013 về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. Theo đó, các công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP có sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước, công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung, công trình đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao, xây dựng - kinh doanh - chuyển giao… thì chủ đầu tư phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế với các nội dung như: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế; sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình; sự phù hợp của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình… Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, chủ đầu tư có thể tiến hành trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế theo quy định như trên hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân đủ điều kiện thẩm tra thiết kế với các nội dung: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế; sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác… Thông tư này cũng chỉ rõ, thời gian thẩm tra đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I không quá 40 ngày làm việc; đối với công trình thiết kế một bước và nhà ở riêng lẻ không quá 20 ngày làm việc và đối với các công trình còn lại không quá 30 ngày làm việc. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/09/2013. Ü Tài nguyên-Môi trường: THIẾT LẬP ĐỊA ĐIỂM THU HỒI SẢN PHẨM THẢI BỎ Ngày 09/08/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo Quyết định này, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thải bỏ có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ; thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao và tiếp nhận sản phẩm thải bỏ tại điểm thu hồi, vận chuyển đến cơ sở xử lý; đồng thời phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về các điểm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ và công khai thông tin liên quan trên Cổng Thông tin điện tử của doanh nghiệp và của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ sở thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ cũng có các quyền lợi như: Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định; khi thiết lập điểm thu hồi để tiếp nhận sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại được miễn đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại; doanh nghiệp trực tiếp thu hồi và vận chuyển sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại được miễn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nếu có đăng ký ngành nghề kinh doanh thuộc Danh mục sản phẩm thải bỏ, có trang thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại các điểm thu hồi... Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng yêu cầu UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức người tiêu dùng vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ và hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập điểm thu hồi tại các địa điểm phù hợp trên địa bàn... Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2013. TRƯỚC 2015, ƯU TIÊN ĐIỀU TRA KHOÁNG SẢN TẠI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Đây là một trong các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt theo Quyết định 1388/QĐ-TTg ngày 13/08/2013. Theo đó, nhiệm vụ của Quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2015 là hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất của 10 nhóm tờ đã được triển khai trước năm 2010; cơ bản hoàn thành Đề án điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng; dự kiến thi công giai đoạn I Đề án “Điều tra chi tiết địa chất khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường, địa chất tai biến trên các đảo và vùng biển ven đảo của Việt Nam”, ưu tiên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa... Trong giai đoạn 2015 - 2020, Quy hoạch tập trung vào nhiệm vụ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất của 15 nhóm tờ phần đất liền thuộc các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ và một số vùng Tây Nguyên; hoàn thành Đề án “Nghiên cứu, điều tra, đánh giá khoanh định các cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam”; đồng thời, đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản vàng, chì - kẽm, thiếc, đồng… Giai đoạn 2020 - 2030, sẽ tiến hành lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 tại 10 nhóm tờ còn lại thuộc các tỉnh Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ, Bắc Bộ; đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có triển vọng phát hiện mỏ mới, ưu tiên đối với quặng thiếc và vàng. Dự kiến vốn đầu tư cho Quy hoạch là 7.700 tỷ đồng; trong đó giai đoạn đến năm 2015 là 1 tỷ đồng, từ 2015 - 2020 là 2.200 tỷ đồng, từ 2015 - 2020 là 1.600 tỷ đồng và từ 2020 - 2030 là 2.900 tỷ đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ü Y tế-Sức khỏe: QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG THUỐC Ngày 13/08/2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 23/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động gia công thuốc. Thông tư này quy định bên đặt gia công (bên đứng tên nộp đơn đề nghị cấp giấy phép về lưu hành gia công thuốc) phải là cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp của Việt Nam; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc nước ngoài có Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, có thuốc đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp số đăng ký còn hiệu lực hoặc là chủ sở hữu bằng sáng chế hoặc đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu hoặc tài liệu nghiên cứu sản phẩm tại chính cơ sở đặt gia công đối với thuốc chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam đặt sản xuất gia công. Bên nhận gia công có thể bao gồm nhiều nhà sản xuất, mỗi nhà sản xuất tham gia một, một số hoặc nhiều công đoạn sản xuất và phải đáp ứng các điều kiện sau: Đối với thuốc hóa dược, thuốc từ dược liệu (trừ thuốc đông y), vắc xin, huyết thanh chứa kháng thể, sinh phẩm y tế, cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" (GMP) có dạng bào chế phù hợp với thuốc dự định gia công; đối với sinh phẩm chẩn đoán In vitro, cơ sở sản xuất có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 13485:2004 hoặc tiêu chuẩn khác tương đương có dạng bào chế phù hợp với thuốc dự định gia công. Cũng theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuốc đã có số lưu hành tại Việt Nam được sản xuất gia công một, một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình sản xuất ở một hoặc một số nhà sản xuất gia công; thuốc chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam được sản xuất gia công toàn bộ công đoạn của quá trình sản xuất và chỉ được đặt tại một nhà sản xuất gia công. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2013. QUY ĐỊNH GIỚI HẠN 59 HOẠT CHẤT THUỐC THÚ Y TRONG THỰC PHẨM Ngày 14/08/2013, Bộ Y tế đã ban hành Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu các loại thực phẩm tại Thông tư 24/2013/TT-BYT. Theo đó, Thông tư này quy định mức giới hạn tối đa dư lượng của 59 hoạt chất thuốc thú y có trong thực phẩm, cụ thể như: Hoạt chất Amoxicillin (thuốc kháng khuẩn) có mức giới hạn tối đa dư lượng cho phép là 50 µg/kg đối với thịt trâu, thịt bò, thịt lợn; hoạt chất Cyhalothrin (thuốc trừ sâu) có mức giới hạn tối đa cho phép là 20 µg/kg đối với thịt trâu, thịt bò, thịt lợn và 30 µg/l đối với sữa bò; hoạt chất Ractopamine (thuốc kích thích tăng trưởng) có mức giới hạn tối đa cho phép là 10 µg/kg đối với thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, mỡ lợn... Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/10/2013 và bãi bỏ Phần 2 “Giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007. Ü Bảo hiểm: VỐN ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM LÀ 5.000 TỶ Nội dung này được ghi nhận tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/08/2013. Theo Điều lệ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vẫn là tổ chức tài chính Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện chủ sở hữu), có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng... Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nâng lên 5.000 tỷ đồng (thay vì mức 1.000 tỷ đồng như trước đây). Cũng theo Điều lệ, nội dung hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi tập trung vào việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi; thu phí bảo hiểm tiền gửi và chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi; theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý hành vi vi phạm; tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định... Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/06/2000. Ü Thông tin-Truyền thông: ĐẾN 2015, CÓ VĂN PHÒNG CƠ QUAN BÁO CHÍ THƯỜNG TRÚ TẠI 32 QUỐC GIA Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định 1378/QÐ-TTg ngày 12/08/2013 về quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020. Theo đó, với quan điểm tăng cường hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí của các nước trên thế giới, ưu tiên thiết lập các văn phòng thường trú tại những địa bàn trọng điểm về thông tin đối ngoại, mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2015, 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú (thêm 03 quốc gia là A rập Xê út, Thụy Điển, Bra-xin); và đến năm 2020 mở rộng tối đa tới 34 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các cơ quan mở văn phòng thường trú gồm: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và một số cơ quan báo chí khác; trong đó, Thông tấn xã Việt Nam đóng vai trò là đơn vị chủ lực. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ü Chính sách kinh tế-xã hội: ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA PHẢI PHÙ HỢP VỚI QUY CHUẨN TƯƠNG ỨNG Ngày 13/8/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 108/2013/TT-BTC quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia. Theo Thông tư này, việc xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Định mức của hàng dự trữ quốc gia nào thì phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về loại hàng hóa đó và phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống tổ chức dự trữ Nhà nước; xây dựng, ban hành định mức phải đáp ứng yêu cầu chung về kết cấu của các loại định mức tiên tiến; đảm bảo tính ổn định, được thực hiện trong thời gian dài; đảm bảo sự tập trung thống nhất trong quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia. Đồng thời, việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia phải bảo đảm các nội dung như: Xây dựng danh mục các nội dung của một định mức; xây dựng định mức hao hụt; xác định các yếu tố chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách của danh mục định mức; đơn giá và trị giá bằng tiền của danh mục định mức; thời gian có hiệu lực của định mức. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết các bước trong quy trình xây dựng định mức như sau: Chỉ định cơ quan chuyên môn xây dựng dự thảo định mức; lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan; tổ chức thẩm tra, hoàn chỉnh dự thảo và gửi Bộ Tài chính thẩm định và ban hành định mức... Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2013 và thay thế Quyết định số 21/2006/QĐ-BTC ngày 03/04/2006. Ü Hành chính: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN Ngày 12/08/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2013/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Theo Nghị định này, công dân, cán bộ, chiến sỹ Công an có quyền tố cáo với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân về hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự theo quy định. Trong đó, thẩm quyền giải quyết tố cáo những hành vi VPPL của cán bộ, chiến sỹ Công an trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được quy định cụ thể như sau: Trưởng Công an phường, thị trấn, Trưởng đồn, trạm Công an (gọi chung là cấp phường) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ Phó Trưởng Công an cấp phường; Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với Trưởng, Phó Trưởng Công an cấp phường và cán bộ, chiến sỹ giữ chức vụ từ Đội trưởng trở xuống; Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị cấp tương đương thuộc Công an cấp tỉnh và Trưởng, Phó Trưởng Công an cấp huyện… Thủ trưởng Công an các cấp có trách nhiệm tiếp nhận hoặc phân công cán bộ tiếp nhận tố cáo của công dân, cán bộ, chiến sỹ Công an; bố trí trụ sở hoặc địa điểm, cán bộ tiếp dân để tiếp nhận tố cáo, kiến nghị phản ánh liên quan đến tố cáo. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi VPPL bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công bố công khai kết luận tại cuộc họp cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, chiến sỹ đó công tác; niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
1700679100286.10.parquet/162994
{ "file_path": "/data/cuong/commoncrawl/CC-MAIN-2023-50/1700679100286.10.parquet", "ppl": 122.1, "token_count": 28340, "url": "https://luatvietnam.vn/diem-tin-van-ban-moi/so-312013-642-ngay-20-08-2013-220-6394-article.html" }